Canh trời nơi ‘mắt thần Đông Dương’
Trên đỉnh Sơn Trà (Đà Nẵng) lồng lộng gió, từng ụ radar phủ tầm quét khắp vùng trời bao la.
Các cán bộ nhân viên Trạm radar Sơn Trà thầm lặng canh trời, kết nối thông tin liên lạc, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho các chuyến bay đi, đến Đà Nẵng.
Tai thính, mắt tinh
Toàn cảnh Trạm radar Sơn Trà 2 vừa khánh thành ngày 31/7 – Ảnh: Tấn Việt
Trưa. Công việc tại Trạm radar Sơn Trà (Công ty Quản lý bay miền Trung, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam) tất bật. Anh Đỗ Việt Hải (SN 1976, quê Đà Nẵng) dán mắt vào hàng chục chấm tròn li ti đang di chuyển theo các đường thẳng, cong chồng chéo, phức tạp trên màn hình máy tính. Một chấm đỏ không di chuyển theo đường bay cụ thể lập tức được anh Hải phát giác, điện báo kiểm soát viên (KSV) không lưu (Sân bay Đà Nẵng) phối hợp theo dõi “vật thể lạ”. Nghiêng đầu tì điện thoại vào vai, anh Hải tính toán khả năng đe dọa của vật thể đến các chuyến bay trong vùng quản lý, chỉ thở phào khi chấm đỏ ra khỏi màn hình radar. “Phải nhanh mắt, tập trung, không để sót bất cứ một mục tiêu nào”, anh Hải nói gọn.
Video đang HOT
Rất khó để các kỹ thuật viên radar rời mắt khỏi màn hình khi trên đầu là hàng triệu hành khách – Ảnh: Tấn Việt
Ở phòng điều hành, anh Nguyễn Tự Lực, Đội trưởng Đội radar tỉ mỉ căn chỉnh tần sóng âm thanh để “hòa âm” giữa KSV và phi công cần liên hệ. Tay anh thoăn thoắt gõ dòng thông tin chỉ đạo để chuyển thẳng lên màn hình trước mặt phi công. “Tiếng Việt nhiều khi vẫn… phải dịch. Nhiều ông nói giọng địa phương khó nghe lắm. Nhưng giờ thiết bị hiện đại rồi, ai nói không nghe rõ thì mình gõ text rồi truyền bằng vệ tinh, trao đổi qua lại chính xác hơn”, anh Lực dí dỏm.
Nằm trên đỉnh Sơn Trà, tòa nhà trạm radar lúc nào cũng đầy gió. Không chỉ cao, tòa nhà radar phải đảm bảo độ thông thoáng, để máy quét hoạt động tối ưu nhất. Sóng radar của Trạm Sơn Trà không những bao quát ra khu vực miền Trung – Tây Nguyên, hỗ trợ rất lớn cho KSV không lưu tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Khó khăn và áp lực là vậy, nên các anh luôn phải mắt sáng, trí tinh để theo kịp diễn biến bay trên bầu trời.
Theo anh Lực, hệ thống radar được ví như “mắt thần Đông Dương” được đưa vào sử dụng từ năm 1995 phục vụ công tác kết nối thông tin liên lạc, truyền toàn bộ dữ liệu, hình ảnh thu thập được về Trung tâm điều hành bay mặt đất xử lý. Cùng một thời điểm, trên màn hình có thể phát hiện và hiển thị 60 tàu bay cùng di chuyển. Nói chính xác, Trạm radar Sơn Trà là nút trung gian kết nối liên lạc giữa phi công với mặt đất, đảm bảo cho các chuyến bay luôn trong trạng thái an toàn nhất.
Theo Báo Đất Việt
Cạnh tranh chiến tranh điện tử Mỹ-Trung ở biển Đông
Tới đây Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ có các bước đi rõ ràng hơn để giành ưu thế trong chiến tranh điện tử ở khu vực, bằng việc triển khai thêm các vũ khí điện tử đến biển Đông và khu vực.
Với tình hình căng thẳng biển Đông ngày càng tăng, Trung Quốc và Mỹ sẵn sàng vào cuộc cạnh tranh năng lực chiến tranh điện tử ở biển Đông, theo báo Sputnik (Nga).
Vài năm qua, Trung Quốc đã lắp đặt một số lượng lớn hệ thống radar ở biển Đông. Các hệ thống radar này giúp Trung Quốc tăng năng lực tình báo ở một khu vực rộng lớn trong khu vực.
Tuy nhiên, các hệ thống radar này vẫn chưa đáng ngại bằng các hệ thống tên lửa đất đối không và các sân bay Trung Quốc triển khai và xây dựng ở biển Đông. Chúng làm vượt trội năng lực quân sự của Trung Quốc ở biển Đông, trang tin The Strategic của Viện Chính sách chiến lược Úc nhận định.
Trung Quốc và Mỹ sẵn sàng cạnh tranh giành ưu thế chiến tranh điện tử ở biển Đông. Ảnh: SPUTNIK
Sự mở rộng nhanh chóng mạng lưới radar, mạng lưới vệ tinh tình báo, cũng như sự lớn mạnh về quân sự sẽ giúp Trung Quốc xác định và đối phó tốt hơn với vũ khí quân sự của các nước khác trong khu vực.
Thêm nữa, các hệ thống này còn giúp Trung Quốc phá nhiễu và cản trở hoạt động các hệ thống radar và hệ thống cảm biến điện của kẻ thù.
Trong khi đó, Mỹ cũng có vẻ sẵn sàng vào cuộc cạnh tranh, tăng năng lực chiến tranh điện tử ở khu vực với Trung Quốc, theoSputnik.
Hồi tháng 6, Mỹ triển khai bốn máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của hải quân Mỹ đến Philippines để tham gia "các chiến dịch huấn luyện song phương". Đây là loại máy bay có khả năng phá nhiễu các hệ thống radar giống như các hệ thống mà Trung Quốc đã lắp đặt ở biển Đông.
Spunik nhận định tới đây Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ có các bước đi rõ ràng hơn để giành ưu thế trong chiến tranh điện tử ở khu vực, bằng việc triển khai thêm các vũ khí điện tử đến biển Đông và khu vực.
Và theo The Strategic, một khi cuộc cạnh tranh này thành hình rõ ràng, căng thẳng ở biển Đông nhiều nguy cơ sẽ leo thang.
THIÊN ÂN
Theo Danviet
MQ-9 Reaper được nâng cấp gì sau khi vỡ vụn? Sau khi một chiếc UAV MQ9 Reaper gặp nạn hồi đầu năm 2015, Mỹ đã quyết định nâng cấp toàn diện với dòng UAV này. Theo thông tin từ Văn phòng nghiên cứu các dự án tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc, cơ quan này đang phát triển thế hệ radar mới có khả năng phác hoạ hình ảnh của mục tiêu...