Cảnh sát Hàn Quốc đâm gẫy cả cổng trường để hộ tống thí sinh đi thi đại học muộn
Để kịp cho thí sinh vào trường thi, cảnh sát Park Woo Seok và Jang Jin Myeong Seoul đã đâm gãy cả cổng trường khiến nhiều người bất ngờ.
Video cảnh sát đâm gãy cổng trường hộ tống học sinh vào điểm thi.
Sáng 14/11, kỳ thi kiểm tra năng lực quốc gia CSAT (hay còn gọi là Suneung) chính thức diễn ra tại 1.185 điểm thi ở Hàn Quốc, theo Yonhap.
CSAT được tổ chức mỗi năm một lần và được coi là cuộc thi quan trọng, áp lực bậc nhất tại quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Các thí sinh trải qua 5 môn thi, trong đó có tiếng Hàn, Toán và tiếng Anh.
Kỳ thi này được coi là một sự kiện quốc gia. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em.
Chính vì đây là một cuộc thi quan trọng nên cả phụ huynh và học sinh sẽ không tránh khỏi lo lắng. Thậm chí rất nhiều sĩ tử căng thẳng tới mức quên cả lịch thi. Theo thống kê của FNNEWS, có khoảng hơn 100 thí sinh tại khu vực thủ đô Seoul muộn thi, các nguyên nhân chính gồm ngủ quên, đi muộn nên tắc đường và nhớ nhầm địa điểm thi.
Đặc biệt, có một thí sinh đã được hai chiến sĩ cảnh sát ở đơn vị Mapo, Seoul hộ tống đến địa điểm thi Trung học Ngoại ngữ Ehwa (Junggu, Seoul) cách xa khoảng 5,8 km trong vòng 9 phút, bình thường phải mất đến 20 phút. Thậm chí chiếc xe cảnh sát chở thí sinh đi muộn này còn lao thẳng qua cánh cổng đang khép dần.
Hai cảnh sát vừa thực hiện thành công màn hộ tống ngầu như phim này lần lượt là Park Woo Seok và Jang Jin Myeong, hiện đang công tác tại đơn vị ở quận Hongsik, Mapo, Seoul.
“Biết là xe sẽ bị trầy kha khá nhưng tôi vẫn nhấn chân ga, tôi chỉ nghĩ lúc ấy phải giúp thí sinh vào được phòng thi bằng mọi giá!”, đội trưởng Park chia sẻ.
2 cảnh sát Hàn Quốc Park Woo Seok (phải) và Jang Jin Myeong hết mình đưa thí sinh tới muộn vào điểm thi kịp giờ.
Được biết ở quốc gia có nền giáo dục phát triển như Hàn Quốc, đỗ đại học đồng nghĩa việc nhận được tấm vé thông hành, giúp học sinh mở ra tương lai tốt đẹp, mang lại niềm tự hào cho gia đình.
Vì thế, kỳ thi Suneung trở nên quan trọng và tạo ra áp lực nặng nề cho đa số bạn trẻ. Trung bình mỗi năm, 20% thí sinh phải thi lại, nhiều em phải thi đến lần thứ 3. Những vấn đề tâm lý, sức khỏe tinh thần cũng vì đó gia tăng.
Thanh Tùng
Theo ĐSPL
Hợp tác 3 bên khai trương Trung tâm tiếng Hàn tại Hà Nội
Ngày 16/11, tại Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Hàn ngữ JJU-HIEC-KLC, với sự hợp tác giữa 3 bên là Trường Đại học Jeonjn - Hàn Quốc, Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội và Công ty KCL.
Các đại biểu cắt băng khai trương Trung tâm
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thế Quang cho biết: Thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều chương trình hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc.
Qua đó, góp phần nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và xã hội nói chung.
Nhà giáo nhân dân TS Hà Xuân Quang - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội và Giáo sư Lee Ho-jn, Hiệu trưởng Trường Đại học Jeonju tại buổi ra mắt Trung tâm.
Trong các chương trình hợp tác đó, có hoạt động hỗ trợ cho các trường cao đẳng nghề của Việt Nam hợp tác đào tạo với các trường đại học và doanh nghiệp của Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy các hoạt động đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước.
Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội là một trong những trường được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm hỗ trợ kết nối với Trường Đại học Jeonjn - Hàn Quốc triển khai một số chương trình hợp tác như: đào tạo, trao đổi sinh viên, giảng viên, thực tập sinh, nghiên cứu khoa học...
Để thực hiện các nội dung hợp tác đã được ghi trong biên bản ghi nhớ (MOU) và bản thỏa thuận hợp tác (MOA) một cách hiệu quả, Nhà trường (HIEC) và Đại hocj Jeonju cùng với Công ty KLC thành lập Trung tâm Hợp tác đào tạo Hàn ngữ JJU-HIEC-KLC, với mục đích giúp cho sinh viên có được năng lực tiếng Hàn để học tập và làm việc tại Hàn Quốc hoặc làm việc cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Bên cạnh việc đào tạo tiếng Hàn cho sinh viên trong chương trình hợp tác giữa hai nhà trường, Trung tâm cũng đào tạo tiếng Hàn cho tất cả những người có nhu cầu học tiếng Hàn để làm việc, hoặc giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam - Hàn Quốc.
Sinh viên tiếng Hàn tại Trung tâm
Theo ông Hà Xuân Quang, Trung tâm đi vào hoạt động với sự hỗ trợ về chương trình giảng dạy tiếng Hàn, giáo trình, giáo viên giảng dạy của Trường Đại học Jeonju, tham gia công tác bố trí, quản lý lớp học, tổ chức giảng dạy, phối hợp cùng Công ty KLC hỗ trợ nhà trường kết nối với các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm nguồn học viên, tuyển sinh và hỗ trợ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để Trung tâm hoạt động hiệu quả. Với sự hỗ trợ hợp tác của 3 bên, Trung tâm Hàn ngữ JJU-HIEC-KCL được kỳ vọng sẽ có các chương trình hoạt động hiệu quả ngay từ khi chính thức hoạt động sau ngày khai trương.
Được biết, Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội tiền thân là Trường Trung cấp nghiệp vụ Bộ Công nghiệp nặng, được thành lập từ năm 1961. Đến nay, nhà trường đã đào tạo được hơn 120.000 lượt lao động có chất lượng cao cung cấp cho xã hội. Lao động đào tạo tại nhà trường luôn được doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng đánh giá cao. Nhiều học viên, sinh viên tốt nghiệp đã trưởng thành và nhiều người đang giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị, các tập đoàn lớn và doanh nghiệp; hoặc trở thành chủ các doanh nghiệp có uy tín trong xã hội. Mục tiêu của nhà trường là trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhiều ngành nghề, nhiều trình độ, đạt chuẩn chất lượng cao vào năm 2025; trường hoạt động theo mô hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tự chủ.
Theo baodansinh
Một đời mắc 'bệnh bận', chỉ học và ôn thi ở Hàn Quốc Tại Hàn Quốc, việc học giỏi quan trọng hơn tất thảy. Vì vậy, những năm tháng đầu đời của nhiều người trẻ bị lấp đầy bởi sách vở, thi cử mà quan trọng nhất là kỳ thi vào đại học. "Ngày nào cũng thế, cuộc sống của hầu hết học sinh trung học ở Hàn Quốc chẳng khác nào địa ngục. Ngay khi...