Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắn đạn hơi cay vào xe phóng viên BBC
Canh sat Thô Nhi Ky đa băn hai hôp hơi cay vao chiêc xe chơ nhom phong viên cua BBC ơ cư ly gân tai khu vưc biên giơi gân Kobane, Syria.
Chiêc xe chơ phong viên BBC bi băn đan hơi cay ơ cư ly gân.
Nhom lam tin cua BBC đa buôc phai bo chay khoi chiêc xe sau khi no bôc chay. Phong viên quôc tê cua BBC Paul Adams cho biêt anh va cac đông nghiêp khi đo đang đinh rơi khu vưc biên giơi Thô Nhi Ky-Syria, nơi đang xay ra cac cuôc đung đô giưa ngươi Kurd, ngươi Syria va lưc lương an ninh Thô Nhi Ky.
Môt sô đô đac đa bi hư hai sau vu viêc.
Lân băn thư hai diên ra ơ cư ly gân, khiên khi hơi cay tran đây xe cua ho va chiêc xe nhanh chong bi bôc chay. Paul Adams đang thưc hiên môt canh quay ngay trươc khi xay ra vu viêc va may quay vân chay trong vai phut sau đo.
Rât may không co ai bi thương trong vu viêc. “Chiêc xe bi bôc chay, môt sô bi hư hai. Giơi chưc trach quyêt tâm băt moi ngươi phai tranh xa biên giơi”, anh cho biêt.
Video đang HOT
Theo Dantri/ Radio Times
Cảnh sát Hồng Kông thời "Đại bàng" mất uy tín
Cảnh sát Hồng Kông (HK) từng nổi tiếng là một trong những lực lượng làm việc hiệu quả nhất, chuyên nghiệp nhất châu Á, lập thành tích cao về công tác trấn áp tội phạm. Những hoạt động của cảnh sát HK khi xử lý tình hình nhóm biểu tình đòi dân chủ suốt một tuần qua, thậm chí có lúc chẳng làm gì cả, đã khiến họ bị nhóm biểu tình chỉ trích: cảnh sát từ bỏ sự trung lập để làm vừa lòng Bắc Kinh.
Cảnh sát Hồng Kông trực chiến
Những nỗi quan ngại về cách cảnh sát xử lý tình huống ngày càng tăng, dưới thời thanh tra trưởng Andy Tsang, người được một số sĩ quan cảnh sát và giới truyền thông HK đặt biệt danh là "Đại bàng".
Nhận chức thanh tra trưởng từ đầu năm 2011, ông Tsang bị các học giả, các nhà hoạt động xã hội và một số sĩ quan mô tả là một người cứng rắn, vì từ lúc ông được giao nhiệm vụ, họ nhận thấy ông tăng áp dụng các chiến thuật để quản lý phong trào đòi dân chủ tại đặc khu hành chính HK thuộc Trung Quốc (TQ).
Đỉnh điểm là tối 3.9, khi cảnh sát bị chỉ trích là không bảo vệ nhóm biểu tình khỏi bị nhóm chống biểu tình tấn công ở khu Mong Kok.
Thực tế là cảnh sát đôi lúc can thiệp, nhưng chỉ là vài giờ sau khi hai nhóm biểu tình và chống biểu tình ẩu đả bạo lực. Người biểu tình và khách qua đường nói cảnh sát chỉ đứng nhìn tình hình hỗn loạn.
Nhà hoạt động xã hội Adrian Wan nói: "Các sĩ quan cảnh sát chẳng làm gì để ngăn chặn bọn giang hồ tấn công người biểu tình đòi dân chủ", trong khi nữ lập trình viên Irene Tong nói: Nay, họ chỉ quan tâm bảo vệ quyền lực hơn là bảo vệ công dân".
