Cập nhật lãi suất ngân hàng mới nhất: Lãi tiền gửi kỳ hạn 2 tuần cao nhất 0,8%, siết cho vay tiêu dùng, bất động sản
Lãi suất ngân hàng trong nước mới nhất: Cập nhật bảng lãi suất huy động của các ngân hàng ở Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, BIDV, Agribank, … nhanh và chính xác nhất trên Thời Đại.
Cập nhật lãi suất ngân hàng mới nhất:
Theo thông tin cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,3%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn; từ 0,29-0,8% năm đối với kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-7,0 %/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-7,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng. Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,1 – 8,4%/năm.
Riêng về hạn mức huy động kỳ hạn 2 tuần, lãi suất cao nhất đang thuộc về 3 hệ thống ngân hàng ACB, Eximbank và LienVietPostbank với mức 0,8% năm; lãi suất thấp nhất ở kỳ hạn này là Vietcombank với mức 0,2%. DongAbank và Vietinbank nhích tăng không đáng kể với hai mức tương ứng là 0,29 và 3,0% năm.
Hiện lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Xem thêm tỷ giá cập nhật ngày 26/8:
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Vietcombank 23.060 23.270 26.550 27.904 29.537 30.0771 211,03 221,12 BIDV 23.085 23.265 26.826 27.903 29.933 30.573 213,08 221,70 VietinBank 23.075 23.265 26.938 27.903 29.933 30.573 215,99 224,49 Agribank 23.085 23.255 26.898 27.489 29.880 30.525 214,93 220,06 Eximbank 23.080 23.250 26.980 27,448 30.008 30.528 216,33 220,08 ACB 23.080 23.250 26.992 27.464 30.141 30.546 216,32 220,32 Sacombank 23.075 23..285 27.056 27.615 30.124 30.634 216,13 222,45 Techcombank 23.068 23.268 26.726 27.429 29.668 30.796 214,67 223,83 LienVietPostBank 23.100 23.260 27,201 27.702 30.161 30.621 219,28 223,32 DongA Bank 23.110 23.240 26.960 27.440 29.970 30.500 212,40 219,20
Video đang HOT
Siết chặt cho vay kinh doanh bất động sản, tiêu dùng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố kết quả cuộc khảo sát điều tra xu hướng tín dụng các tổ chức tín dụng (TCTD) của Vụ Dự báo Thống kê.
Theo kết quả khảo sát của NHNN, các TCTD cho biết đã cắt giảm lãi suất biên và các phí phi lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2020 để hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng. Các điều kiện và điều khoản vay vốn được dự kiến “nới lỏng” hơn với các khoản vay cho sản xuất, kinh doanh và vay qua thẻ tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2020.
Tuy nhiên, các TCTD “thắt chặt” hơn các yêu cầu về tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng do rủi ro tín dụng, đặc biệt “thắt chặt” hơn điều kiện và điều khoản vay vốn đối với các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và vay tiêu dùng.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, các TCTD đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở mức độ cao hơn so với 6 tháng cuối năm 2019, với 88,7% TCTD cho biết đã đáp ứng từ “75%-100%” nhu cầu vay vốn, cao hơn tỷ lệ 84,3% của 6 tháng cuối năm 2019. Chỉ có 11,3% TCTD cho biết đáp ứng dưới 75% nhu cầu tín dụng của khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2020, nguyên nhân chính là do sự thay đổi “khẩu vị rủi ro của đơn vị” và “diễn biến kinh tế”.
Các ngành nghề được cho là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2020 là lĩnh vực “bán buôn, bán lẻ”; “xuất, nhập khẩu”, “xây dựng” và “dệt may”. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020, 49% TCTD kỳ vọng “xuất nhập khẩu” sẽ là động lực trưởng tín dụng của hệ thống, tiếp đến là “bán buôn, bán lẻ” (47%); “dệt may” (41%) và “xây dựng” (40%).
Lãi suất giảm thêm 2% liệu có khả thi?
Trước khó khăn của doanh nghiệp (DN) do dịch bệnh hoành hành, nhiều ý kiến gửi đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiến nghị giảm lãi suất cho vay thêm ít nhất 2%. Nếu mức lãi suất mới được thực hiện, sẽ mở ra cơ hội vay vốn giá rẻ cho nền kinh tế.
Cùng với thủ tục cho vay với các điều kiện khó khăn ràng buộc nhất là về tài sản thế chấp, lãi suất cho vay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các DN khi tiếp cận vốn ngân hàng. Số liệu từ NHNN cho biết, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND của tổ chức tín dụng (TCTD) có xu hướng giảm.
Hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1 - 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7 - 4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4 - 6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0 - 7,3%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND cũng có xu hướng giảm. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 5,0%/năm.
Tuy nhiên, đối với DN, lãi suất cho vay vẫn còn cao so với khả năng sinh lời, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Tại Hội nghị đối thoại Thủ tướng Chính phủ với DN, đại diện cho cộng đồng DN, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị, DN mong chờ mặt bằng cho vay ở mức 4-5% với tiền đồng và 2-3% với vay USD, nghĩa là mức lãi suất hiện vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN.
