Cấp 2 Nguyễn Du, Rạch Giá: giáo viên nào không ủng hộ phải có văn bản trình bày
Giáo viên bức xúc vì trường trung học cơ sở Nguyễn Du, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang yêu cầu nếu giáo viên không đóng góp phải có văn bản trình bày lý do.
Một giáo viên ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam một văn bản thông báo của Trường trung học cơ sở Nguyễn Du, thành phố Rạch Giá về công tác vận động khiến thầy cô bức xúc.
Ảnh minh họa
Không đóng góp phải có văn bản trình bày lý do
Theo đó, thông báo này nhằm mục đích vận động quyên góp ủng hộ thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Theo thông báo này, căn cứ vào kế hoạch phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang và Công đoàn ngành giáo dục ký ngày 16/9, nhằm vận động quyên góp ủng hộ thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
“Do tình hình cấp bách, Trường trung học cơ sở Nguyễn Du thông báo đến toàn thể giáo viên và nhân viên trường:
Thông báo quyên góp của Trường trung học cơ sở Nguyễn Du, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang (Ảnh: P.L)
Thời gian nộp tiền vận động quyên góp ủng hộ thiết bị học trực tuyến có 2 cách: Thầy cô có thể nộp tiền vào tài khoản cá nhân của thủ quỹ nhà trường, hay nộp trực tiếp cho thủ quỹ vào các ngày 14 hay 18/10/2021 từ 8h đến 10h30, chiều ngày 13,14/10/2021 từ 14h đến 16h.
(Theo danh sách trừ 1 ngày lương đính kèm).
Ghi chú: Thầy cô nào không đồng ý đóng góp ủng hộ thì làm văn bản trình bày gửi cho tổ trưởng trong sáng ngày 18/10, để tổ trưởng tổng hợp gửi về trường, nhà trường gửi về Phòng Giáo dục thành phố Rạch Giá”, thông báo của trường Trung học cơ sở Nguyễn Du nêu.
Thư thông báo có chữ ký, con dấu của nhà trường ( thầy Lâm Hữu Tâm – Phó Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn nhà trường ký).
Video đang HOT
Nhà trường, Phòng Giáo dục thành phố Rạch Giá nói gì?
Ngày 19/10, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Lâm Hữu Tâm – Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Nguyễn Du, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang chia sẻ: Sở dĩ thầy cô cần nộp tiền vào tài khoản cá nhân của thủ quỹ là do thời gian đóng quá gấp, vì lương tháng 10 giáo viên đã nhận rồi.
Thầy Lâm Hữu Tâm chia sẻ: Nộp vào tài khoản của trường thì đúng hơn, nhưng lúc đó trường lại phải đi rút ra rồi mang nộp, còn nộp vào tài khoản của thủ quỹ thì sẽ tự đi chuyển luôn.
Chương trình vận động đóng góp này thực hiện từ sự hướng dẫn của Sở Giáo dục và Công đoàn ngành, vận động từ tiền lương của giáo viên.
Còn việc phải có văn bản trình bày lý do không đóng góp, gửi tổ trưởng là do để nhà trường có cơ sở, dễ báo cáo lên cấp trên biết lý do, chứ cũng không có ý gì hết.
Giáo viên của trường đã đóng góp đợt 1 (trên dưới 30 thầy cô), nộp hết về Phòng Giáo dục. Tất cả đều đóng, không có ai phải làm văn bản trình bày lý do.
Còn cô Lê Thị Út Tím – Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Rạch Giá thì cho rằng, đây là vận động, chứ không có gì ép buộc thầy cô phải đóng hết, tùy theo từng giáo viên.
Nếu giáo viên nào có khó khăn, thì có báo cáo, giải trình cho trường để biết lý do, nắm luôn. Theo cô Tím nói thì “ý của trường chắc là muốn như vậy”.
Trong khi đó, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam liên hệ với nhiều lãnh đạo trong Ban Giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang để muốn nghe quan điểm về vụ việc này, nhưng tất cả đều không có phản hồi.
