Cấp cứu kịp thời sản phụ bị phù não và mất thị lực do tiền sản giật
Chị Trần Thị Phượng đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu khi có dấu hiệu chuyển dạ, đau đầu, phù nề toàn thân và mất thị lực.
Hai mẹ con sản phụ Phượng.
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết, các bác sĩ vừa cứu cả mẹ và con khi người mẹ ở tuần 38 thai kỳ có dấu hiệu chuyển dạ nhưng bị phù não, mất thị lực, không phân biệt được sáng, tối do tiền sản giật nặng.
Theo đó, thai phụ Trần Thị Phượng đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang sáng ngày 21/6/2021 khi có dấu hiệu chuyển dạ, đau đầu, phù nề toàn thân và mất thị lực.
Người nhà cho biết chị Phượng đã có dấu hiệu phù toàn thân từ tháng thứ 7 thai kỳ. Thầy thuốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng phù to toàn thân, đau đầu, chóng mặt, mất thị lực (không phân biệt được sáng, tối), huyết áp tăng cao 240/120 mmHg, mạch nhanh với tần số 120 lần/phút, Protein niệu tăng cao> 3g/L.
Sản phụ có thai được 38 tuần, đã có dấu hiệu chuyển dạ và từng có tiền sử mổ đẻ cách đây 5 năm.
Video đang HOT
Với mức huyết áp tăng cao như vậy có thể khiến sản phụ lên cơn sản giật hoặc tai biến mạch máu não bất cứ lúc nào. Vì vậy, các thầy thuốc Khoa Đẻ đã truyền thuốc hạ huyết áp tích cực theo đường tĩnh mạch cho sản phụ. Tuy nhiên khi kiểm tra lại vẫn thấy huyết áp duy trì ở mức cao 180/110 mmHg.
Nhận thấy đây là một trường hợp phức tạp, tính mạng của thai phụ và thai nhi đang lâm vào nguy kịch nên các bác sĩ Khoa Đẻ đã mời Giám đốc bệnh viện Lê Công Tước hội chẩn và thống nhất chẩn đoán sản phụ Phượng bị tiền sản giật nặng gây phù não, phù gai thị, đồng thời chỉ định mổ cấp cứu lấy thai để cứu tính mạng 2 mẹ con sản phụ và sẵn sàng các biện pháp hồi sức tích cực sau mổ.
11h30, bé gái 38 tuần thai nặng 2,4 kg được kíp mổ của BS CKII Hoàng Vân Yến, Trưởng Khoa Đẻ và BS CKI Nguyễn Quốc Vỹ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức phẫu thuật lấy thai thành công. Em bé chào đời tuy nhẹ cân nhưng khóc tốt, hồng hào, khỏe mạnh với các chỉ số sinh tồn ổn định và được người nhà đón bé trong niềm hạnh phúc khôn xiết.
Sau cuộc mổ lấy thai thành công, giờ thứ 5 hậu phẫu, sản phụ đã tỉnh tuy nhiên tình trạng của chị Phượng vẫn tiếp tục diễn biến xấu, huyết áp tăng cao ở mức 175/110 mmHg, mắt không nhìn thấy và toàn thân vẫn bị phù to.
Sau 3 ngày được điều trị tích cực, đến ngày 24/6 sản phụ đã dần phục hồi thị lực, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, tiếp xúc tốt và giảm được 7 kg do phù nước trong cơ thể. Một tuần sau điều trị tích cực, chị Phượng đã hồi phục sức khoẻ và được xuất viện về nhà với gia đình.
Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang Lê Công Tước khuyến cáo:
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những phụ nữ có bệnh lý về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, basedow, béo phì cần được quản lý thai nghén tại bệnh viện bởi các thầy thuốc sản khoa để phát hiện sớm và điều trị tiền sản giật, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Khám thai không chỉ là siêu âm đơn thuần mà sản phụ phải được khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu khi cần thiết cũng như tư vấn về dinh dưỡng… để có một thai kỳ khoẻ mạnh nhất.
Nếu phát hiện bị tiền sản giật hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác thì thai phụ sẽ được nhập viện điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Cứu sản phụ 35 tuổi mắc hội chứng HELLP nguy kịch lúc lâm bồn
Ngày 26/6, đại diện Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cho biết, nơi đây vừa cứu sống một trường hợp sản phụ bị biến chứng đe dọa tính mạng lúc lâm bồn.
Trước đó vào ngày 22/6/2021, chị Trần Thị K.L. (35 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) mang thai (lần thứ 3) 34 tuần 6 ngày chuyển tuyến đến BV trong tình trạng huyết áp cao 190/140mmHg, chẩn đoán tiền sản giật nặng.
Ngay khi tiếp nhận, các y bác sĩ sử dụng thuốc hạ áp để kiểm soát huyết áp, dự phòng cơn sản giật và làm khẩn các xét nghiệm cần thiết.
Qua xét nghiệm vừa dựa vào các triệu chứng tan máu nặng, men gan tăng cao, số lượng tiểu cầu giảm mạnh, nước tiểu có nhiều protein, sản phụ được chẩn đoán mắc hội chứng HELLP, được chuyển mổ cấp cứu.
Sản phụ được hồi sức tích cực, truyền tiểu cầu, hạ huyết áp với sự phối hợp của các chuyên khoa cùng ekip phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm.
Ca phẫu thuật thành công, bé gái có cân nặng 1.550 gram ra đời an toàn.
Sản phụ L. hiện đã qua cơn nguy kịch, sinh con an toàn. (Ảnh: BVCC)
Trong suốt quá trình điều trị do có rối loạn đông máu, sản phụ L. đã được truyền 6 đơn vị chế phẩm máu và điều trị với phác đồ phù hợp.
Hiện qua hơn 3 ngày điều trị tích cực, sức khỏe sản phụ L. hồi phục, tình trạng suy thận cải thiện, huyết áp được kiểm soát tốt, các xét nghiệm cải thiện dần về giá trị bình thường, tử cung gò chắc, vết mổ khô.
Bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc Uyên, Trưởng khoa Cấp cứu của BV chia sẻ, hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa nguy hiểm của bệnh lý tiền sản giật với tỷ lệ tử vong mẹ và bé cao.
Do vậy, việc khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín là vô cùng cần thiết.
Đặc biệt trong quý I thai kỳ, sản phụ cần được làm xét nghiệm tầm soát nguy cơ tiền sản giật nhằm phát hiện những trường hợp có nguy cơ tiền sản giật để theo dõi, xử trí kịp thời.
Cứu sống mẹ con sản phụ 28 tuổi tiền sản giật nặng, xuất huyết não Ngày 10-6, Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ vui mừng thông báo, vừa cấp cứu thành công một sản phụ, 28 tuổi, bị tiền sản giật nặng biến chứng xuất huyết não có nguy cơ tử vong rất cao. Sản phụ 28 tuổi sau khi được cấp cứu lấy thai đã ổn định....