Cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử cho công dân từ 14 tuổi trở lên
Đây là loại hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.
Từ ngày 1/7/2020, Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam có hiệu lực. Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp loại hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
Theo Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an (A08), công dân khi sử dụng hộ chiếu điện tử sẽ có nhiều lợi ích so với hộ chiếu truyền thống. Các nước tiên tiến trên thế giới đều khuyến khích công dân sử dụng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi. Đồng thời, tạo điều kiện cho công dân các nước trong việc cấp visa, các thủ tục về xuất nhập cảnh.
Video đang HOT
Hộ chiếu điện tử sẽ có nhiều lợi ích hơn so với hộ chiếu truyền thống như hiện nay.
Công dân khi sử dụng hộ chiếu truyền thống đi qua cửa khẩu sân bay thì cán bộ xuất nhập cảnh phải dùng thiết bị đọc hộ chiếu sau đó đóng dấu thủ công. Tuy nhiên, nếu sử dụng hộ chiếu điện tử cán bộ xuất nhập cảnh chỉ việc quét hộ chiếu vào thiết bị thì sẽ thể hiện rõ các thông tin về công dân, đủ hay không đủ điều kiện xuất nhập cảnh, quá trình xuất nhập cảnh,… đều được thể hiện trên hệ thống.
Đáng chú ý, trong khi hộ chiếu truyền thống có nguy cơ bị làm giả hoặc bị các rủi ro như mờ nhòe thông tin gây rắc rối cho người sử dụng thì hộ chiếu điện tử có tính bảo mật cao, không thể làm giả và thông tin luôn được thể hiện rõ ràng, đầy đủ, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nhà nước theo quy chuẩn.
Trẻ trẻ em dưới 14 tuổi không được cấp loại hộ chiếu này nhưng có thể được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn với thời hạn là 5 năm – ít hơn 5 năm so với thời hạn hộ chiếu của công dân từ 14 tuổi trở lên.
Việc đưa vào sử dụng hộ chiếu có gắn chíp điện tử làm tăng tính xác thực cho hộ chiếu, chống nguy cơ làm giả, tạo thuận lợi cho công dân khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu (được nhanh chóng, chính xác do áp dụng kiểm soát hộ chiếu điện tử bằng cổng kiểm soát tự động – autogate).
Cục xuất nhập cảnh Bộ Công an khuyến cáo người dân nên đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử, vì hiện nay nhiều nước trên thế giới đã ưu tiên xem xét cấp thị thực thuận tiện cho những người sử dụng hộ chiếu điện tử. Ví dụ: Đối với nước Mỹ, hộ chiếu điện tử là một điều kiện quan trọng trong hàng loạt tiêu chuẩn khi xin thị thực.
Nga bắt đầu cấp hộ chiếu sinh trắc cho công dân
Nga bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu sinh trắc học cho công dân với việc sử dụng cái gọi là cryptobiocabin được thiết kế với nhiều thiết bị hiện đại như hệ thống camera kỹ thuật số, máy quét vân tay, đầu đọc mã vạch và đầu đọc chip hộ chiếu thế hệ mới...
Theo Riafan.ru, công dân Nga lần đầu tiên được cấp hộ chiếu thế hệ mới sử dụng cái gọi là cryptobiocabin được thiết kế để thu thập dữ liệu sinh trắc học. Các cabin đầu tiên như vậy đã được lắp đặt vào cuối năm ngoái tại các trung tâm đa chức năng Moi Dokumenty. Hãng TASS trích lời người phát ngôn của tập đoàn nhà nước Rostekh, cho biết "trong quá trình vận hành thử nghiệm, hoạt động chính xác của các tổ hợp đã được xác nhận, người dùng đã cung cấp thành công dữ liệu sinh trắc học và nhận được hộ chiếu thế hệ mới".
Công dân có thể tự mình nạp dữ liệu sinh trắc học để làm hộ chiếu mới - Ảnh: Rostekh
Cryptobiocabin gồm một tổ hợp công nghệ phần mềm, do công ty Avtomatika thuộc Rostekh phát triển. Các cabin được trang bị hệ thống camera kỹ thuật số, máy quét vân tay và tài liệu, đầu đọc mã vạch và thiết bị kết hợp máy quét hộ chiếu với đầu đọc chip hộ chiếu thế hệ mới...
Công dân có thể tự mình nạp dữ liệu sinh trắc học để làm hộ chiếu, chỉ cần gửi đơn trước qua cổng dịch vụ công hoặc tại trung tâm dịch vụ hành chính công đa chức năng. Sau đó, người nộp đơn sẽ nhận được một mã vạch riêng, phải được quét trong một cryptobiocabin. Sau đó, dữ liệu xác minh gồm vân tay, ảnh... sẽ được gửi đến nhà máy Goznak để in hộ chiếu. Theo số liệu chính thức, ở Nga có khoảng 3 triệu hộ chiếu được cấp hàng năm, 3/4 trong số đó là hộ chiếu sinh trắc học. Quá trình cấp phát hộ chiếu gần như hoàn toàn tự động ngoại trừ việc gửi dữ liệu sinh trắc học, và các cabin mới cho phép tự động hóa quy trình này. Trong tương lai, dữ liệu sinh trắc cũng có thể được sử dụng để cấp hộ chiếu điện tử và các tài liệu khác.
Theo motthegioi
Chi 1,14 triệu USD cho hacker để chuộc dữ liệu bị mã hóa Đại học California (UCSF) buộc phải trả khoản tiền 1,14 triệu USD cho hacker nhằm chuộc dữ liệu sau vụ tấn công mã độc tống tiền. Đại diện đại học hàng đầu chuyên về sức khỏe của Mỹ thừa nhận, nhóm hacker đã mã hóa nhiều tài liệu y khoa lưu trữ trên máy chủ. Các nhà nghiên cứu tại UCSF là những...