'Chúng tôi cần không chỉ lương mà cả vị thế của người thầy'
Bức thư của tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi nhà giáo, viên chức giáo dục cả nước hôm qua 10-4 đã nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cả phụ huynh.
Giáo viên và học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trong giờ học - Ảnh: NHƯ HÙNG
Nhiều người tâm đắc khi người đứng đầu ngành giáo dục nhấn mạnh vai trò của nhà giáo cũng như cần phải củng cố vị thế của nhà giáo.
* Thầy Nguyễn Minh Trung (giáo viên sinh học Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): Chung tay xây dựng ngành giáo dục
Đọc thư của tân bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi thấy vui và cảm nhận được ông đang gửi gắm, nhắc nhở và cùng chung tay xây dựng giáo dục. Mở đầu thư, bộ trưởng nói "ngành giáo dục, nghề làm thầy của chúng ta là một nghề vinh quang" như đang nhắc nhở các thầy cô giáo phải biết giữ gìn nghề vinh hiển đó. Tôi tâm đắc nhất câu "nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì vinh quang đó càng lớn".
Trong những năm qua, ngành giáo dục vướng phải nhiều vấn đề, vì thế vị thế của người thầy đang dần mờ nhạt. Do vậy, giáo viên mong mỏi vị thế của người thầy được củng cố. Và có được hình ảnh cao quý trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo.
* Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh (tổ trưởng tổ văn, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên): Nhấn mạnh vai trò người thầy
Tôi cho rằng bức thư này là một lời tâm sự chân thành, một lời động viên kịp thời mà người đứng đầu ngành giáo dục gửi đến toàn thể giáo viên của ngành.
Bức thư của ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người thầy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục, bày tỏ trăn trở với chất lượng giáo dục cũng như sự tôn nghiêm của nghề giáo. Bên cạnh đó là lời hứa sẽ tận tâm, tận lực với sự nghiệp chung của một tư lệnh ngành.
Trong thời điểm mà nền giáo dục quốc gia đang bày ra không ít vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận, văn hóa học đường có biểu hiện xuống cấp, sự tôn nghiêm của người thầy đang có nguy cơ sa sút thì bức thư của bộ trưởng đem đến một ý nghĩa lớn, có tác dụng động viên sâu sắc với giáo viên cả nước.
* Cô Nguyễn Đoan Trang (hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM): Tạo động lực cho nhà giáo
Ngành giáo dục có chuyển biến là một phần nhờ vào vai trò của người thầy, chính các nhà giáo. Mỗi người thầy cần phải tin vào bản thân, tin vào phẩm chất đạo đức mà chúng ta đang tạo dựng, tin vào sự sáng tạo của mỗi cá nhân, vào niềm tin của phụ huynh và học sinh. Và để tạo động lực cho các nhà giáo, cần sự hỗ trợ và đồng hành của xã hội. Đối với người làm quản lý giáo dục, người đứng lớp rất mong thấy được niềm tin của lãnh đạo đặt vào vai trò người thầy.
Và tôi thấy để tạo được sự thay đổi thì mỗi người thầy sẽ thay đổi từ từ, đổi mới trong mỗi bài dạy sẽ tạo được sự đổi mới lớn, đồng loạt từ các đơn vị. Vì một ngành, một nhà trường sẽ không đổi mới được nếu bản thân thầy cô không đổi mới.
Giáo viên Trường THPT Phạm Phú Thứ (Q.6, TP.HCM) trong giờ dạy - Ảnh: NHƯ HÙNG
* Huỳnh Phượng Nhi (học sinh lớp 11 văn, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên): Không chỉ nên tập trung vào kiến thức
Sau khi đọc thư của tân bộ trưởng Bộ GD-ĐT, em cảm thấy được rằng các thầy cô gánh trên vai trách nhiệm nặng nề mà xã hội giao phó. Và em cũng hoàn toàn đồng ý với bộ trưởng rằng nghề nhà giáo là nghề đòi hỏi kiến thức chắc, tay nghề vững, có đạo đức phẩm chất trong sáng, là tấm gương của học sinh.