Thực tế, nếu so với mức lãi suất trong năm 2019, lãi suất hiện nay chủ yếu giảm ở các lĩnh vực ưu tiên, song mức lãi suất cho vay ở các lĩnh vực khác vẫn còn khá cao. Trước thực tế này, mới đây, nhiều cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị NHNN có biện pháp chỉ đạo, khuyến khích các ngân hàng thương mại phát huy quan hệ đồng hành, cộng sinh, chia sẻ khó khăn cho DN bằng việc giảm lãi suất thêm từ 2%/năm trở lên đối với khoản vay mới và vay hiện hữu.
Ngoài ra, liên quan đến Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, các cử tri cũng kiến nghị NHNN xem xét, bổ sung quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng khách hàng (ngành nghề, lĩnh vực, tiêu chí xác định,...) bị ảnh hưởng để TCTD thống nhất thực hiện và tránh việc thắc mắc từ phía DN như hiện nay.
Trả lời cử tri, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết để hỗ trợ DN, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, NHNN đã 2 lần giảm lãi suất điều hành (tháng 3 và 5-2020) với quy mô tương đối lớn và liên tục. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của TCTD cũng có xu hướng giảm so với đầu năm, riêng lãi vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm so với cuối năm ngoái.
Công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 3-2020 cho thấy lãi suất cho vay của Việt Nam ở mức 7,7%/năm, tương đương Philippines (7,13%/năm), thấp hơn một số nước có trình độ phát triển tương đồng trong khu vực như Indonesia, Mông Cổ, Bangladesh, Ấn độ, Myanmar....
Nhiều ý kiến đề xuất tiếp tục giảm thêm lãi suất vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Theo NHNN, việc giảm lãi suất cho vay mới và các khoản dư nợ hiện hữu là do TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, thậm chí giảm lương, thưởng, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt... Các ngân hàng thương mại vẫn đang phải trả lãi đối với các khoản được huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư (dùng làm nguồn cho vay).
Còn về việc bổ sung quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng khách hàng (ngành nghề, lĩnh vực, tiêu chí xác định,...) bị ảnh hưởng dịch COVID-19 để các TCTD thống nhất thực hiện, NHNN cho rằng Thông tư 01 quy định đối tượng áp dụng là toàn bộ khách hàng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, không phân biệt.
"Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo Thông tư 01 không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực, loại hình DN đều được các TCTD xem xét áp dụng các biện pháp hỗ trợ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Thông tư 01" - Thống đốc NHNN khẳng định.
Theo thống kê mới nhất, đến nay ngành ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả cho hơn 272.000 khách hàng với dư nợ hơn 210.000 tỉ đồng; đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỉ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23-1-2020 đến nay hơn 1,17 triệu tỉ đồng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5 điểm % so với trước dịch.
NHNN cũng đang hoàn thiện để sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình diễn biến dịch, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, hỗ trợ đúng đối tượng, không để lợi dụng chính sách trục lợi, gây rủi ro cho hệ thống theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhận định về lãi suất trong những tháng cuối năm trên cơ sở phân tích thị trường, tại báo cáo thị trường tiền tệ của Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, NHNN tiếp tục không thực hiện giao dịch trên thị trường mở nhưng liên tục mua vào ngoại tệ trong 2 tuần trở lại đây, đồng nghĩa với một lượng lớn tiền đồng được bơm vào hệ thống ngân hàng.
Thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn rất dồi dào; lãi suất trên liên ngân hàng đi ngang ở mức 0,26%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,35%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Cũng theo SSI Research, từ đầu năm đến hết ngày 28-7-2020, tín dụng chỉ tăng trưởng 3,45% (trong khi cùng kỳ 2019 là 7,31%).
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng trì trệ, các DN đang tiếp tục lao đao vì làn sóng dịch thứ 2, NHNN đã ban hành văn bản yêu cầu các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất với cả các khoản vay hiện hữu và vay mới.
"Lãi suất tiền gửi sau các đợt giảm mạnh và đồng loạt trong tháng 6, tháng 7, nhưng hiện đã chững lại ở mức 3,15 - 4,25%/năm với kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng; ở mức 4,4 - 6,5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng; 5,0 - 7,3%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng. Từ nay đến cuối năm lãi suất có thể giảm tiếp khoảng 50 - 70 điểm cơ bản ở kỳ hạn dưới 12 tháng và 20 - 30 điểm cơ bản ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên", SSI Research nhận định.
Lãi suất ngân hàng mới nhất hôm nay 23/8: Cao nhất 8,4% với kỳ hạn 24 tháng Lãi suất ngân hàng trong nước ngày 23/8: Cập nhật bảng lãi suất của các ngân hàng ở Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, BIDV, Agribank, ... nhanh và chính xác nhất trên Thời Đại. Cập nhật bảng lãi suất huy động các ngân hàng trong nước sáng 23/8 Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất huy động vẫn đang...