Cấp 3 và những lựa chọn khi bước vào ngưỡng cửa Đại học
Nhiều năm trở lại đây, việc các gia đình cho con đi du học từ cuối cấp 3, bắt đầu vào Đại học ở nước ta đã trở nên phổ biến, dẫn đến việc học đại học ở đâu trong nước hay nước ngoài bắt đầu là mối bận tâm của nhiều phụ huynh, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý dù con có học ở đâu, tiếng Anh không chỉ là môn học mà chính là công cụ thiết yếu của các tân sinh viên đại học.
Trước khi lựa chọn cho con “đi” hay “ở”, cha mẹ cần cùng con vạch rõ lộ trình phát triển tương lai của bản thân con để đưa ra lựa chọn môi trường học phù hợp với sự phát triển ấy.
Du học sẽ không hiệu quả nếu chưa biết rõ thực lực bản thân
Tiếng Anh là kỹ năng thiết yếu cho hành trang du học của mỗi du học sinh. Tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh khi thấy con nói trôi chảy hoặc được điểm cao trên lớp sẽ không ngần ngại tạo điều kiện cho con đi học ở nước ngoài. Xung quanh vấn đề này, Tiến sĩ Yulia Tregubova – Phụ trách Học thuật tại Language Link Academic cho biết, ở nước ta vẫn thường diễn ra tình trạng học lệch trong Tiếng Anh. Cụ thể, có những bạn điểm số trên lớp cao nhưng khả năng giao tiếp lại hạn chế đã gặp phải nhiều khó khăn khi sinh hoạt chung với các bạn sinh viên quốc tế và ngược lại, có nhiều học sinh giao tiếp lưu loát nhưng lại không có nền tảng tiếng Anh học thuật dẫn đến việc học tập ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn với các bài luận hay những chồng sách trong thư viện. Những điểm yếu này khiến cho du học sinh không phát huy hết năng lực của bản thân, cũng như lãng phí sự đầu tư của gia đình.
Ngay từ khi bước vào cấp 3, cha mẹ cần xác định rõ mục tiêu học tập cho con em mình.
Video đang HOT
Học đại học trong nước không có nghĩa là lạc hậu:
Không thể phủ nhật bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, tiềm lực kinh tế qua việc đầu tư cơ sở vật chất của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới sẽ đem đến cho các du học sinh những điều kiện tuyệt vời trong học tập. Song, tại Việt Nam, mặt bằng chung về chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất trong 5 năm trở lại đây đã được cải thiện rõ rệt. Nhiều trường đại học nước ta đã đạt thứ hạng cao theo chuẩn QS stars, công nhận chất lượng từ Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh (ACBSP), Hội đồng Cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES), cũng như đạt chuẩn AUN. Tất cả những thay đổi tích cực đó của giáo dục nước nhà đã và đang hứa hẹn tạo nên những thế hệ sinh viên thời đại mới đủ kiến thức cũng như bản lĩnh trong tương lai. Có thể khẳng định tiếng Anh tốt lúc này sẽ là công cụ hữu hiệu để sinh viên bứt phá, đem lại cho bản thân những cơ hội phát triển mang tầm quốc tế.
Language Link Academic đảm bảo đội ngũ giáo viên 100% đạt chứng chỉ quốc tế phải tuân thủ yêu cầu giảng dạy theo tiêu chuẩn chung của Language Link toàn cầu.
Dù học ở đâu, cơ hội hòa nhập môi trường quốc tế cũng vẫn luôn rộng mở
Trong thời đại 4.0, thời đại thế giới phẳng mà chúng ta đang sống, điều kiện học tập và tìm hiểu các nền văn hóa cũng trở nên dễ dàng hơn dù cho con bạn học ở đâu. Lời khuyên cho gia đình cũng như các sinh viên Đại học tương lai đó là hãy đi du học khi thật sự ý thức và tận dụng những điều kiện học tập, nghiên cứu cũng như sinh hoạt ở quốc gia mà mình sẽ tới. Và dù có học tại Việt Nam hay nước ngoài, hãy động viên con trau dồi khả năng tiếng Anh của mình thật tốt bới đây là công cụ đưa các con hoà nhập và tìm kiếm cơ hội phát triển cho bản thân trong công việc sau này.
Trang bị kiến thức văn hóa, đời sống các quốc gia nằm trong lộ trình học tập và phát triển của học viên là điều hết sức cần thiết.
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Ngày nghỉ lễ, con sẽ làm gì?
Bạn tôi đăng Facebook đoạn trò chuyện dễ thương của con gái với mẹ. Mẹ hỏi: "Sao tối nay con không phải học bài?" Con gái hồn nhiên trả lời: "Mẹ không biết là 2 hôm vừa rồi thi học kỳ, con đã phải căng thẳng và mệt mỏi như thế nào đâu. Giờ con chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn một chút thôi mẹ ạ...".
Ảnh minh họa
Câu trả lời ngây thơ và lém lỉnh của cô bé lớp 1 khiến bố mẹ thoáng giật mình...
