Cặp đôi nên duyên từ thời trung học, trao nhau nhẫn cưới của ông bà bên bờ hồ lãng mạn
Năm 2006, Ilana Brooks khi đó là một nữ sinh trung học sống tại tiểu bang Michigan, hoa Kỳ, cô bạn thân của Ilana đã bật mí rằng anh chàng Grant Heitkamp ở lớp kế bên cảm thấy Ilana rất dễ thương.
‘Tôi và cô bạn thân đã cố tình đi ngang qua các lớp học và gây tiếng động bên ngoài cửa sổ của lớp Grant. Khi anh chàng liếc nhìn bên ngoài thì đúng lúc tôi bắt gặp ánh mắt của anh ấy’, Ilana chia sẻ.
Cặp đôi bén duyên nhờ cô bạn thân
Sau khi Ilana chủ động tán tỉnh Grant trong thời gian dài, sự kiên trì của cô đã được đền đáp khi Grant ngỏ lời mời đến một buổi tiệc vũ hội và cả hai chính thức trở thành người yêu kể từ hôm đó.
Sau gần 1 thập kỷ bên nhau, khi Ilana trở về căn hộ của hai người ở Chicago, cô tìm thấy hoa và tờ giấy nhắn trước cửa bảo cô hãy đi lên sân thượng. Grant biết bạn gái gặp khó khăn về phương hướng nên anh chàng đã đưa ra chỉ dẫn chi tiết. Trên sân thượng, Ilana nhìn thấy bạn trai và cún cưng đang đợi cô cùng một chiếc nhẫn cầu hôn.
Ngay sau đó, cặp đôi nhanh chóng ấn định tổ chức hôn lễ vào ngày 3/9/2016 tại quê nhà Michigan, nơi cả hai cùng lớn lên.
Họ chọn địa điểm ngoài trời với số lượng 200 khách mời bên bờ hồ Michigan thơ mộng. Cô dâu đội chiếc khăn voan kèm theo vòng hoa trên đầu, tay cầm theo bó hoa to gồm hoa thược dược, hoa hồng vườn và hoa cát tường.
Thay vì cầm một bó hoa, dàn phù dâu cầm theo một bông thược dược khổng lồ, điều này tạo cảm giác khác lạ khiến Ilana rất thích thú.
Video đang HOT
Để hợp với bối cảnh bên bờ hồ, chú rể Grant khoác lên mình bộ vest màu xanh nước biển lịch lãm.
‘Grant đã đeo đồng hồ của ông tôi, chúng tôi trao nhau nhẫn cưới của ông bà trong buổi lễ như cách tượng trưng một cuộc hôn nhân đẹp đẽ đang chào đón cả hai’, Ilana nói.
Cặp đôi trao nhau nhẫn cưới của ông bà trong buổi lễ.
Sau đám cưới lãng mạn bên bờ hồ Michigan, cặp đôi đã đến Thái Lan và Indonesia hưởng tuần trăng mật. Ilana nhắn nhủ đến những cặp đôi sắp bước vào cuộc sống hôn nhân rằng: ‘Hôn lễ là câu chuyện của riêng hai bạn, hãy chắc chắn mọi quyết định đều khiến cả hai hạnh phúc’.
Miệt thị bạn 'xấu là một tội': Phức cảm kẻ bắt nạt
Nhóm học sinh chát trong nhóm: "Xấu là một cái tội", "nhảy lầu đi", "bọn xấu phải biết vị trí của chúng nó ở xã hội"...
Ảnh minh họa
Mới đây nhiều người chia sẻ bài đăng của một nick Facebook có tên N.H.A. Cô bạn này hiện là nữ sinh trung học ở Hà Nội. Theo chia sẻ của N.H.A, em đã bị một nhóm học sinh đến từ nhiều ngôi trường THPT nổi tiếng cho vào một nhóm chat để nhục mạ, chế giễu ngoại hình, dù đôi bên không hề quen biết nhau.
Bình luận về việc này, ngày 25/6, trao đổi với báo Đất Việt, PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa tâm lý, Trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, vấn đề miệt thị hình dáng, cơ thể trên một nhóm chát là một dạng của hành vi bắt nạt trực tuyến.
Bắt nạt trực tuyến là việc các cá nhân sử dụng các thiết bị công nghệ kết nối internet như thư điện tử, điện thoại, tin nhắn, các diễn đàn, trang mạng xã hội một cách chủ đích làm tổn hại đến danh dự một ai đó.
"Mặc dù chúng ta đã đề cập nhiều đến vấn đề bạo lực học đường nói chung nhưng nhiều học sinh mới chỉ nhận diện và có kỹ năng ứng phó với bạo lực thể chất chứ chưa ý thức nhiều đến bạo lực tinh thần và bắt nạt trực tuyến.
Nhiều học sinh ấm ức hoặc cảm thấy khó chịu trong cuộc sống thực thường chuyển đi sự giận giữ của mình lên mạng xã hội một cách vô ý thức như một hình thức xả stress. Các em tin rằng miệt thị trên mạng không dễ bị tóm, ít gây hại hơn, có thể chữa cháy được vì thực tế chưa gây ra hậu quả gì.