Nhưng em cũng nghĩ làm nghề nhà giáo không chỉ nên tập trung vào kiến thức, lý thuyết có trên sách vở để giảng dạy các em, mà thầy cô nên thay đổi cách dạy, lý thuyết đi kèm với thực hành và cả chú trọng đến việc dạy học sinh nên người, trở thành người tốt trong xã hội.
Thầy cô cũng không nên quá tập trung vào các con chữ trên sách mà khiến cho bài giảng của mình trở nên khô khan. Thay vì đó, mong thầy cô nên khiến mỗi bài giảng của mình trở nên thú vị, sưu tầm, kèm theo hình ảnh, sử dụng phấn màu cho bài dạy, hay trò chuyện, trao đổi cùng học sinh, để tiết học thêm phần thú vị và học sinh từ đó mà cũng hiểu và tiếp thu bài nhanh hơn.
* Ông Vũ Văn Lai (phụ huynh học sinh ở TP.HCM): Mong con không là "gà công nghiệp"
Tôi mong cho dù tuổi nào học sinh cũng được nói lên suy nghĩ của mình, không gò bó và rập khuôn quá mức, không bị áp lực điểm số và thành tích. Các em được học tập và vui chơi với đúng tôn chỉ mỗi ngày đến trường là một niềm vui thực sự. Các em không còn sợ bị điểm kém, hay bị so sánh ở mỗi kỳ thi kiểu hiệu ứng "con nhà người ta" khi có điểm thi.
Tôi mong rằng các con được học kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn nhiều hơn để thực sự thích nghi và xử lý được một số tình huống nhất định theo độ tuổi thay vì xu thế "gà công nghiệp" hiện nay.
* PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): Đổi mới bắt đầu từ người thầy
Tôi cảm nhận tâm huyết của người đứng đầu ngành giáo dục qua bức thư trên. Qua đó là việc đặt niềm tin và trọng trách vào người thầy và việc đổi mới không từ trên trời rơi xuống. Việc đổi mới cần bắt đầu từ người thầy và phát triển người thầy, đổi mới phù hợp với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn... Người thầy trong thời đại mới, hơn mọi nghề nghiệp khác phải tràn đầy năng lượng sáng tạo bởi sáng tạo là đặc trưng của nhà giáo, tạo nên sự thăng hoa trong giáo dục.
* Hoàng Mai Thảo Hương (21 tuổi, sinh viên năm 3 một trường sư phạm): Niềm tin vào đội ngũ nhà giáo
Đọc thư của tân bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi cảm nhận được niềm tin to lớn của bộ trưởng vào đội ngũ nhà giáo. Ngoài việc giữ vững niềm tin của xã hội vào chất lượng giáo dục thông qua sự cố gắng và lòng yêu nghề, giáo viên còn phải làm vững thêm niềm tin đó bằng cách nâng cao chất lượng giáo dục.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì mỗi giáo viên phải học hỏi, trau dồi, cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp dạy học mới sao cho việc dạy học có thể đạt được những mục tiêu mà chương trình giáo dục phổ thông đã đề ra.
Ngoài ra, tôi rất kỳ vọng vào sự cải thiện đời sống của giáo viên trong tương lai.
ĐỖ ANH ghi
Không chỉ tiền lương
Tôi là một giáo viên THPT, điều chúng tôi cần không chỉ là tiền lương cao mà còn là vị thế của người thầy. Trách nhiệm và quyền hạn của họ phải đi liền với nhau, chứ không chỉ yêu cầu giáo viên phải hoàn thành đủ thứ công việc và chỉ tiêu nhưng lại cấm họ đủ thứ.
Ngoài ra cần phải giảm tải công việc soạn giáo án theo hướng dẫn mới quá nặng nề.
(Bạn đọc Lê Minh Giang gửi đến Tuổi Trẻ Online)
Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Cần phù hợp cho từng đối tượng Bên cạnh sự quan tâm lớn với việc bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên và cán bộ quản lí cũng mong muốn các yêu cầu sẽ có sự phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Giáo viên trường THCS Bình Thuận (Đại Từ) trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. Vấn đề bồi dưỡng chứng chỉ chức danh...