Cáp biển AAE-1 đã khôi phục hoàn toàn, 2 tuyến AAG và APG vẫn gián đoạn dịch vụ
Sự cố trên phân đoạn S1H.4 của tuyến cáp AAE-1 đã khắc phục xong, kết nối Internet đi quốc tế trên tuyến khôi phục hoàn toàn, trở lại hoạt động bình thường. Trong khi đó, cáp APG đang được sửa, còn AAG dự kiến đến 15/12 mới sửa xong.
Cập nhật về tiến độ khắc phục sự cố xảy ra những tháng gần đây trên các tuyến cáp quang biển quốc tế mà Việt Nam có sử dụng, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết: Tuyến cáp Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã hoạt động ổn định trở lại, sau khi lỗi trên phân đoạn S1H.4 được sửa xong.
Trước đó, vào ngày 20/11, đơn vị quản lý tuyến cáp đã điều tàu cáp và sửa chữa xong lỗi trên phân đoạn S1H.3 của cáp AAE-1, tạm thời khôi phục dịch vụ trên tuyến này.
Sơ đồ tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1
Đi vào hoạt động từ tháng 7/2017, tuyến cáp biển AAE-1 đóng vai trò nâng cao chất lượng kết nối hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), Singapore.
Tuyến cáp quang biển AAE-1 đã bị lỗi trên 2 đoạn cùng trên nhánh cáp S1H – đoạn trục giữa Campuchia và Thái Lan, gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến.
Video đang HOT
Việc cáp AAE-1 khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên tuyến cũng phần nào giảm áp lực cho các nhà mạng trong đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cho người dùng. Bởi lẽ, những ngày vừa qua, không chỉ AAE-1 bị gián đoạn dịch vụ mà 2 tuyến cáp quang biển khác là Asia Pacific Gateway (APG) và Asia America Gateway (AAG) cũng gặp sự cố.
Trong đó, cáp AAG xảy ra sự cố trên nhánh S1I kết nối từ Việt Nam đi HongKong (Trung Quốc) vào từ tối ngày 22/10 gây mất toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam đi quốc tế trên cáp AAG. Hệ thống đã được lên lịch sửa chữa, dự kiến thời điểm khắc phục xong là vào ngày 15/12.
Còn cáp APG – được đưa vào vận hành từ cuối năm 2016 và có sự tham gia của các nhà mạng Việt Nam, vào ngày 29/10, đã xảy ra lỗi cáp trên phân đoạn S3, gây mất 250G kết nối Việt Nam – Nhật, Mỹ trên tuyến.
Trong chia sẻ với PV , đại diện một nhà mạng cho hay, do APG gặp lỗi nên đơn vị quản lý tuyến cáp quyết định bảo trì luôn hệ thống. Hiện nay, hệ thống đang được tắt nguồn trạm cập bờ HKG (HongKong, Trung Quốc) để bảo trì, kết hợp khắc phục lỗi xảy ra ngày 29/10. Dự kiến, công tác sửa chữa được hoàn tất, khôi phục toàn bộ lưu lượng trên cáp APG vào ngày 29/11.
Lý giải về tình huống các tuyến cáp quang biển liên tục gặp sự cố trong thời gian qua, đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho hay, cáp quang đi dưới biển nên chịu nhiều tác động khách quan. Có thể kể đến những nguyên nhân khiến các tuyến cáp biển bị đứt gãy, gặp sự cố như: Thiên tai (động đất, sóng thần…); Các hoạt động của con người như tàu đánh bắt cá, thả neo, tàu ngầm, đặc biệt ở khu vực có các hoạt động hàng hải nhộn nhịp; Sinh vật biển tấn công cáp… Ngoài ra, thiết bị có thể tự hỏng, tuy nhiên điều này rất hiếm gặp vì các doanh nghiệp đều giám sát, bảo trì thường xuyên.
“Đứt cáp quang là tình huống phổ biến, trung bình hàng trăm sự vụ mỗi năm trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta ít nghe về việc này vì hầu hết các nhà mạng đều có những phương án để đảm bảo kết nối đa hướng trên nhiều tuyến cáp nhằm giảm thiểu rủi ro khi mất kết nối 1 trong các hướng”, đại diện VNNIC thông tin thêm.
Bàn về ảnh hưởng của các sự cố cáp biển đến tốc độ truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế, các chuyên gia cho hay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia khai thác một số tuyến cáp quang biển quốc tế: AAG, SMW3 (còn gọi là SEA – ME – WE3), Liên Á (IA – Intra Asia), APG và AAE-1. Băng thông kết nối Internet quốc tế ở Việt Nam phần lớn thông qua các tuyến cáp quang biển này, do đó việc 1-2 tuyến cáp gặp sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ truy cập Internet quốc tế của người dùng Internet Việt Nam.
