Cảnh tượng nổ bom ở Bangkok ám ảnh người sống sót
Giống như anh chị mình, chỉ cần nhắm mắt lại là bà Ong Chiew Kee nhớ đến cảnh tượng người mẹ bế đứa con trai gào khóc thảm thiết và những xác chết la liệt xung quanh vào buổi tối định mệnh ở Bangkok.
Bà Betty Ong may mắn sống sót trong vụ đánh bom. Ảnh: CNA
Giống như nhiều du khách khác, bà Betty Ong Chiew Huay, 70 tuổi, người Singapore, hôm 17/8 đến thăm bức tượng Bà La Môn nổi tiếng ở ngôi đền Erawan để bày tỏ lòng thành kính. Bất thình lình, một âm thanh chói tai vang lên.
“Tôi quay đầu lại. Đó là một vụ nổ, sáng lóa. Tôi nghĩ ‘Ôi Phật 4 mặt hiển linh’. Tôi không hề biết đó là một vụ nổ bom”, bà nhớ lại. “Sau đó tôi thấy mọi người la hét rằng có một vụ nổ. Tiếng nổ quá lớn làm tôi không nghe thấy gì. Tôi mất thăng bằng và phải nhanh chóng ngồi thụp xuống vị trí vừa thắp nhang”.
Bà Betty Ong là một trong 7 người Singapore bị thương trong vụ nổ làm hơn 20 người thiệt mạng hôm 17/8 vừa qua ở Thái Lan. Em gái Ong Chiew Kee và em trai Wesley Ong Li Meng của bà cũng bị thương. Vết thương của họ nghiêm trọng hơn bà rất nhiều.
Dư chấn của vụ nổ đã làm hỏng chân ông Ong. Một vòng bi đường kính 5 mm đã găm vào bắp chân của ông. Theo bác sĩ ở bệnh viện Hua Chiew, sẽ không dễ dàng để lấy nó ra do có những ảnh hưởng đi kèm.
“Giờ đây có thứ gì ở trong tôi. Họ nói đó là một mảnh bom,” ông nói, cho biết thêm rằng mình đã biết đó là một vụ nổ bom vì ngay khi nó xảy ra, chân ông đã khuỵu xuống, lực tác động xuất phát từ bên dưới.
“Chắc chắn là có những nỗi ám ảnh” ông nói và hướng vào vợ, bà Jennifer Ong- Chia vừa khóc trước đó. “Đêm qua, tôi đã hồi tưởng lại những cảnh tượng mình nhìn thấy, những hình bóng, những gương mặt. Tôi nhìn thấy khuôn mặt của họ nhưng không có cơ thể. Cuộc sống thật mong manh”.
Video đang HOT
Một vòng bi đường kính 5 mm găm vào bắp chân của ông Wesley Ong. Ảnh: CNA
Sau ca phẫu thuật dài 5 tiếng, bác sĩ đã tìm thấy một mảnh kim loại găm vào bụng và đang nằm trong đại tràng của người đàn ông 53 tuổi.
Chị gái ông, bà Chiew Kee, hôm qua cũng phải trải qua một ca phẫu thuật để lấy các mảnh đạn ra ngoài. Giống như ông, bà không thể quên được những hình ảnh đã nhìn thấy, chỉ cần nhắm mắt lại là bà nhớ đến những gì xảy ra vào buổi tối định mệnh đó.
“Kính của tôi bị thổi bay. Tôi đã may mắn vì đeo một chiếc kính nhựa. Điều tiếp theo tôi thấy là một ánh sáng chói lóa cực mạnh. Nó làm tôi điếc một bên tai. Tôi nhận ra trên mặt mình đầy chất nhờn. Khi sờ tay lên mặt, tôi thấy các mảng da loét ra. Rất nhiều máu”, bà Chiew Kee nói.
Kết quả chụp Xquang cho thấy có một mảnh kim loại nhỏ đã xuyên qua thái dương bên trái của bà Chiew. Nhưng người phụ nữ 59 tuổi không chỉ chịu đựng những tổn thương về thể xác.