Ngày 4.10, quan chức phụ trách an ninh HK là Lai Tung-kwok, kịch liệt phủ nhận việc cảnh sát "bảo vệ trị an có chọn lọc". Ông giải thích sự phản ứng của cảnh sát vấp phải những rào chắn do nhóm biểu tình dựng nên, buộc một số cảnh sát phải dùng xe điện ngầm để đến hiện trường vì xe cảnh sát không thể vào các con phố bị chặn.
Ông nói: "Tôi muốn nhắc lại, rằng cảnh sát sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, vô tư và sẽ không ưu ái bất kỳ cá nhân, tổ chức nào".
Người chống biểu tình đánh người biểu tình
Khi trả lời phỏng vấn của báo The Wall Street Journal (WSJ), một sĩ quan cảnh sát giấu tên cho biết: người biểu tình bức xúc mạnh với cảnh sát.
Ông còn cho biết thêm "Khi có tin người biểu tình bị tấn công ở Mong Kok bị hành hung, tinh thần chung của anh em là chia vui, anh em cho nhau xem ảnh một người biểu tình đẫm máu và cười vang".
Ông nói tiếp: "Cách phản ứng của anh em là "không phải chúng tôi không muốn giúp các bạn. Chúng tôi sẽ giúp các bạn, nhưng trước tiên, chúng tôi sẽ để bọn xấu đánh nhau với các bạn một chút đã"!
Ông còn giải thích: nhiều anh em "kiệt sức sau ca làm việc quá 18 giờ từ lúc cuộc biểu tình bắt đầu, và họ cũng tức việc người biểu tình chặn các tuyến đường khẩn cấp dành cho xe cộ, và người biểu tình còn "tự làm luật".
Ông nói: "Ai cho phép các người làm việc này, đây là việc của các người hả ?". Đó là một cảm giác phẫn nộ mà cảnh sát không thể bỏ qua được".
Cảnh sát đã xếp nhóm biểu tình (chống việc TQ chỉ cho phép vài ứng cử viên họ phê duyệt được tham gia cuộc tranh chức đặc khu trưởng HK vào năm 2017) vào diện "tụ tập đông người trái phép", theo chủ trương của chính quyền HK và của Bắc Kinh.
Dưới thời "Đại bàng" Tsang, một cựu cảnh sát 40 tuổi giàu kinh nghiệm giám sát các tổ chức tội phạm, cảnh sát đã bắt nhiều người biểu tình, và áp dụng nhiều chiến thuật kiểm soát đám đông nghiêm khắc.
Thanh tra cảnh sát "Đại bàng" Tsang
Như năm 2012, người biểu tình và vài nhà báo bị xịt hơi cay, nhân chuyến thăm HK của Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào.
Hoặc trong cuộc biểu tình đòi dân chủ ngày 1.7.2014, cảnh sát bắt các nhà tổ chức biểu tình vì lý do...đi bộ quá chậm.
Và ngày 28.9, cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình, khiến chỉ càng tăng thêm sự ủng hộ giành cho người biểu tình.
"Như thế vẫn trong luật, cảnh sát có quyền làm thế, nhưng đã là một sự phản ứng cứng rắn hơn", theo nhà phân tích chính trị HK Suzanne Pepper, nói về những thay đổi về chiến thuật thời ông Tsang.
Bà lưu ý, từ lúc ông Tsang nắm quyền, nhiều nhà hoạt động dân chủ bị giám sắt chặt, như nghị sĩ Leung Kwok-hung "Tóc Dài" bị tù một tháng hồi đầu năm nay, với tội danh "gây rối trật tự và phá hoại" trong một cuộc biểu tình
Còn tiếp...
Theo Một Thế Giới
Khủng hoảng Ukraine: Kiev tiếp tục hoạt động quân sự ở phía đông Sau vụ bạo lực đẫm máu ở thành phố Odessa, cuộc khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục leo thang khi chính phủ Ukraine thực hiện hành động quân sự để giải quyết đội ngũ ly khai Nga ở phía đông. Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov cho biết, lực lượng Ukraina đã có mặt ở tháp truyền hình thị trấn Kramatorsk - khu...