Để giảm thiểu ảnh hưởng sự cố cáp biển đến người dùng dịch vụ, mỗi lần có tuyến cáp gặp sự cố, các ISP đều triển khai phương án tăng lưu lượng các tuyến khác, điều tiết và ưu tiên lưu lượng nhằm đảm bảo dịch vụ được thông suốt, đúng với cam kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Song song với đó, các ISP cũng tiến hành đấu nối ứng cứu khẩn đến các hướng nhà cung cấp dịch ưu tiên; lên kế hoạch đấu nối tăng cường mở rộng cáp biển hoặc mở rộng những kênh kết nối trên đất liền, vệ tinh … theo nhiều hướng khác nhau.
Cáp AAE-1 đã khôi phục hoàn toàn, AAG phải 5 ngày nữa mới được sửa xong
Sáng nay, 12/7 sự cố xảy ra ngày 25/5 trên tuyến cáp quang biển AAE-1 đã được sửa xong, khôi phục hoàn toàn dung lượng trên tuyến.
Trong khi đó, dự kiến phải đến ngày 17/7 lỗi thứ hai trên tuyến cáp AAG mới được khắc phục xong.
Trong thông tin vừa chia sẻ với PV, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đã xác nhận kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1) đã được hoàn tất. "Cáp AAE-1 đã thực hiện xong cấu hình nguồn, hoàn thành kế hoạch sửa chữa. Toàn bộ lưu lượng qua tuyến cáp biển này đã được khôi phục", đại diện ISP này cho hay.
Là tuyến cáp biển được đưa vào khai thác tháng 7/2017, AAE-1 có vai trò nâng cao chất lượng kết nối hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore.
Tuyến cáp biển AAE-1 gặp sự cố vào ngày 25/5 trên đôi sợi FP10 của phân đoạn S1H.1. Vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Cape D'Aguilar, Hong Kong, Trung Quốc khoảng 2.072 km hướng về phía trạm cập bờ Vũng Tàu, Việt Nam. Nguyên nhân sự cố là do đứt sợi, gây gián đoạn một phần dịch vụ của các nhà mạng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) trên đôi sợi FP10.
Như vậy, sau 3 lần điều chỉnh lịch sửa chữa, sự cố trên nhánh S1H.1 của tuyến cáp quang biển AAE-1 đã được khắc phục xong vào sáng nay, ngày 12/7, sớm hơn 1 ngày so với kế hoạch được đơn vị quản lý tuyến cáp công bố vào ngày 7/7.
Được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, Cáp AAE-1 đã khôi phục hoàn toàn, tuyến cáp quang biển AAG kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ.
Thời điểm hiện tại, chỉ còn tuyến cáp quang biển Asia America Gateway (AAG) bị gián đoạn liên lạc, chưa hoàn thành kế hoạch sửa chữa.
AAG là tuyến cáp quang biển được đưa vào khai thác khá sớm, từ tháng 11/2009. Có chiều dài 20.191 km, cáp AAG kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Những năm qua, tuy AAG thường xuyên gặp sự cố, phải bảo trì, sửa chữa nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay AAG vẫn là tuyến cáp biển đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Ở lần gần đây nhất, cáp AAG gặp sự cố vào 5h40 ngày 22/6 trên nhánh S1H, với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 102 km. Sự cố này đã gây ảnh hưởng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế hướng Singapore và HongKong (Trung Quốc), với mức độ ảnh hưởng theo ước tính của đại diện một ISP là dưới 15% tổng dung lượng.
Đơn vị quản lý tuyến cáp đã thực hiện các thủ tục và tiến hành sửa chữa cáp AAG từ ngày 2/7. Tuy nhiên, do phát hiện lỗi mới ở gần vị trí AAG gặp sự cố ngày 22/6 nên lịch sửa cáp đã tiếp tục có sự thay đổi. Cụ thể, thay vì hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục sự cố vào ngày 7/7, thời gian sửa chữa cáp AAG sẽ còn kéo dài đến ngày 17/7.
Trao đổi với PV vào ngày 12/7, đại diện một nhà mạng cho biết lỗi thứ nhất trên tuyến cáp AAG đã được khắc phục xong từ ngày 9/7 theo đúng kế hoạch và dự kiến 5 ngày nữa lỗi thứ 2 cũng được sửa xong. Khi đó, 100% kênh truyền trên tuyến cáp quang biển này sẽ được khôi phục hoàn toàn, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ trở lại bình thường.
Ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố trong một tháng AAG là tuyến cáp quang biển thứ 3 gặp sự cố sau AAE-1 và APG, khiến việc truy cập Internet của người dùng Việt Nam gặp khó khăn. Sự cố với AAG xảy ra vào sáng ngày 22/6 vừa qua, theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam. Nguyên nhân của sự cố đang được điều...