“Cặp bài trùng” móc túi ở bến xe buýt
8h30 ngày 19-6, tổ công tác 142 – CATP Hà Nội phối hợp với CAP Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội phục kích chống trộm cắp, móc túi tại bến xe buýt Long Biên (phường Nguyễn Trung Trực) phát hiện, bắt quả tang Trương Văn Mạnh (SN 1970), HKTT tại Văn Lâm, Hưng Yên đang trộm cắp chiếc điện thoại di động của anh Nguyễn Văn Tâm (SN 1988), trú ở Thuận Thành, Bắc Ninh, khi bị hại đang chen lấn lên xe buýt tuyến số 14.
2 đối tượng Mạnh – Chiến tại cơ quan công an
Sau khi trộm được điện thoại, Mạnh nhanh tay tuồn cho Hoàng Thế Chiến (SN 1973) – đối tượng sống lang thang, mục đích tẩu tán song bị lực lượng công an bắt giữ, thu hồi tang vật. Theo hồ sơ CAP Nguyễn Trung Trực lưu giữ về Chiến – đối tượng này đã có 5 tiền án, 6 tiền sự. Cả Chiến và Mạnh đều từng bị CAP xử lý vi phạm hành chính can tội trộm cắp tài sản ở bến xe buýt này. Những lần bị bắt trước, 2 đối tượng mang theo túi xách vờ trà trộn làm hành khách; đội mũ bảo hiểm vờ mời khách đi “xe ôm”, tạo cớ xô đẩy để trộm cắp tài sản. Hiện vụ việc đã được CAP Nguyễn Trung Trực hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao cho CAQ Ba Đình tiếp tục làm rõ.
Theo ANTD
Lính hình sự 142 - ăn cơm bụi nhiều hơn cơm nhà
Hơn 20 năm công tác tại phòng CSHS Công an TP. Hà Nội cũng là hơn 20 năm Đại úy Nguyễn Văn Thành có cuộc sống ở trọ, cơm bụi nhiều hơn cơm nấu.
Khu vực bến xe, bến tầu... đông đúc là địa bàn hoạt động thường xuyên của các đối tượng trộm cắp, móc túi
Video đang HOT
Đấu tranh độc lập là chính
Và với những người lính trinh sát thì "đấu tranh độc lập là chính", anh Thành cười để lộ những vết chân chim mà năm tháng đã hằn trên khóe mắt.
Từ khi thành lập (ngày 20/10/2011) cho tới nay, các cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác 142 luôn xác định: Kế hoạch 142 có thành công được hay không trước hết là do cách mật phục và hóa trang của anh em: Khi là người thợ điện với bộ quần áo màu cam, khi là nhân viên văn phòng với áo sơ mi trắng đóng thùng, khi lại biến thành học sinh với khăn quàng đỏ và cặp sách trên vai... để che mắt các đối tượng trộm cắp ranh ma.
Dưới cái nắng của những ngày hè, bến xe Mỹ Đình vẫn ồn ào, tấp nập người qua lại. Dáng những người lính hình sự của tổ công tác 142 hòa lẫn trong dòng người ấy để âm thầm làm nhiệm vụ: "Trấn áp nạn cò mồi, trộm cắp ở bến tầu, bến xe".
Người đội trưởng ngồi trầm ngâm bên cốc trà đá và lặng nhìn dòng người ấy. Lặng nhìn là để quan sát bởi: "Làm hình sự thì không được bỏ qua chi tiết nào dù là nhỏ nhất, có như thế mới phát hiện được đối tượng để đấu tranh. Từ lâu số 7 đã trở thành "thương hiệu". Vì vậy, mỗi người cán bộ chiến sĩ phải nêu cao tinh thần làm việc của mình.
Làm hình sự là phải tâm huyết, phải quý trọng, phải có tinh thần đồng đội nếu không sẽ rất khó làm", anh bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những dòng tâm sự mang đậm chất lính hình sự như thế.
Quãng thời gian từ năm 1994 - 1997 (thời điểm mà một chiếc xe gắn máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là thứ tài sản rất có giá trị) tại địa bàn Hà Nội và một số tỉnh giáp ranh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây (cũ), Thái Nguyên... đã xảy ra một số vụ án đối tượng dùng hung khí cướp xe.
Đặc biệt, khoảng thời gian từ tháng 7/1996 - 7/1997, tại các địa bàn trên đã xảy ra tới gần 50 vụ án đối tượng dùng gậy, mỏ lết tấn công bị hại và cướp tài sản. PC14 Hà Nội (chủ công là Đội CSHSĐN) đã xác lập chuyên án nhằm đấu tranh, phá tan ổ nhóm này.
Với thủ đoạn tinh vi, hoạt động trên phạm vi rộng, thường xuyên thay đổi địa bàn với nhiều đối tượng tỉnh ngoài, bọn tội phạm đã gây nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu của cơ quan Công an. Qua một thời gian nghiên cứu hoạt động, kết hợp với việc rà soát đối tượng ở một số địa bàn thành phố, đơn vị đã xây dựng kế hoạch mật phục trên một số địa bàn trọng điểm.
Ngày 9/7/1997, khi các đối tượng đang thực hiện hành vi cướp tài sản tại đoạn đường từ Sài Đồng lên đê Hội Xá (Gia Lâm, Hà Nội) thì các trinh sát đã phát hiện và truy đuổi. Sau hơn 2 giờ liên tục truy xét, lần theo dấu viết đối tượng, 3 tên trong ổ nhóm cướp tài sản đã sa lưới. Việc triệt phá ổ nhóm này đã góp phần làm giảm tình hình cướp có vũ khí trên các tuyến giao thông, mang lại sự bình yên cho người dân.
