Cao Bằng công nhận mới 15 trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2017
Trong năm, toàn tỉnh Cao Bằng đã công nhận mới 15 trường đạt trường chuẩn quốc gia, bằng 115,4% kế hoạch, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh lên 109 trường, trong đó có 28 trường mầm non; 49 trường tiểu học; 28 trường THCS và 4 trường THPT.
Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Cao Bằng trao Bằng công nhận cho Trường Mầm non xã Chí Thảo (Quảng Uyên) đạt chuẩn quốc gia mức độ I
Ngoài ra, theo thông tin trên báo Cao Bằng năm học 2017 – 2018, toàn tỉnh có 664 trường học các cấp, tăng 6 trường so năm học 2016 – 2017. Tỷ lệ phòng học kiên cố các cấp học đạt 68,09%; 70% điểm trường được kiên cố hóa.
100% trường tiểu học, THCS, THPT có đủ thiết bị dạy học tối thiểu, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học; 8% trường tiểu học, THCS, THPT có thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng để thiết bị dạy học. Về phòng học bán kiên cố, cấp tiểu học còn 45,15%, cấp THCS còn 12,16%, cấp THPT còn 5,64%. Phòng học tạm, mượn, học nhờ, khối tiểu học còn 10,7%, THCS còn 1,36%.
Video đang HOT
Phổ cập giáo dục tiểu học, THCS được duy trì tại 13/13 huyện Thành phố, 199/199 xã, phường, thị trấn; 13/13 huyện, Thành phố, 197/199 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Theo Moitruong.net
Chương trình, SGK mới: Băn khoăn lớp đông, thiếu thiết bị dạy học
Để triển khai Chương trình GDPT mới có hiệu quả, Ban soạn thảo khẳng định, một trong những yêu cầu quan trọng là đảm bảo cơ sở vật chất.
Đội ngũ giáo viên là yếu tốt nòng cốt quyết định sự thành công của Chương trình này.
Cụ thể, cấp tiểu học phải tổ chức dạy 2 buổi/ngày, mỗi lớp không quá 35 học sinh/lớp và không quá 45 học sinh/lớp ở cấp THCS và THPT; số lượng phòng học bộ môn, phòng máy tính phải được bố trí tăng gấp hai, ba lần so với hiện tại.... Quy định này khiến nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai.
Với quy định này, Hiệu trưởng nhiều trường học từ tiểu học đến THPT tại Hà Nội không khỏi băn khoăn, lo lắng khi mà cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện nay còn nhiều hạn chế. Bởi các trường ở ngoại thành có quỹ đất xây dựng lại thiếu về trang thiết bị đồ dùng dạy học, còn những trường ở các quận nội thành có thể đáp ứng được trang thiết bị dạy học thì về sĩ số học sinh/lớp lại không đáp ứng được yêu cầu, thậm chí kể cả trường đạt chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, Chương trình mới cho phép học sinh được lựa chọn môn học và học tích hợp liên môn, khiến các trường cũng phải bố trí phòng học bộ môn nhiều hơn. Trong khi đó, tới thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng chương trình mới.
Ông Trần Văn Đạo, Hiệu trưởng Trường THCS Đại Cường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội băn khoăn: "Hiện nay, trường đang xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, các phòng bộ môn theo tiêu chuẩn của năm 2012 đã xây dựng xong. Do điều kiện tới đây, chúng tôi tiếp nhận chương trình, sách giáo khoa mới liệu cơ sở vật chất, các phòng bộ môn kích thước, tiêu chuẩn, điều kiện như vậy có tiếp tục đáp ứng được với chương trình, sách giáo khoa tới đây hay không? Tới đây, chúng ta dạy liên môn tích hợp các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên tích hợp. Các phòng bộ môn đó lại đã xây dựng rồi thì sẽ không đáp ứng được".
Hiện, toàn thành phố có gần 2.700 trường học và các cơ sở giáo dục, trong đó có hơn 1000 trường đạt chuẩn quốc gia. Theo khảo sát sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ học sinh/lớp ở các trường từ tiểu học đến THPT vẫn khá cao so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số quận, huyện tỷ lệ lên tới 60 học sinh/lớp. Phòng học bộ môn của các trường cũng khá khiêm tốn, trung bình phòng học bộ môn khối trung học cở sở đạt 3 phòng/trường. Ở cấp trung học phổ thông khoảng 5 phòng/ trường.
Ông Nguyễn Thế Sơn, Phó Trưởng phòng kế hoạch tài chính Sở GD - ĐT Hà Nội cho biết, theo Quyết định 37 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với tỷ lệ sĩ số và phòng học bộ môn của các trường có như hiện nay về cơ bản mới đáp ứng được 70% và hơn 50% thiết bị dạy học ở các cấp khi triển khai chương trình mới.
Để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới theo đúng lộ trình, ông Nguyễn Thế Sơn kiến nghị: Bộ Giáo dục, đặc biệt là Cục Cơ sở vật chất và Cục kế hoạch tài chính quan tâm giúp đỡ thành phố để xây dựng kế hoạch chuẩn hóa được các tiêu chuẩn về phòng học, phòng học bộ môn và các trang thiết bị đồ dùng học tập phục vụ cho chương trình, sách giáo khoa mới. Bộ giúp Sở Giáo dục trình thành phố Đề án tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát, xây dựng trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn. Hiện nay, theo rà soát trong 3 năm tới, thành phố tăng 66 nghìn học sinh.
Khó khăn về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học theo Chương trình, sách giáo khoa mới không chỉ ở thành phố Hà Nội, mà còn là khó khăn chung đối với nhiều tỉnh, thành phố khác.
Trước thực tế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học. Các cơ sở giáo dục kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phân loại theo 3 nhóm: Còn sử dụng được; hư hỏng nhưng có thể cải tạo, sửa chữa được; hư hỏng nhưng không thể cải tạo, sửa chữa được. Trên cơ sở đó, tổ chức cải tạo, sửa chữa và tự làm thiết bị dạy học; xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung phù hợp với lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu năm 2019-2020.
Ông Phạm Hùng Anh, Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Bộ GD -ĐT cho biết: Về thiết bị dạy học tối thiểu, Bộ sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học các môn học trước thời điểm áp dụng chương trình mới tối thiểu là 10 tháng để địa phương có thể có đủ điều kiện thời gian để chuẩn bị trang bị. Như vậy với yêu cầu mới, sắp tới, Bộ yêu cầu sẽ phải rà soát, sắp xếp lại, bố trí sử dụng lại hệ thống cơ sở vật chất có hiệu quả trong điều kiện thực tế. Với hệ thống phòng học bộ môn cho các môn học, Bộ sẽ có phương án để tính toán cải tạo phòng học trở thành các phòng học bộ môn
Theo VOV
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm mới được phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội vừa có công văn hướng dẫn, bổ sung một số nội dung về quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn. Để làm rõ hơn quy định trưởng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải có ít nhất 2 năm công tác liên tục trong ngành giáo...