Cao nguyên Mộc Châu tổ chức linh đình Lễ hội Cầu Mưa
Sáng nay (20.3) tại nhà văn hóa xã Mường Sang ( huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã diễn ra Lễ hội Cầu Mưa linh đình của dân tộc Thái. Việc tổ chức lễ hội này với ý nghĩa cầu sự may mắn, bình an, mùa màng tươi tốt… đến với đồng bào dân tộc Thái trên cao nguyên nói riêng và toàn tỉnh Sơn La nói chung.
Người Thái ở Sơn La quan niệm rằng, thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha (do mẹ chúng chửa hoang), không có mái nhà che đầu, nên đã không làm mưa xuống khiến cho trời hạn hán.
Vì vậy dân bản phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối, để mời thần linh về nghe nguyện vọng của bà con, đồng thời trách phạt những người phụ nữ đó đã không biết giữ mình.
Những lời cầu xin, trách móc được truyền tụng và đúc kết thành các bài cúng và các trò chơi dân gian trong lễ hội cầu mưa, tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt của đồng bào dân tộc Thái. Đoàn hát thường đông tới 20 – 25 người. Ai cũng tự sắm sửa áo cóm, khăn piêu đội đầu tham ra lễ hội cầu mong mắn, sức khỏe đến với gia đình và người thân.
Lễ hội cầu mưa của dân tộc Thái được tổ chức linh đình tại nhà văn hóa xã Mường Sang, huyện Mộc Châu.
Ông Lường Văn Út là một trong những ông Mo có tiếng tăm ở bản Nà Bó 1, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu cho biết: Để tổ chức lễ hội cầu mưa diễn ra xuân sẻ, bà con dân bản chúng tôi đã chuẩn bị khoảng 15 ngày trước đó. Chúng tôi phân công 1 người uy tín lên rừng chặt cây tre đẹp dài 3,2m về làm cây vạn vật, vì cây này rất quan trong ngày lễ.
Phụ nữ thì đồ xôi, hái rau, gói bánh chưng… thanh niên trai tráng thì mổ lợn, gà đặt mâm cỗ. Ngoài ra các già làng bắt tay vào đan hình tượng chim chóc, muông thú, lúa… bằng tre để treo lên cây vạn vật tế trời đất, cầu mong sức khỏe, may mắn, phát lộc phát tài đến với người dân trong bản.
Video đang HOT
Ông mo cùng đông đảo bà con đang tổ chức nghi lễ cầu mưa.
Lễ hội cầu mưa của người Thái diễn ra trong tháng 3, tháng 4 Âm lịch (tức tháng 10, tháng 11 lịch Thái), tập trung nhau ở bãi sân rộng hoặc các nhà văn hóa bản. Tham gia lễ hội đông nhất là nam nữ thanh niên, còn lớp người trung niên và người già thì ở nhà để đón tiếp đoàn hát cầu mưa.
Dẫn đầu đoàn hát là bà Mẻ Mài (bà góa) làm người lĩnh xướng cùng các chị em trong bản đã lập gia đình ở tuổi trung niên và thầy mo đi cầu mưa. Sau đó, đoàn cầu mưa ra mó nước cúng thổ địa, thần linh xin nước đựng vào ống tre đem về địa điểm diễn ra lễ cầu mưa và đặt cạnh cây vạn vật.
Dân bản cử 1 đại diện đóng vai ông then (trời) ngồi ghế ở phía trên mâm cỗ và cây vạn vật, rồi dùng nước ban cho dân bản, rồi đi vòng quanh vẩy nước lên những người dự lễ với mong muốn cho một năm mưa thuận gió hòa, bình an… Kết thúc buổi lễ dân bản cùng nhau ca hát, múa xòe và tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, đã đem lại một bầu không khí vui nhộn nơi rẻo cao.
Người dân cử 1 đại diện đóng vai ông then (trời) ngồi ghế ở phía trên mâm cỗ và cây vạn vật cầu mưa.
Đông đảo bà con dân tộc Thái mặc trang phục truyền thống, đội khăn piêu tham gia lễ hội.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch huyện Mộc Châu cho biết: Cộng đồng dân tộc Thái ở xã Mường Sang, bà con sống quần cư những dòng suối, thung lũng ven đồi núi. Người Thái ở đây canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên, với quan niệm vạn vật hữu linh và tin rằng mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày đều do 1 lực lượng siêu nhiên chi phối. Do vậy cứ vào dịp tháng 3, 4 âm lịch hàng năm, người Thái đều tổ chức lễ hội cầu mưa cho năm mới mùa màng tươi tốt.
bà Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phát biểu tại Lễ hội cầu mưa.
