Canon trình diễn dòng máy ảnh EOS R tại Hà Nội
Tại sự kiện ‘Tầm cao mới của nghệ thuật nhiếp ảnh’ diễn ra tại Hà Nội ngày 14/11, Canon Marketing Việt Nam đã mang đến cho giới nhiếp ảnh cơ hội trải nghiệm chiếc máy ảnh không gương lật full-frame EOS R mới nhất của hãng.
Nhiếp ảnh gia Roberto Valenzuela
Canon EOS R sở hữu nhiều tính năng ưu việt với cảm biến CMOS 30.3 MP, vi xử lý hình ảnh Digic 8 và công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel mang lại chất lượng hình ảnh chân thật và màu sắc rực rỡ.
Ngoài ra với hệ ống kính ngàm RF, kết hợp khả năng quay phim 4K, chế độ quay phim C-log và khả năng xuất HDMI 10-bit, EOS R giúp người dùng tạo ra các đoạn phim sắc nét, sống động.
Những điểm mạnh trên đã biến EOS R trở thành một sự lựa chọn hàng đầu dành cho những người dùng chuyên chụp ảnh và quay phim cưới, thời trang, cũng như sự kiện.
Tại sự kiện, nhiếp ảnh gia Roberto Valenzuela (người được vinh danh là nhà sáng tạo ánh sáng xuất sắc của Canon USA), chia sẻ EOS R có những tính năng vượt trội giúp ông có thể bắt trọn những khoảnh khắc quan trọng trong điều kiện sáng thay đổi rất nhanh hoặc có thể tiếp cận gần với chủ thế hơn ngay cả khi máy ảnh không phải lúc nào cũng ở ngay trước mắt.
Đây là những điều trước đây nhiếp ảnh gia này khó có thể thực hiện được trên những máy DSLR.
Giới nhiếp ảnh Hà Nội trải nghiệm sản phẩm
Video đang HOT
Canon EOS R được trang bị hàng loạt công nghệ tiên tiến
Bên cạnh đó, tính năng xem ảnh nhanh trên smartphone và tablet thông qua kết nối Wi-Fi và Bluetooth giúp người chụp có thể xem lại ảnh thuận tiện.
Không chỉ ảnh cưới, Canon EOS R với ống kính RF 28-70mm f2.0L còn hỗ trợ linh hoạt cho mọi nhu cầu chụp ảnh thời trang. Trong các điều kiện thiếu sáng, mức ISO lên đến 102.400 giúp các nhiếp ảnh gia vẫn có thể sáng tạo nên những bức ảnh nghệ thuật và dễ dàng in ảnh kích thước lớn với cảm biến Cmos 30.3 MP.
“EOS R có khả năng bắt nét rất nhanh và chính xác kể cả khi đang chụp ở điều kiện ngược sáng. Tôi thử ở mức ISO cao và thật sự ấn tượng với chất lượng ảnh mà cảm biến 30.3 MP của EOS R đem lại”, nhiếp ảnh gia thời trang Thai Pham chia sẻ.
“Tầm cao mới của nghệ thuật nhiếp ảnh” là sự kiện được Canon tổ chức tại 9 thành phố trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Kuala Lumpur, Bangkok, Hà Nội, TP.HCM, Hongkong, Jakarta, Manila, Singapore và Đài Bắc.
Theo Báo Mới
Máy ảnh không gương lật (Mirrorless) là gì mà dạo gần đây nhiều hãng lại ào ào chuyển sang sản xuất?
Máy ảnh không gương lật (Mirrorless) được cho là loại máy ảnh của tương lai, sẽ thay thế các máy ảnh DSLR đã được giới chụp ảnh sử dụng trong 2 thập kỉ, nhưng chúng có gì đặc biệt?
EOS R, chiếc máy ảnh không gương lật Full-frame đầu tiên của Canon.
Trong suốt 2 thập kỉ qua, những chiếc máy DSLR (Digital Single-Lens Reflex) là đỉnh cao công nghệ của ngành nhiếp ảnh. Nhưng nó đang dần được thay thế bởi một sản phẩm mới 'trẻ tuổi' và nhiều tính năng hơn, đó chính là máy ảnh không gương lật (Mirrorless).
Nikon Z7, cũng là sản phẩm không gương lật có cảm biến Full-frame đầu tiên của hãng này xuất hiện trên thị trường.
Các máy DSLR truyền thống có một miếng gương, khi chưa chụp ảnh sẽ phản chiếu hình ảnh của ống kính lên một ống ngắm quang học. Ngay lúc bấm chụp, kính này sẽ lật lên, cho ánh sáng đi tới cảm biến để thành phần này thực hiện ghi lại hình ảnh. Nhưng như cái tên gợi ý, thì máy ảnh không gương lật không hề có phần kính lật, nên cảm biến hình ảnh và cơ chế xem trước (preview) khung hình trước khi chụp cũng phải được thiết kế lại hoàn toàn.
