Cao ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi bảo vệ người Palestine tại Bờ Tây
Ngày 10/11, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Turk nhấn mạnh Israel phải lập tức thực hiện các biện pháp để bảo vệ người Palestine ở Bờ Tây, trong bối cảnh họ đang trở thành mục tiêu của các vụ bạo lực kể từ khi xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát tháng 10 vừa qua.
Người dân chờ sơ tán qua cửa khẩu Rafah, ngày 8/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Amman (Jordan), ông Turk nêu rõ người Palestine tại Bờ Tây đang hứng chịu bạo lực do các lực lượng và người định cư Israel gây ra, cũng như các hành vi xúc phạm, ngược đãi, bắt giữ, đuổi khỏi nhà và đe dọa. Theo ông Turk, ít nhất 176 người Palestine, trong đó có 43 trẻ em và 1 phụ nữ, đã thiệt mạng trong các vụ việc liên quan đến lực lượng an ninh Israel kể từ đầu tháng 10, trong khi ít nhất 8 người Palestine thiệt mạng trong các vụ việc liên quan người định cư Do Thái.
Cao ủy LHQ nhấn mạnh trước khi xung đột giữa Hamas và Israel leo thang ngày 7/10 vừa qua, người Palestine tại Bờ Tây đã hứng chịu 1 năm đẫm máu nhất từ trước đến nay, với khoảng 200 người thiệt mạng. Theo đó, ông Turk kêu gọi chính quyền Israel lập tức áp dụng các biện pháp bảo vệ người Palestine tại Bờ Tây.
Bạo lực gia tăng tại Bờ Tây làm dấy lên lo ngại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng này có thể trở thành khu vực xung đột tiếp theo, sau Dải Gaza và vùng biên giới phía Bắc Israel – nơi đang xảy ra giao tranh với phong trào Hezbollah tại Liban.
Cùng ngày 10/11, trang Press TV của Iran dẫn lời Ngoại trưởng nước này Hossein Amir-Abdollahian trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Qatar Mohammed Bin Abdulrahman Al Thani nhận định xung đột giữa Israel và Hamas lan rộng là “không thể tránh khỏi”. Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Abdollahian cho rằng bạo lực nhằm vào dân thường ở Gaza ngày càng tăng nên nguy cơ xung đột mở rộng là điều không thể tránh khỏi.
Ngoại trưởng Iran đưa ra nhận định trên trong bối cảnh các nhóm vũ trang trong khu vực như Hezbollah, Houthi và các phong trào thánh chiến Hồi giáo ở Iraq và Syria nhiều lần đe dọa tấn công Israel hoặc các mục tiêu Mỹ tại khu vực sau khi xung đột giữa Hamas và Israel bùng phát.
Video đang HOT
Người phát ngôn cánh quân sự của lực lượng Houthi ở Yemen ngày 10/11 thừa nhận nhóm này đã tiến hành loạt vụ tấn công vào Israel đêm 9/11. Theo người phát ngôn này, Houthi đã bắn tên lửa đạn đạo vào một số mục tiêu ở miền Nam Israel, trong đó có các vị trí ở Eilat.
Quân đội Israel (IDF) cũng cho biết đã kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đánh chặn một mục tiêu tình nghi hướng tới thung lũng Arava, gần thành phố Eilat trước khi vật thể này tiếp cận lãnh thổ Israel. Theo IDF, vật thể này dường như là một máy bay không người lái.
Ngay trong đêm 9/11, Thị trưởng thành phố Eilat Eli Lankri đã triệu tập cuộc họp đánh giá tình hình với các quan chức an ninh sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào một trường tiểu học trong thành phố. Sau cuộc họp, Thị trưởng Eli Lankri tuyên bố từ ngày 10/11 sẽ tạm đóng cửa các trường học trên toàn thành phố, kể cả trường mẫu giáo và các trường học đặc biệt.
Kinh tế Dải Gaza và Bờ Tây có thể thụt lùi hàng chục năm do xung đột Israel - Hamas
Theo một phân tích mới của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cuộc chiến giữa Israel và Hamas có thể khiến nền kinh tế của người Palestine ở Gaza và Bờ Tây bị thụt lùi hàng thập kỷ.
Những tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel xuống thành phố Gaza ngày 4/11. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN, ông Abdallah Al Dardari, Giám đốc Văn phòng khu vực của UNDP tại các quốc gia Arab, cho biết kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột mới nhất ở Gaza, số người Palestine sống trong cảnh nghèo đói đã tăng thêm 300.000 người.
Theo Cơ quan Cứu trợ và Việc làm Liên hợp quốc, gần 1,5 triệu người ở Gaza đã phải bỏ nhà cửa từ khi giao tranh bắt đầu vào tháng trước. Trong khi đó, việc Israel phong tỏa về nhiên liệu kết hợp với những lệnh cấm nghiêm ngặt về cung cấp thực phẩm, nước uống và y tế đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Theo phân tích của UNDP, các thước đo kinh tế quan trọng, như tỷ lệ việc làm và GDP, đều sụt giảm trên khắp Gaza và Bờ Tây.