Việc tổ chức Lễ hội cầu mưa, nhằm mục đích củng cố và nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước, đồng thời giáo dục con cháu về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Lễ hội cầu mưa còn thể hiện bản sắc văn hóa của người Thái cần được gìn giữ và phát huy đến với đông đảo quần chúng nhân dân.
Theo Danviet
Đất tốt, khí hậu mát mẻ, chỉ trồng đậu cô ve cũng có tiền
Ông Trần Văn Tiến, bản An Thái (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng đậu cô ve trên 1.200m2 vườn sau nhà, đến vụ thu hoạch nhà ông hái mỏi tay, cứ cân quả lên tính tiền đều tay.
Mộc Châu (Sơn La) được thiên nhiên ban tặng cho đất đai, thổ nhưỡng màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm. Tận dụng những thuận lợi đó, nhiều hộ nông dân ở xã Mường Sang đã trồng rau, củ, quả ngắn ngày để nâng cao thu nhập kinh tế. Ông Trần Văn Tiến đã cải tạo đất vườn trồng đậu cô ve, nhờ vậy gia đình ông đã có cuộc sống no đủ và xây được nhà cửa khang trang.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Tiến cho biết: Gia đình tôi nhận thấy trồng đậu cô ve có thể bán chạy và cho thu hoạch nhanh, ít tốn chi phí chăm sóc. Sau đó, tôi bàn với vợ mua dây thép về làm giàn đậu cô ve trên 1.200m2 đất vườn. Tôi khoan giếng, mua máy bơm, lắp đặt hệ thống dẫn nước để thuận tiện cho việc tưới tiêu. Sau một thời gian ngắn, vườn đậu cô ve của gia đình tôi đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.
Nhờ chăm sóc tốt, vườn đậu cô ve của gia đình ông luôn cho quả chất lượng.
Để giàn đậu cô ve sinh trưởng tươi tốt, ông Tiến thường xuyên tưới nước đều đặn cho vườn đậu, tránh làm cây bị còi cọc, vàng úa. Đậu cô ve là loại cây trồng rất cần nước để phát triển, nên hàng ngày ông luôn quan tâm đến lượng nước tưới cho vườn cô ve đầy đủ. Lúc cây đậu chưa ra quả thì ông Tiến bón phân chuồng kết hợp với phân hữu cơ, khi cây ra hoa kết trái ông bón phân kaly, phân lân NPK. Ông Tiến luôn nói không với việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các chất kích thích gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng. Vì thế, mà vườn đậu cô ve của gia đình ông luôn được khách hàng đón nhận và bán đều tay với gia cao.
Bình quân 1 năm, ông Tiến trồng được 2 vụ, cho thu lãi 60 triệu đồng.
Theo ông Tiến, cách chăm sóc đậu cô ve rất dễ dàng không cần bỏ công sức nhiều như trồng ngô, lúa và chăn nuôi gia súc. Đến thời điểm dây đậu leo lên giàn, lấy dây khâu bao tải buộc dây đậu cô ve quanh các trụ giàn, cắt tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng phân chuồng. Lúc dây leo lên giàn, ông điều chỉnh dây phân bố cho đồng đều, cắt bỏ các nhánh nhỏ, nhánh vàng úa cho giàn được thông thoáng, góp phần tăng đậu cho quả đậu đạt chất lượng cao nhất.
Ông Tiến đóng gói sản phẩm để bán cho các thương lái.
Ông Tiến cho hay: Tôi trồng đậu cô ve được 4 năm rồi, cuộc sống của gia đình đã dư giả lên hẳn. Khi đến vụ thu thoạch, tôi mang đậu cô ve bán trên các chợ trung tâm huyện luôn được giá cao và ổn định. Bình quân mỗi năm tôi trồng được 2 vụ, vụ đầu tiên trồng từ tháng 3 đến tháng 4. Vụ thứ 2 trồng từ tháng 10 đến cuối tháng 12, mỗi vụ cho thu nhập hơn 30 triệu đồng. Tính ra, 1 năm tôi thu lời 60 triệu đồng từ đậu cô ve. So với các tỉnh dưới xuôi, tôi thấy đậu cô ve trồng ở trên miền núi bán được với giá cao hơn, vì có ít hộ dân trồng loại đậu này.
Theo Danviet
Bé thoát chết hy hữu sau khi ô tô lao xuống vực sâu hàng trăm mét nát bươm 23h đêm qua 17/3, đang lưu thông trong đêm tối với tốc độ cao, chiếc xe ô tô con bất ngờ mất lái lao xuống vực sâu khiến 1 người chết, 1 người bị thương được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Thông tin với PV báo Bảo vệ pháp luật cách đây ít phút, Viện trưởng VKSND huyện Mộc...