Cảm biến của các máy không gương lật sẽ luôn nhận được hình ảnh, sẽ sau đó 'truyền' tín hiệu hình ảnh này cho màn hình, hoặc kính ngắm điện tử (EVF). Kính ngắm điện tử bản chất cũng là một màn hình, nhưng được đặt trong phần 'gù' trên nắp máy giống với DSLR. Cũng vì loại bỏ được một thành phần chiếm nhiều diện tích, nên thông thường máy ảnh không gương lật sẽ nhỏ bé hơn DSLR có cùng cảm biến.
Đa phần các máy ảnh du lịch, và cả Smartphone thực chất cũng là máy ảnh không gương lật. Nhưng khi nói về loại máy ảnh này, mọi người thường chỉ các máy có khả năng thay thế ống kính, nhằm tay đổi tiêu cự và có chất lượng quang học cao hơn.
Máy ảnh không gương lật có nhiều điểm mạnh đã và đang được khai thác. Do kính ngắm điện tử là một thành phần...điện tử, nên người dùng hoàn toàn có thể đặt bất cứ thông tin nào vào, giúp cho việc chụp ảnh và xem thông tin trở nên dễ dàng hơn. Ta cũng có thể đặt chế độ "Live view", tức là xem trước được hình ảnh cuối cùng sẽ như thế nào. Hơn nữa, ta còn có thể quay video khi nhìn qua kính ngắm điện tử, tăng tính công thái học so với phải nhìn màn hình như DSLR.
Ưu điểm thứ 2 hiện còn đang được khai thác, đó là những gì cảm biến hình ảnh (sensor) có thể làm được. Với máy ảnh không gương lật, cảm biến hình ảnh hoạt động liên tục, gửi một lượng thông tin lớn về chip xử lí. Nhờ vào việc phân tích các thông tin này, mà các hãng có thể gia tăng chất lượng hình ảnh, tốc độ lấy nét và làm được nhiều tính năng đặc biệt hơn nữa trong tương lai.
Một ưu điểm nữa cũng đáng nói đó là khả năng chụp ảnh im lặng (Silent shooting). Các máy ảnh không gương lật có thể áp dụng màn trập điện tử, 'scan' hình ảnh một cách độc lập mà không cần sử dụng các thành phần vật lí nên hoàn toàn không tạo ra bất cứ tiếng động nào khi chụp một bức ảnh. Các máy DSLR trước đây cũng có chế độ 'im lặng', nhưng trên thực tế thì chỉ giảm được phần nào tiếng ồn mà thôi, không hết hoàn toàn được.
Nhưng không phải vì vậy mà loại máy này hoàn hảo. Do được thiết kế nhỏ gọn, nhưng lại hoạt động liên tục nên các máy không gương lật thường có thời lượng pin ngắn hơn so với DSLR truyền thống. Một máy ảnh Sony (thế hệ cũ) sử dụng viên pin FW50 chỉ có thể chụp được hơn 300 tấm, khá tệ so với con số trên 1000 tấm của máy DSLR. Nhưng tình trạng này đã được giải quyết phần nào với việc Sony cùng các hãng khác đang nghiên cứu các loại pin mới, với dung lượng lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Một dẫn chứng cho việc máy ảnh không gương lật đang phát triển nhanh đó là tất cả các hãng máy ảnh lớn trên Thế giới đều đang ra mắt dòng sản phẩm này. Sony đã 'đi trước đón đầu' suốt 8 năm qua, và giờ đã có một hệ thống rất đầy đủ từ máy ảnh tầm thấp đến cao, và các ống kính đủ tiêu cự.
Canon, Nikon, Leica, Panasonic và Sigma mới đây cũng ra mắt, hoặc thông báo về việc phát triển những chiếc máy ảnh không gương lật sử dụng cảm biến Full-frame cho riêng mình, bắt đầu cho một 'cuộc chiến không gương lật' sẽ rất khốc liệt trong tương lai.
Ta cũng không thể không nói về Fujifilm, tuy không tham gia thị trường cảm biến Full-frame nhưng đã rất thành công với các máy ảnh nhỏ gọn sử dụng cảm biến APS-C (nhỏ hơn Full-frame) và Medium Format (lớn hơn Full-frame), và sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong những năm sắp tới.
Máy ảnh Leica SL.
Máy ảnh không gương lật thể hiện xu thế chung của Thế giới công nghệ, đó là sử dụng sức mạnh xử lí, sự thông minh của phần mềm để vượt qua các giới hạn về phần cứng, các thành phần vật lí.
Theo Tri Thuc Tre
Canon EOS R sắp sửa có người kế nhiệm chỉ trong vòng một năm nữa Khi mà sức nóng của chiếc máy ảnh mirrorless full frame đầu tiên Canon EOS R vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thì Canon đã có kế hoạch cho người kế nhiệm với mã "K433". Canon EOS R sắp sửa có người kế nhiệm chỉ trong vòng một năm nữa Chiếc máy ảnh mirrorless full frame thứ hai của Canon có mã...