Cao học Việt Bỉ đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực .
Từ tháng 2 năm 2012, Chương trình Cao học Việt Bỉ – liên kết giữa trường Kinh tế và Quản lý Solvay Brussels và Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – đưa vào giảng dạy hai chương trình cao học chuyên ngành: Thạc sĩ Quản trị Tài chính và Ngân hàng, Thạc sĩ Marketing và Quảng cáo.
Thiết kế theo giáo trình quốc tế, với các môn học có tính ứng dụng cao và kiến thức cập nhật theo sát thực tế, hai chương trình hướng đến đội ngũ quản lý hiện hành cũng như các ứng viên cho các vị trí quản lý tại doanh nghiệp.
Là chương trình đào tạo trên đại học, khởi điểm từ hợp tác của hai chính phủ Việt Nam và Bỉ từ năm 1996, đến nay chương trình đã đào tạo hơn 1,500 thạc sĩ tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và quản lý công. Với hai chương trình mới tại Hà Nội, chuyên sâu vào hai lĩnh vực then chốt của các doanh nghiệp, Cao học Việt Bỉ đã nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của các công ty về một lực lượng nhân sự cao cấp tự tin về kiến thức chuyên môn và chuyên nghiệp về kỹ năng quản lý và lãnh đạo, giúp cho các doanh nghiệp vượt qua các thử thách của giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, hướng tới sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế.
Đối tác Việt Nam của Chương trình Cao học Việt – Bỉ là Viện Đào tạo Quốc tế (ĐTQT) thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) là cơ sở thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế của nhà trường. Viện đã có những đóng góp vào quá trình phát triển của Trường ĐH KTQD, góp phần khẳng định vị thế của một trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong các trường đại học khối kinh tế, và quản trị kinh doanh. Các chương trình hợp tác quốc tế của Viện là một kênh chuyển giao công nghệ đào tạo tiên tiến cho Nhà trường, đồng thời cung cấp cho đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hội làm việc và phát triển trong môi trường quốc tế.
Video đang HOT
Về phía đối tác Bỉ, Trường Kinh tế và Quản lý Solvay Brussels (SBS-EM), được Tổ Chức Châu Âu về Phát triển Quản trị cấp chứng nhận về chất lượng EQUIS, trực thuộc Đại học Tổng hợp Tự do Bruxelles tại thủ đô nước Bỉ. Có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ, SBS-EM là ngôi trường danh tiếng hàng đầu với các chương trình cao học trải đều trên các lĩnh vực quản trị tổng quát và quản trị chuyên ngành. Hai chương trình Thạc sĩ Quản trị Tài chính và Ngân hàng, Thạc sĩ Quản trị Marketing và Quảng cáo đều có thâm niên hơn 20 năm tại Châu Âu.
Buổi giới thiệu thông tin cho hai chương trình được tồ chức tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào 18h30 ngày 26/4.
Đăng ký tham dự:
Đt: (04) 36285711,
Email: infovietbi@isneu.org
Website: www.isneu.edu.vn
Theo dân trí
Bế tắc đào tạo tài năng: Cần chú trọng đầu ra
Cần thiết phải có chương trình dành cho những người giỏi nhưng thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao.
SV chương trình kỹ sư tài năng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chương trình nặng nề, thiếu thực tế
Mới đây một cựu sinh viên (SV) chương trình kỹ sư - cử nhân tài năng đã lập bảng câu hỏi khảo sát về chương trình gửi cho bạn bè. Nhiều ý kiến cho rằng chương trình đào tạo chưa linh hoạt và còn nặng nề bởi SV vừa học chương trình đại trà của Bộ GD-ĐT, vừa phải "gánh" chương trình tài năng của ĐH Quốc gia TP.HCM.
T.D - cựu SV khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) TP.HCM - cho biết: "Vừa phải "ngốn" một khối lượng chương trình tài năng rất nặng vừa phải học chung với lớp đại trà. Những môn trùng nhau, nhiều bạn phản đối bằng cách nghỉ học tại lớp đại trà". SV tài năng tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng trong tình trạng quá tải. Một kỹ sư tài năng ngành công nghệ thông tin thổ lộ: "Chương trình học rất nặng nhưng lại lan man. Em được học rất nhiều thứ từ lập trình, công nghệ tri thức, mạng, ADSL... nhưng lại không học sâu nên khi ra trường bị thất thế so với các bạn học lớp thường".
H.N - SV Trường ĐH KHXH-NV - còn cho rằng: "Chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho lớp tài năng giống với chương trình đào tạo ở bậc cao học. Do vậy, nếu học từ lớp tài năng rồi học lên cao học cùng chuyên ngành sẽ thấy có rất nhiều sự trùng lặp. Phải chăng quá lãng phí và không khoa học?".
Bất hợp lý về chính sách đầu ra
Trao đổi với Thanh Niên, TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết: "Năm 2012, ĐH Quốc gia sẽ tạm dừng tuyển sinh mới chương trình tài năng nhằm rà soát lại hiệu quả chương trình cũng như tìm thêm nguồn kinh phí bổ sung cho hoạt động".
Trước thực trạng đào tạo và hiệu quả sử dụng như hiện nay, vấn đề được đặt ra là nên phát triển chương trình tài năng theo hướng nào. Thạc sĩ Ngô Trà My - giảng viên khoa Văn học và ngôn ngữ - cho rằng: "Tôi có cảm giác bản thân người xây dựng đề án này còn khá lúng túng, nhất là ở đầu ra. Một đề án ngay khi xây dựng cần phải có đầu ra chắc chắn, trong khi đề án này lại quá chung chung. Bản thân các SV đều là SV giỏi được chọn lọc để tham gia chương trình, nhưng khi tốt nghiệp lại không biết làm gì với công việc đó để kiếm sống và gắn bó với nghề. Đó là mâu thuẫn của chương trình này".
Nói về chương trình đào tạo tài năng, PGS-TS Dương Anh Đức - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết: "Chương trình tài năng phải tạm dừng vì khó khăn kinh phí, cũng có một số ngành học ít hiệu quả vì tổ chức và tính chất ngành nghề. Nhưng một số ngành, ví dụ như vật lý, nếu không có lớp tài năng thì việc bổ sung lực lượng cho các viện nghiên cứu còn khó khăn hơn nữa. Do vậy, việc duy trì chương trình này là cần thiết, nhưng phải xem thêm cách thức đào tạo và sử dụng người học".
PGS-TS Đoàn Lê Giang - Trưởng khoa Văn học và ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH-NV - đề xuất: "Vấn đề của chương trình còn nằm ở chính sách đầu ra. Nhiều SV chưa được tạo điều kiện làm việc tốt, nhiều SV giỏi tiếp tục du học nước ngoài không trở về... Như vậy, Nhà nước đầu tư một nguồn tiền lớn rất lãng phí". Trên cơ sở này, ông Giang đề xuất: Cần phải có chính sách đầu ra chặt chẽ và hợp lý, vừa tạo điều kiện làm việc vừa phải giữ chân được những nhân tài đã đào tạo. Như cách làm của TP.Đà Nẵng cũng hay, họ đầu tư cho mỗi SV tài năng 2 triệu đồng/tháng và sau khi tốt nghiệp phải trở về địa phương phục vụ".
Theo TNO
Không để người mù ngoại ngữ vào cao học Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, hiện nay 14 trường có sai phạm về việc miễn thi đầu vào ngoại ngữ cho các thí sinh dự thi tuyển sinh hệ thạc sĩ đang rà soát lại để báo cáo Bộ GD&ĐT. Ông cũng khẳng định, không thể để người mù ngoại ngữ học...