Thi học kỳ, bố mẹ và con cùng đánh vật với nhiều bài tập về nhà. Trước khi thi, cô giáo và bố mẹ dặn đi dặn lại phải làm bài và căn thời gian ra sao để đạt điểm cao. Thi xong về tới nhà thì bố mẹ hỏi dồn xem con làm hết bài không, bài khó hay dễ, có trúng đề cương ôn luyện không. Thi học kỳ xong, đúng là con trẻ mệt nhoài! Con thèm được nghỉ ngơi, tung tăng vui chơi cùng chúng bạn, say sưa đọc truyện hoặc xem phim hoạt hình mà không bị bố mẹ nhắc nhở liên tục chuyện học bài.
Con tôi, đứa lớn lớp 6, đứa nhỏ lớp 2 vừa trải qua kì thi học kỳ I. Con trai đã biết toàn bộ điểm thi, điểm phẩy tổng kết. Con bị mấy môn điểm 6 vì làm bài sai, làm lạc đề vì không hiểu kỹ đề bài, kiến thức lỏng lẻo. Tôi tìm hiểu và hướng dẫn con làm lại bài, tất nhiên là có kèm mấy câu trách mắng. Tôi và mấy phụ huynh gần nhà, mỗi lần gặp nhau là hỏi chuyện điểm thi của con. Con chị T. điểm phẩy cả học kỳ cao chót vót, con chị H. thi toàn điểm trung bình, con anh P. học kém nhất lớp. Vậy là bố mẹ về nhà, thể nào cũng rộn ràng chuyện con người ta sao giỏi giang mà con mình kém cỏi? Chính tôi cũng cao giọng dạy con: Không phải con dốt mà là con lười học, chỉ giỏi nói chuyện riêng trong lớp nên mới không hiểu bài, mới bị điểm kém. Dù sao thì con tôi vẫn may mắn khi tôi nhẩm tính điểm trung bình cả học kỳ, con không đến nỗi quá tệ.
Tôi nghĩ, có lẽ nên tranh thủ 4 ngày con nghỉ Tết dương lịch, giao bài vở mấy môn học chính cho con ôn luyện. Tôi luôn phấp phỏng lo lắng, chẳng may con học hành lớt phớt bị chuyển lớp thì gay go. Con mình không giỏi thì ít ra cũng phải chăm chỉ bù lại. Tôi hỏi con chuyện tự học mấy ngày nghỉ lễ, con nhăn nhó kêu mệt. Trời mưa rét, bố mẹ bận việc không đưa các con đi chơi, các con định làm gì vào mấy ngày nghỉ? Tôi gợi ý các con hãy nghĩ ra 4, 5 ý tưởng để mẹ duyệt.
Câu hỏi "Ngày nghỉ lễ, con sẽ làm gì?" của tôi được các con đón nhận hào hứng. Con trai nói: "Con sẽ xin mẹ chơi game, đi đá bóng với bạn, xem phim, đọc sách, làm việc nhà và làm bài tập toán, tiếng Anh". Con gái thì tính từng ngày, mà ngày nào cũng giống nhau: "Con sẽ ngủ dậy muộn, ăn sáng rồi đi chơi, đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình, học một chút môn toán, tiếng Việt."
Các con thực sự muốn vui chơi thỏa thích và chỉ dành cho việc học chút ít thôi. Tôi đồng ý với các con, ngày nghỉ lễ vui chơi là chính, tôi sẽ dành thời gian đọc sách, đố vui cùng con, rủ các con đi phiên chợ quê để các con được tận hưởng không khí vui vẻ.
Ngày nghỉ lễ, các con sung sướng nhất là không phải lồm cồm dậy sớm, ăn uống vội vàng rồi hớt hải tới trường, học và làm cả đống bài tập. Nghỉ lễ với lũ trẻ, đơn giản là được ngủ nướng, được vui chơi, đọc truyện và xem ti vi mà không phải nghe bố mẹ cằn nhằn, giục giã...
Ngày nghỉ lễ, tôi sẽ cùng học với các con chút ít, vừa học vừa chơi để các con không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Tôi sẽ ngồi luyện mấy dòng chữ đẹp, đố bài toán vui với con gái lớp 2. Con trai lớp 6 chỉ cần viết một đoạn văn cảm nhận về cuốn truyện con vừa đọc, học thuộc một số từ mới tiếng Anh. Những ý tưởng nho nhỏ ấy khiến lũ trẻ háo hức vui sướng...
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Những lý do tuyệt vời để học tập ở đất nước chỉ có 8 trường ĐH nhưng nằm trong top 3% tốt nhất thế giới Là một trong những cường quốc về giáo dục với vị trí trên các bảng xếp hạng đào tạo luôn gia tăng qua mỗi năm, New Zealand trở thành điểm đến ưa thích của du học sinh quốc tế. New Zealand là một trong những quốc gia dẫn đầu về chất lượng giáo dục trên thế giới. Tại đây chỉ có 8 đại...