Những hành vi miệt thị trên mạng xã hội thường hay bị kích động bởi đám đông. Khi đám đông càng lớn, các thành viên đưa ra lời miệt thị cảm thấy trách nhiệm của mình với những phát ngôn xúc phạm chẳng đáng gì vì nhiều người cũng như thế.
Họ thậm chí càng tin hơn vì đây là ý kiến của cả một nhóm, số đông. Vì vậy, cứ thêm mỗi một like hay một comment ủng hộ thì người viết status xúc phạm lại cảm thấy trách nhiệm cá nhân của mình với những phát ngôn lại được chia sẻ bớt cho những đối tượng vừa like hay comment kia", PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Theo vị PGS này, tâm lý a dua, nhu cầu muốn được thuộc về một nhóm nào đó, nỗi sợ hãi cô đơn, cảm thấy mình lạc hậu và không cập nhật với tình hình xung quanh, sự buồn chán trong môi trường sống chính là những động cơ dẫn đến việc cá nhân lên mạng và tìm người để miệt thị.
Có nhiều học sinh chẳng quen biết gì nạn nhân, tham gia đơn giản chỉ để nói cho sướng mồm với mục tiêu trên hết là trải lòng, giải tỏa chính những tức giận, ấm ức của bản thân...
Những đối tượng để bắt nạt hoặc miệt thị không chỉ là những bạn không được xinh đẹp mà có thể là bất kỳ ai có những đặc điểm ngoại hình khác biệt.
"Bị miệt thị trên mạng dù không mang tới những tổn thương thể chất nhưng cứ mỗi lần like, comment thì nạn nhân lại phải chịu những "sang chấn tâm lý" do nội dung xúc phạm mình một lần nữa hiện lên trên new feed và nhiều lúc những chấn thương này còn nặng hơn tổn thương thể chất rất nhiều khiến cá nhân lâm vào trạng thái trầm cảm, có hành vi tự gây hại hoặc tự sát.
Từ sự việc này, cũng dấy lên một hồi chuông cảnh báo về nguy cơ mất an toàn trên mạng đối với các bạn trẻ. Những hoạt động thông thường trên mạng đều mang lại những hậu quả tiềm ẩn", ông Nam chia sẻ thêm.
Nói về cách ứng phó đối với những trường hợp miệt thị hình thức, cơ thể của bạn và bắt nạt trực tuyến, vị PGS này cho rằng, các bạn không nên phản hồi khi nhận được thông tin công kích, chế giễu, bêu xấu mình trên mạng. Bởi thủ phạm sẽ luôn xem phản ứng của nạn nhân để chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần dạy con các kỹ năng chặn, báo cáo trên mạng (hướng dẫn chặn ở facebook, gmail, twitter...).
Cha mẹ cũng nên hướng dẫn con chụp ảnh màn hình để giữ lại mọi bằng chứng và giúp con có kỹ năng để báo cho người lớn việc con bị bắt nạt.
Trước đó, theo chia sẻ của N.H.A, nhóm chát của những học sinh đó nói: "Xấu là một cái tội", "nhảy lầu đi", "bọn xấu phải biết vị trí của chúng nó ở xã hội",... Ngoài ra còn có những tin nhắn với nội dung quấy rối tình dục.
Bài đăng tố giác của nữ sinh N.H.A sau đó đã nhận được sự quan tâm lớn. Không chỉ những người trẻ mà cả các bậc phụ huynh sau khi đọc được những dòng tin nhắn này cũng không khỏi thảng thốt.
Được biết, sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích, nhiều học sinh trong nhóm chat nói trên đã đăng tải status xin lỗi nữ sinh N.H.A.
Cách đây không lâu nhiều người cũng bàng hoàng khi những tin nhắn trong group chat của một nhóm nam sinh THPT bị tung lên mạng. Được biết, các nam sinh này học tại 1 trường THPT chuyên nổi tiếng trên địa bàn TP Hà Nội.
Dù đang còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng những cậu học trò này lại có cách nói chuyện cực kỳ tục tĩu, thường xuyên bàn luận về vấn đề quan hệ tình dục, "body shaming" và có lời lẽ quấy rối tình dục các nữ sinh trong lớp .
Nhiều người cảm thấy "sởn gai ốc" khi đọc được những dòng tin nhắn như: "Con bé đấy hôm nay trông khêu gợi quá", "Ngực to thế",...
Hầu hết các nam sinh trong nhóm này đều có thái độ hả hê, cười cợt và coi việc bình luận về cơ thể nữ sinh như một trò tiêu khiển. Điều này khiến các phụ huynh có con gái đều cảm thấy lo lắng.
Mạnh miệng tuyên bố "không sợ gạch đá dư luận", nam sinh miệt thị ngoại hình nữ sinh trong group chat đã khóa Facebook Sau khi đăng tải dòng trạng thái "Được cái mình không ngại dư luận, gạch đá vẫn ok thôi", nam sinh có tên P.A - một thành viên năng nổ trong nhóm chat miệt thị ngoại hình nữ sinh N.H.A đã phải khóa trang Facebook cá nhân vì bị cư dân mạng "tấn công" ồ ạt. Mới đây, một Facebook có tên N.H.A....