Cảnh sát Thái Lan khẳng định 2 vụ nổ bom do cùng một nhóm gây ra
Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Somyot Pumpunmuang ngày 19/8 khẳng định thiết bị nổ được sử dụng trong vụ ném bom tại cầu tàu Sathorn ngày 18/8 do cùng một nhóm thực hiện vụ đánh bom tại đền Erawan chế tạo. Những kẻ này có thể gồm người nước ngoài.
Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan Somyot Pumpunmuang (Ảnh: Khaosod)
Thông tin được tướng Somyot đưa ra sau khi thị sát hiện trường, tại bến phà sông Chao Phraya, tờ Bangkok Post cho biết.
Theo đó các thợ lặn đã thu gom được 6 mảnh vỡ từ quả bom ống được ném từ hướng đường Taksin và cầu đường sắt xuống cầu tàu này. Thiết bị đã trúng vào một cây cột và văng xuống kênh Sathorn trước khi phát nổ, nên rất may không có ai bị thương và không gây thiệt hại về vật chất.
Các chuyên gia chất nổ phát hiện loại thuốc nổ được dùng là TNT, được nhồi vào trong một ống tuýp kim loại và được kích nổ bằng bộ hẹn giờ. Thiết bị này hoàn toàn giống với thiết bị nổ đã khiến hơn 20 người thiệt mạng tại khu vực đền Erawan.
Tướng Somyot khẳng định có nhiều hơn một kẻ đứng đằng sau hai vụ đánh bom và ngoài những người Thái Lan còn có phần tử nước ngoài.
Cảnh sát đang truy tìm một người đàn ông áo vàng khả nghi (Ảnh: Bangkok Post)
Video đang HOT
“Ngay lúc này tôi có thể nói rằng không chỉ có người nước ngoài liên quan đến vụ việc mà phải có một vài người Thái Lan tham gia”, vị cảnh sát trưởng nói. Người nước ngoài “không thể đi bộ tới cây cầu (Taksin). Phải có những người Thái khác liên quan, những kẻ trái tim không còn là người Thái”.
Quả bom tại Sathorn ước tính có bán kính nổ từ 35-50m, chưa bằng một nửa so với quả bom được đặt dưới ghế tại đền thờ Erawan tối 17/8.
Ông Somyot cũng xác nhận cảnh sát đã tạm giữ thời gian ngắn một người đàn ông nước ngoài tại sân bay Suvarnabhumi do thấy người này có ngoại hình giống nghi phạm chính bị camera an ninh ghi được. Ban đầu, nhân viên hải quan chặn người này lại do có vấn đề với giấy tờ đi lại, trước khi để người này đi điều chỉnh giấy tờ. Tạm thời người này sẽ không được phép rời Thái Lan.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Bangkok Post
Hóa chất nào gây nên vụ nổ "tận thế" ở Thiên Tân?
Lính cứu hỏa không hề biết rằng bên trong nhà kho là những "tử thần" chỉ chực chờ bùng nổ khi gặp nước.
Ngày 16.8, nhà chức trách Trung Quốc cho biết hai vụ nổ kinh hoàng ở thành phố cảng Thiên Tân hôm thứ Tư đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 104 người và khiến khoảng 700 người bị thương, biến một góc thành phố xinh đẹp này thành đống đổ nát hoang tàn như "ngày tận thế".
Tuy nhiên, đến nay các quan chức Trung Quốc vẫn chưa chỉ ra được đâu là thủ phạm gây nên 2 vụ nổ có sức công phá tương đương 3 tấn và 21 tấn thuốc nổ TNT này, mặc dù họ đã bắt giữ lãnh đạo của một công ty chuyên vận chuyển, cất trữ hóa chất độc hại trong các nhà kho gần bến cảng.
Vụ nổ thứ hai ở Thiên Tân có sức công phá tương đương 21 tấn TNT
Trả lời phỏng vấn đài NPR của Mỹ, chuyên gia kiểm soát nguy cơ hóa chất David Leggett đã phân tích những nguy cơ cháy nổ mà các loại hóa chất được cất trữ tại các nhà kho này gây ra, và chỉ ra đâu là thủ phạm gây nên vụ nổ kinh hoàng trên.