Báo cáo của UNDP cảnh báo, cuộc xung đột tới nay đã xóa sổ 61% việc làm ở Gaza và 24% việc làm ở Bờ Tây. Dự báo sau một tháng chiến tranh, GDP của Palestine sẽ giảm 4,2% so với ước tính trước chiến tranh. Con số thiệt hại khoảng 857 triệu USD. Nếu xung đột kéo dài đến tháng thứ hai, con số đó sẽ tăng lên 1,7 tỷ USD, khiến GDP thiệt hại khoảng 8,4%.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Al Dardari nói: "Con số này rất lớn. Tôi đã theo dõi các cuộc xung đột trong 30 năm và viết về các xung đột. Tôi chưa bao giờ chứng kiến một cú sốc mạnh như vậy trong thời gian ngắn như thế".
Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng nghèo đói ở Gaza vốn đã nghiêm trọng trước chiến dịch tấn công của Israel, khi 61% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào năm 2020.
Trong suốt 17 năm qua, Israel và Ai Cập đã hạn chế nghiêm ngặt lối vào Gaza - khu vực đông đúc có khoảng 2 triệu người sinh sống. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền từ lâu đã gọi Gaza là "nhà tù ngoài trời".
Bùng nổ cuộc chiến mới nhất chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn kinh tế ở đây.
Báo cáo của UNDP cho biết sau một tháng giao tranh, số người sống trong cảnh nghèo đói ở Gaza và Bờ Tây đã tăng gần 20%. Theo ông Al Dardari, nếu chiến tranh kéo dài sang tháng thứ hai, người nghèo sẽ tăng lên tới 34%, tương đương 500.000 người.
Theo Văn phòng Điều phối Vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc, thiệt hại về công trình ở Gaza là nghiêm trọng trong suốt chiến dịch kéo dài 4 tuần qua của Israel. Gần một nửa số nhà ở đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy do các đợt bắn phá. 40% cơ sở giáo dục bị hư hỏng.
Báo cáo của UNDP dự báo rằng Gaza và Bờ Tây sẽ thụt lùi từ 11 đến 16 năm về mặt phát triển con người do cuộc xung đột hiện nay. Ước tính này xuất phát từ đánh giá của UNDP về các chỉ số giáo dục, y tế và kinh tế - những thước đo thuộc Chỉ số Phát triển Con người.
Người dân ở Gaza vẫn phải sống dưới làn bom đạn của Israel dội xuống dải đất hàng ngày. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Al Dardari, nếu giao tranh tiếp tục kéo dài sang tháng thứ hai, nền kinh tế Palestine sẽ bị lùi lại 19 năm phát triển. Ông nói: "Điều đó có nghĩa là Palestine sẽ quay trở lại năm 2001, 2002. Mọi khoản đầu tư mà cộng đồng quốc tế và người dân Palestine đã đầu tư để phát triển con người như y tế, giáo dục, tăng trưởng, kinh doanh, mọi thứ được xây dựng từ năm 2002 đều không còn".
Các quan chức ở Israel chưa đưa ra dấu hiệu công khai nào về thời gian dự kiến thực hiện hoạt động quân sự ở Gaza, ngoài tuyên bố rằng cuộc chiến có thể sẽ kéo dài và mục tiêu của cuộc tấn công trên không cũng như trên bộ là tiêu diệt hoàn toàn Hamas.
Mới đây, ngày 8/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhắc lại rằng ông sẽ không chấp thuận lệnh ngừng bắn cho đến khi khoảng 240 con tin đang bị giam giữ ở Gaza được thả ra.
Tuy nhiên, đã xuất hiện các câu hỏi về cách quản lý Gaza thời hậu chiến trong những ngày gần đây, sau khi ông Netanyahu nói rằng Israel phải có trách nhiệm an ninh chung tại Gaza trong một thời gian không xác định. Sau đó, các cố vấn của ông đã giải thích rằng Israel sẽ chỉ tìm cách kiểm soát an ninh trong khu vực chứ không phải quyền lực cai trị.
UNDP chưa đưa ra ước tính về chi phí tái thiết ở Gaza sau khi đạt được lệnh ngừng bắn, do không chắc chắn về thời gian Israel thực hiện chiến dịch. Ông Al Dardari nói rằng UNDP cuối cùng có thể sẽ tham gia vào tái thiết khu vực bị tàn phá, mặc dù ông cảnh báo rằng việc Israel tiếp tục phong tỏa sẽ làm phức tạp quá trình này. Ông nói: "Từ góc độ kỹ thuật, không thể tái thiết quy mô lớn trong tình trạng bị phong tỏa".
Xung đột Israel - Hamas khốc liệt nhất từ năm 1948 Cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza là đợt xung đột đẫm máu nhất giữa người Israel và người Palestine kể từ năm 1948. Bộ binh Israel tiến sâu vào Dải Gaza ngày 2/11. Ảnh: THX/TTXVN Kể từ khi bạo lực bùng phát vào ngày 7/10 sau vụ tấn công bất ngờ xuyên biên giới của Hamas,...