“Tôi thấy một cậu bé chưa đến 5 tuổi nằm trên mặt đất. Người mẹ đang bế cậu bé lên và khóc thảm thiết. Xác chết la liệt khắp đường”, bà kể. “Thật vô nhân tính khi gây ra việc này. Rất vô nhân tính, rất tàn nhẫn. Chúng không phải là con người. Ngay cả một con hổ khi ăn cái gì đó nó cũng phải nhìn mọi thứ xung quanh, những kẻ này thì không. Chúng không phải con người. Chúng không hề có trái tim. Làm sao có thể giết người như thế? Chúng tôi được coi là may mắn, nhưng chúng tôi cũng phải chịu đựng nhiều thứ”.
Tay của bà Ong Chiew Kee cũng bị một mảnh bom găm vào. Ảnh: CNA
Bên cạnh ba chị em nhà Ong, hơn 100 người mang nhiều quốc tịch khác nhau cũng bị thương sau vụ nổ. Hai người Singapore khác hiện nằm viện là bà Rosy Feng Wei và ông Donovan Chan.
“Chúng ta không thể để những vụ việc tượng tư xảy ra. Chúng ta phải thắt chặt an ninh hơn”, ông Ong nói.
“Sau sự việc này, khi trở về nhà, chúng tôi cảm thấy rằng mọi người cần phải cảnh giác hơn”, bà Betty nói thêm.
Hai ngày sau vụ nổ gây chết người, đền Erawan đã mở cửa trở lại. Người dân địa phương và khách du lịch vẫn tới thăm đền, hoa cúng và các đồ tế lễ vẫn được đặt tại nơi đây như trước khi vụ nổ xảy ra. Một miệng hố do vụ nổ gây ra đã được sơn sửa lại.
Thế nhưng sẽ rất khó để quên đi những mất mát khi mà thảm kịch vừa qua vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí nhiều người.
Tuấn Vũ
Theo CNA
Hai vụ nổ bom ở Bangkok có cùng thủ phạm
Cảnh sát Thái Lan tin rằng quả bom ném ở cầu tàu Sathorn và ở đền Erawan do cùng thủ phạm gây ra, trong số này có cả người nước ngoài.
Thợ lặn thu thập bằng chứng sau khi quả bom được ném xuống cầu tàu Sathorn ở trung tâm Bangkok. Ảnh: Reuters
Sau khi thị sát hiện trường tại bến tàu đông đúc trên sông Chao Phraya, Cảnh sát trưởng Hoàng gia Thái Lan Somyot Poompanmuang cho biết các thợ lặn thu thập được 6 mảnh kim loại từ quả bom. Nó được ném từ cầu đường sắt Taksin gần sông và trạm BTS Saphan Taksin.
Thiết bị nổ va vào cột và rơi xuống kênh Sathorn, phát nổ, khiến nước bắn lên cao. Không có người bị thương hay thiệt hại nào.
Các kỹ thuật viên rà phá bom phát hiện thuốc nổ TNT dùng trong cả hai thiết bị. Nó được nhét vào một ống kim loại với kíp nổ hẹn giờ.
Tướng Somyot cho biết có nhiều hơn một người đứng đằng sau hai vụ đánh bom và cả người Thái lẫn người nước ngoài tham gia. Cảnh sát trưởng cho rằng người nước ngoài "không thể lên được cầu Taksin". "Phải có người Thái tham gia, những người Thái không mang trái tim của người Thái", ông nói.
Quả bom ở Sathorn ước tính có sức công phá trong bán kính từ 35 tới 50 m, tức nhỏ hơn một nửa so với quả đặt dưới ghế tối 17/8 tại đền Hindu ở giao lộ Ratchprasong. Cả hai đều là thiết bị nổ tự chế (IED). Vụ đánh bom tối 17/8 làm 20 người chết và 125 người bị thương là cuộc tấn công tồi tệ nhất vào Thái Lan, thủ tướng nước này cho biết.
Vị trí hai vụ nổ bom tại Bangkok (chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành
Trọng Giáp
Theo Bangkok Post
Thủ tướng Thái bác giả thiết thủ phạm là người Duy Ngô Nhĩ Thủ tướng Thái Lan bác bỏ giả thiết của cảnh sát rằng vụ nổ chết người có thể là hành động trả thù của người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời từ chối đề nghị giúp đỡ điều tra của chính phủ Anh. Thủ tướng Thái Lan trả lời phỏng vấn phóng viên hôm qua. Ảnh: Khaosod "Nếu họ đã làm điều đó, đáng...