Cặp đồng tính Hồi giáo đầu tiên dám công khai
Dám kết hôn rồi ngay lập tức xin tị nạn chính trị tại Anh, một cặp đồng tính nữ người Pakistan được coi là đã đi vào lịch sử hôn nhân đồng giới.
Rehana Kausar, 34 tuổi, và Sobia Kamar, 29 tuổi, cho biết mạng sống của họ sẽ gặp nguy nếu họ trở về nước mình.
Được chứng kiến bởi luật sư và 2 người bạn, cặp đôi mặc trang phục trắng truyền thống dành cho cô dâu trong hôn lễ được cử hành ở TP. Leeds, khu vực Tây Yorkshire (Anh).
Đến từ vùng Lahore và Mirpur của Pakistan, Kausar và Kamar cho biết họ nhận được nhiều lời dọa giết từ Pakistan, nơi quan hệ đồng tính bị coi là phạm pháp và vi phạm luật của đạo Hồi.
Cặp đồng tính nữ Hồi giáo đầu tiên đi vào lịch sử hôn nhân đồng giới
Từ khi tin tức về lễ cưới của họ lan đi từ đầu tháng 5, cặp đồng tính cho biết họ cũng bị đe dọa ngay cả trên đất Anh.
Trước khi cử hành hôn lễ, cơ quan đăng ký khuyên cả hai nên suy nghĩ kỹ về quyết định kết hôn vì quan điểm của đạo Hồi rất hà khắc đối với vấn đề đồng tính.
“Đất nước này trao quyền cho chúng tôi và đây là quyết định hoàn toàn mang tính cá nhân. Cuộc sống riêng của chúng tôi không liên quan gì đến người khác”, Kausar nói.
“Vấn đề ở Pakistan là mọi người đều tin rằng họ chịu trách nhiệm về cuộc sống của người khác và có thể quyết định sáng suốt nhất đạo đức của người khác. Nhưng điều đó không hề đúng và chúng tôi đang ở đây bởi những giáo sĩ đã đánh cắp xã hội một xã hội từng rất khoan dung và tôn trọng tự do cá nhân của chúng tôi trước đây”.
Video đang HOT
Kamar mô tả bạn đời của mình là “tâm giao” và cả hai rất hiểu và yêu nhau.
Kausar và Kamar gặp nhau khi đang học ngành kinh doanh và quản lý y tế ở Anh
Luật pháp Pakistan không công nhận hôn nhân đồng giới và không có luật nào ngăn chặn tình trạng phân biệt đối xử.
Kamar và Kausar gặp nhau ở Birmingham hồi còn là sinh viên.
Sau đó họ chuyển đến sống chung với nhau ở Nam Yorkshire, rồi kết hôn sau1 năm.
Một họ hàng của hai người cho biết Kamar và Kausau không kết hôn theo nghi thức đạo Hồi, còn gọi là nikah, vì họ không thể tìm được Imam (thầy tế) nào chủ trì nghi lễ gây tranh cãi này.
Luật Sharia hà khắc của Hồi giáo coi đồng tính là tội đáng bị trừng phạt. Không có hình phạt cụ thể nào được ghi trong luật này, nhưng một số cặp đôi đồng tính đã bị tử hình.
Theo 24h
Nước có 40% dân ủng hộ đánh bom tự sát
Cứ 10 người Hồi giáo sống ở Afghanistan và Palestine - nơi hầu hết dân số theo đạo Hồi - thì có 4 người ủng hộ chiến thuật đánh bom tự sát, một cuộc khảo sát quốc tế vừa cho biết.
Tỷ lệ người theo đạo Hồi ủng hộ biện pháp này tại các khu vực bị chiến tranh tàn phá như Ai Cập và Bangladesh cũng lên tới 29% và 26%.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát toàn cầu do Trung tâm nghiên cứu Pew, trụ sở tại Washington (Mỹ) thực hiện cho biết hơn 3/4 người dân ở đa số các quốc gia phản đối đánh bom tự sát và các hình thức bạo lực khác.
Ở hầu hết các nước được khảo sát, người Hồi giáo lo lắng về hoạt động quân sự cực đoan của các tổ chức hồi giáo hơn tất cả các dạng bạo lực tôn giáo khác.
40% người Hồi giáo ủng hộ đánh bom tự sát
Cuộc khảo sát được thực hiện trên 39 nước có phần đông dân số theo đạo Hồi cũng tìm ra rằng phần đông cộng đồng này muốn áp dụng luật Hồi giáo Shariah hà khắc song song cùng bộ luật chính thức của đất nước.
3/4 người trả lời nói rằng nạo phá thai là sai trái về mặt đạo đức, và 80% phản đối quan hệ đồng tính luyến ái và tình dục ngoài hôn nhân. 3/4 người Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi, Nam Á và Đông Nam Á muốn đưa các vấn đề gia đình như ly hôn, tranh chấp tài sản ra tòa án Sharia.
Các biện pháp trừng phạt như chặt tay kẻ trộm hay án tử cho kẻ bỏ đạo đang có hai luồng ý kiến trái chiều, dù rằng hơn 3/4 người Hồi giáo ở Nam Á cho là công bằng.
Những biện pháp trừng phạt hà khắc đó khiến Sharia gây tranh cãi ở nhiều nước phi Hồi giáo, nơi nhiều người Hồi giáo muốn áp dụng bộ luật này đối với các xã hội phương Tây.
Một vụ đánh bom tự sát ở Kabul, Afghanistan
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy các xã hội Hồi giáo không đồng nhất như nhiều người vẫn nghĩ.
"Người Hồi giáo có suy nghĩ khác nhau về Sharia. Hầu hết họ không ủng hộ việc áp dụng luật này đối với người ngoài Hồi giáo", nghiên cứu kết luận.
Khác với luật được hệ thống hóa của phương Tây, Sharia đưa ra các chỉ dẫn đạo đức và pháp lý một cách lỏng lẻo, dựa trên kinh Koran, tức những lời giáo huấn của nhà tiên tri Mohammad và truyền thống Hồi giáo.
Sharia quy định mọi vấn đề, từ cầu nguyện đến vệ sinh cá nhân.
Đa số người Hồi giáo cho rằng phụ nữ phải phục tùng chồng
Nhà khoa khọc chính trị Amaney Jamal ở ĐH Princeton và là cố vấn đặc biệt của dự án khảo sát nói rằng người Hồi giáo ở các xã hội nghèo khổ và khắt khe thường coi Sharia gắn liền với các giá trị của Hồi giáo như công bằng và công lý xã hội.
Hơn 4/5 trong số 38.000 người Hồi giáo được phỏng vấn ở 39 quốc gia nói rằng người ngoài Hồi giáo ở đất nước họ có thể tự do thực hành tín ngưỡng khác, và điều đó là tốt.
Quan điểm này phổ biến nhất ở Nam Á, với 97% người Bangladesh và 96% người Pakistan đồng ý, trong khi tỷ lệ thấp nhất là 77% ở Ai Cập.
Theo 24h