Cấp cứu thành công bé trai 11 tuổi mắc viêm màng não mủ
Mới đây, Bệnh viện Lạc Việt đã cấp cứu thành công một ca viêm màng não mủ, tình trạng nguy hiểm cho bé trai 11 tuổi…
Ảnh minh họa
Cháu P.Q.H (11 tuổi, Yên Lạc – Vĩnh Phúc), nhập viện trong tình trạng viêm long đường hô hấp cấp, sốt cao, đau đầu nhiều, sợ ánh sáng, tri giác giảm sút, nôn dịch thức ăn. Ngay lập tức cháu được các bác sĩ khoa Nhi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cháu bị viêm màng não mủ, tình trạng nguy hiểm.
Nhờ được chẩn đoán bệnh chính xác ngay khi vào viện, và sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ, sau hơn 1 tuần điều trị tích cực, cháu H. tỉnh, nhận biết được mọi người, vận động tay chân linh hoạt, và các thông số liên quan bệnh đều cải thiện.
Mẹ cháu tâm sự trong vài ngày vừa qua chị đã vô cùng lo lắng, nhiều lúc tưởng chừng đã gục ngã, nhưng vì con chị bắt buộc mình phải mạnh mẽ. Nhờ tin tưởng trình độ chuyên môn của các bác sĩ Bệnh viện Lạc Việt mà chị đã kiên quyết để cháu điều trị tại đây. Hiện sức khỏe của cháu ổn định, chị mới thấy như mình được sống lại.
Viêm màng não là một căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng của màng bảo vệ bao gồm não và tủy sống. Đây là căn bệnh thần kinh cực kỳ nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh viêm màng não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dễ để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng .
Video đang HOT
Kể cả khi phát hiện bệnh sớm và can thiệp ngay lập tức thì tỷ lệ tử vong do viêm màng não mủ vẫn rất cao. Tuy nhiên, do bệnh viêm màng não có nhiều biểu hiện giống với bệnh viêm mũi họng thông thường, nên đa phần trẻ được cha mẹ tự mua thuốc về uống, kéo dài hàng tuần liền trước khi được đưa đến viện gây khó khăn cho việc điều trị.
Các bác sĩ khoa Nhi của Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt cho biết: Để phát hiện trẻ mắc viêm màng não, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần để ý các dấu hiệu sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi,…
Các biểu hiện này rất khó phân biệt với bệnh lý khác, do đó cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định hoặc cho trẻ uống các loại thuốc lá theo mách bảo hoặc chậm trễ đưa trẻ đến bệnh viện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng thần kinh do điều trị muộn.
Các biến chứng của viêm màng não mủ
Tổn thương não bộ, tổn thương các dây thần kinh sọ não: dây II, III, IV…
Viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não…
Áp xe não, áp xe dưới màng cứng…
Não úng thủy do tắc nghẽn dịch não tủy
Bại não
Các biến chứng ngoài hệ thần kinh như: viêm khớp, viêm thận, viêm phổi, xuất huyết phủ tạng….
Các di chứng do điều trị viêm màng não mủ muộn
Gặp các vấn đề về thính lực và thị lực như: điếc, mù, lác, hội chứng não nước…
Chậm phát triển vận động và trí tuệ
Liệt chân tay hoặc liệt nửa người
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: trí nhớ giảm sút, rối loạn tâm thần
Động kinh
Khám ở hai bệnh viện không phát hiện xoắn tinh hoàn
Thiếu niên 17 tuổi đau bụng hai ngày, khám ở hai bệnh viện không phát hiện xoắn tinh hoàn, đến khi nhập viện thì đã muộn.
Ảnh minh họa
Ngày 9/10, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng đau nhiều, sưng nề, ấn đau bìu trái. Kết quả siêu âm ghi nhận bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn trái. Rất tiếc là các cơn đau đã khởi phát hai ngày trước, khám ở hai bệnh viện bị chẩn đoán nhầm là rối loạn tiêu hóa.
Khi mổ cấp cứu, ê kíp phẫu thuật phát hiện tinh hoàn trái bệnh nhân bị xoắn hai vòng, đã hoại tử đen, buộc phải cột bó mạch thừng tinh, cắt tinh hoàn trái, khâu và cố định tinh hoàn phải. Sau mổ, bệnh nhân ổn định sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Lộc, Trưởng khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, cho biết xoắn tinh hoàn là cấp cứu niệu khoa thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là 13-25 tuổi. Đây là tình trạng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại tử tinh hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời trong vòng 4-6 giờ kể từ khi tinh hoàn bị xoắn, tinh hoàn sẽ bị nhồi máu, hoại tử buộc phải cắt bỏ.
Triệu chứng điển hình của bệnh là sưng đau đột ngột, dữ dội ở bìu và tinh hoàn, đôi khi đau bụng dưới kèm theo ói mửa. Tuy nhiên, các biểu hiện xoắn tinh lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thiếu niên trên đau bụng nhưng trước đó bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tiêu hóa thông thường. Đến khi tinh hoàn bên trái đau, sưng đỏ, bệnh nhân khám ở bệnh viện khác, bác sĩ lại nhầm là viêm tinh hoàn. Chính vì vậy, bệnh nhân đến bệnh viện trễ và hậu quả là không thể giữ được tinh hoàn.
Theo bác sĩ Lộc, để phát hiện xoắn tinh hoàn cần siêu âm Doppler. Trong trường hợp chưa xác định được chính xác, vẫn phải can thiệp phẫu thuật thám sát sớm để có thể chẩn đoán, bảo tồn tinh hoàn nếu bị xoắn. Trong trường hợp không cứu được, phải cắt bỏ bên tinh hoàn hoại tử thì cần phẫu thuật đồng thời, nhằm cố định bên còn lại tránh tái xoắn.
Bác sĩ khuyến cáo nam giới khi có triệu chứng sưng đau vùng bìu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thận, tiết niệu, nam khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Cấp cứu thai phụ chửa ngoài tử cung nguy hiểm Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng vùng hạ vị, âm đạo có máu, mạch nhanh... Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân chửa ngoài tử cung, khối chửa căng mọng, rỉ máu. Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho cho bệnh nhân Ngày 16/10, Bác sĩ Đặng Thị Thuận Minh, Trưởng khoa...