"Những ngày ấy, mưa rát mặt, nắng rát tai, đói rét rồi côn trùng cắn trong những khi mật phục... nhưng ai trong số anh em tham gia chuyên án cũng hạ quyết tâm phải bắt được đối tượng. Đối tượng nghiên cứu người bị hại mình phải nghiên cứu quy luật để chống lại chúng nó.
Khâu trinh sát, phán đoán đối tượng từ xa là rất quan trọng. Và anh em đã triệt phá được ổ nhóm nguy hiểm này. Ấn tượng nhất và tâm đắc nhất là C97, khổ nhất cũng là C97 và thành công nhất cũng chính là C97", anh Thành cười chia sẻ.
Khi nhắc đến những vụ án mình đã từng tham gia trong đời lính hình sự, anh Thành lại cười. Bởi lẽ, có nhiều trường hợp đã ăn sâu vào tâm trí anh với những tình tiết éo le: chỉ vì tranh chấp tài sản, em trai lập mưu đưa anh chị ruột của mình vào tội buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; vụ cướp xe ôm trên địa bàn Hà Nội vào khoảng năm 2008 - 2009, đối tượng mới ra tù về, là dân tỉnh lẻ, gia cảnh rất nghèo khó nhưng lại rất manh động, 10 năm tù là mức án cho những gì đối tượng đã gây ra...
Trên những tuyến xe buýt, các đối tượng cũng thường xuyên "hành nghề" (Ảnh: HNM)
"Người lính già" và những ước mong bình dị
Trong vai trò một tổ trưởng của 01 trong 10 tổ công tác 142, anh Thành cùng đồng đội cũng nghiên cứu rất kỹ quy luật hoạt động của giới trộm cắp.
Trong giới trộm cắp ở bến tầu, bến xe rồi những người lính hình sự thậm chí là nhiều người dân cũng không xa lạ gì với những cái tên: Long "sáu ngón", Lương "tài"... tất cả những "nhân vật" ấy đều nhiễm HIV giai đoạn cuối nên chúng có độ "liều", sẵn sàng tìm mọi cách khắc chế lực lượng 142, trong khi công cụ hỗ trợ anh em chỉ có còng số 8. Để giữ an toàn trong lúc khống chế bắt giữ đối tượng, anh em phải tự trang bị găng tay cao su nhưng chỉ lúc bắt giữ đối tượng mới đeo.
Chia sẻ về những khó khăn mà mỗi cán bộ, chiến sỹ trong tổ công tác 142 luôn phải đối mặt, anh Thành cho biết, có lẽ chính là vấn đề thời gian hoạt động của đối tượng. Trước đây, chúng thường hoạt động vào khoảng 7h - 8h, lúc người dân bắt đầu đi làm hoặc tầm 11h trưa lúc mọi người tan ca.
Từ khi 142 thành lập, chúng lại chuyển thời gian "ăn hàng" vào sáng sớm và buổi chiều tối. Từng hành động "ăn hàng" của chúng cũng khôn khéo hơn rất nhiều. Không có những khoảng thời gian được cố định, đối tượng chọn những thời điểm an toàn, lúc mà không có sự xuất hiện của tổ 142.
Anh em đã phải lập kế hoạch và kiên trì theo dõi để nắm được quy luật hoạt động đó. Sau đó bố trí lực lượng với những khoảng thời gian sao cho mọi sự thay đổi của chúng đều bị vô hiệu hóa. Có những vụ, mình phải sử dụng riêng nghiệp vụ và cùng với Ban chỉ huy thành lập Ban chuyên án mới đấu tranh triệt phá được.
Bỏ lại phía sau là gia đình và những giây phút vui chơi cùng bạn bè, những chiến sĩ của tổ công tác 142 như anh Thành và rất nhiều đồng chí khác đã xả thân để đấu tranh, phòng chống tội phạm. Những chiến công thầm lặng mà ngày ngày họ mang lại đang góp cho đời biết bao tiếng cười vui. Từ khi 142 thành lập không thể nói đã bắt được hết bọn tội phạm trộm cắp móc túi nhưng các anh đã kiềm chế được hoạt động của bọn chúng.
Dù đứng trên cương vị nào, dù một ngày nào đó không còn được gắn bó với 142 nói riêng, phòng CSHS nói chung, nhưng anh Thành luôn mong muốn: Người dân mà đặc biệt là sinh viên - đối tượng hay đi xe buýt có thể tự bảo vệ cho mình đồng thời bảo vệ cho người khác. Vì 142 chỉ là một kế hoạch, có thể một ngày không xa nó sẽ kết thúc. Khi người dân có ý thức tự bảo vệ cho nhau thì chính tội phạm khi lên xe, thấy dân là chúng sợ chứ không phải nhìn thấy công an thì chúng mới chùn bước.
Theo xahoi
Đóng giả người nhà quê lên xe buýt... móc túi Với bộ dạng "ngây thơ" người nhà quê không biết đường, các nữ quái dàn cảnh đánh lạc hướng cho đồng bọn phía sau móc túi người trên xe buýt. Ngày 7/6, đội 4 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) công an TP.HCM cho biết, sau hơn 2 tháng thực hiện chỉ đạo phòng chống tội...