Theo chuyên gia Leggett, có 3 loại hóa chất có nguy cơ cao đã được nhà chức trách Trung Quốc xác nhận là được cất trữ bên trong các nhà kho ở Thiên Tân, đó là canxi cacbua (hay còn gọi là đất đèn), kali nitrat, và natri nitrat.
Những loại hóa chất này trong điều kiện bình thường được coi là khá ổn định. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra cháy nổ lớn, đây sẽ là những ẩn họa có thể gây ra hậu quả khôn lường. Theo ông Leggett, sau khi vụ nổ đầu tiên tương đương 3 tấn thuốc nổ TNT xảy ra, những chiếc thùng đựng canxi cacbua sẽ bị vỡ dưới sức ép của sóng xung kích, và loại hóa chất này sẽ vương vãi ở khắp nơi trong nhà kho.
Khi lực lượng cứu hỏa đến nơi và không được thông báo về các loại hóa chất này, họ sẽ phun nước để tìm cách dập lửa. Tuy nhiên, canxi cacbua khi gặp nước trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng giải phóng khí acetylene, một loại khí có khả năng gây cháy nổ cực cao.
Một số loại hóa chất đã phát nổ khi lính cứu hỏa phun nước để dập cháy
Điều này đã được chứng minh bằng một đoạn video được tung lên mạng, quay cảnh một người lính cứu hỏa ở Thiên Tân tưới nước vào đám hóa chất dưới mặt đất, và ngay lập tức số hóa chất này bốc cháy dữ dội.
Ông Leggett cho biết với những nhà kho trung chuyển hóa chất như ở Thiên Tân, lẽ ra công ty vận hành phải có bản kê chi tiết các loại hóa chất cất trữ bên trong và kịp thời cung cấp cho lính cứu hỏa để họ tìm ra phương án chữa cháy tối ưu nhất. Tuy nhiên, ông tin rằng lực lượng cứu hỏa ở Thiên Tân đã không được cung cấp bản kê này, và hậu quả là vòi nước dập lửa của họ lại vô tình gây ra vụ nổ lớn hơn gấp nhiều lần.
Vụ cháy nổ ở Thiên Tân là thảm họa gây thiệt hại nặng nề nhất về nhân mạng cho lực lượng cứu hỏa Trung Quốc, với ít nhất 21 lính cứu hỏa đã thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ, và còn có rất nhiều người khác mất tích. Hiện danh sách lính cứu hỏa hợp đồng bị mất tích vẫn chưa được công bố, trong đó có những người rất trẻ.
Ngoài số hóa chất dễ cháy nổ, những nhà kho trung chuyển như trên còn là nơi cất trữ các loại hàng hóa, vật tư khác chờ chuyển đi bằng tàu biển, trong đó có cả những loại hóa chất độc hại, thậm chí có cả chất kịch độc như natri xyanua có thể gây tử vong cho con người.
Nỗi lo sợ nhiễm độc hóa chất đang bao trùm thành phố Thiên Tân
Điều đó đã làm dấy lên nỗi lo sợ về nguy cơ nhiễm độc nghiêm trọng đối với cư dân thành phố Thiên Tân, buộc nhà chức trách phải hối hả sơ tán người dân trong phạm vi 3 km xung quanh vụ nổ. Quân đội Trung Quốc đã huy động lực lượng phòng hóa trang bị mặt nạ phòng độc và quần áo bảo hộ phong tỏa khu vực để kiểm soát hóa chất độc hại.
Chuyên gia Leggett lo sợ rằng chất độc natri xyanua có thể thâm nhập vào nguồn nước và đất đai trong thành phố sau vụ nổ lớn, và hậu quả mà nó gây ra sẽ rất nguy hiểm nếu nhà chức trách Trung Quốc không có các biện pháp khử độc hiệu quả.
Theo Hồng Hà/NPR
Dân Việt
'Chìa khóa' trong cuộc điều tra các đám cháy nổ Với một vụ cháy nổ dẫn đến chết người, công tác khám nghiệm phải nhanh, cũng để đáp ứng nhu cầu cho người nhà làm thủ tục mai táng. Đối với lực lượng giám định kỹ thuật pháp lý về cháy nổ, điểm xuất phát cháy được họ xem là "hạt vàng" của quá trình điều tra. Từ đó, họ mới có thể...