Cảnh sát Canada dạy nữ sinh cách phòng chống nạn buôn người
Nhằm nâng cao khả năng tự vệ trước nạn buôn người và mại dâm, cảnh sát tại Durham (Canada) tổ chức những buổi thuyết trình dành riêng cho các nữ sinh.
Nữ sinh có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của bọn buôn người
Trung sĩ Ron Kapuscinski tại Durham (Canada) khởi xướng việc nâng cao hiểu biết của nữ sinh về tình trạng buôn người và mại dâm khi ông nhận thấy nhiều phụ huynh không làm gì để bảo vệ con mình.
Các chuyên gia cho rằng cần giáo dục cho nữ sinh cách nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm khi các em là đối tượng chính của bọn buôn người.
Các buổi thuyết trình diễn ra trong lớp thể dục và dành riêng cho các nữ sinh lớp 9.
Một số phụ huynh và nhà chức trách đề nghị nên cho phép các nam sinh cùng tham dự buổi thuyết trình vì họ có thể hỗ trợ cho các bạn nữ khi gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên, ông Dan Hogan, điều phối viên về phòng chống lạm dụng chất gây nghiện và bạo lực tại Hội đồng Giáo dục quận Durham cho rằng sự có mặt của các nam sinh sẽ khiến các nữ sinh ngại trao đổi thẳng thắn về những vấn đề nhạy cảm. Nữ sinh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nên cần ưu tiên cho nhóm này trước, ông Hogan trên The Globe and Mail.
Video đang HOT
Veena Wadu, nữ sinh lớp 9 tại Trường trung học Sinclair ở Whitby nói rất cám ơn cảnh sát và nhà trường đã tổ chức những buổi thuyết trình như thế để cô và bạn bè biết được cách ứng phó khi gặp nguy hiểm.
Theo TNO
Cô giáo 30 năm ngoài đảo kể chuyện quà tết là gói mì chính, chai nước mắm
Quà tết mà mỗi giáo viên nhận được từ nhà trường là chai nước mắm, gói mì chính và lời chúc còn vụng về của các em học sinh thân yêu.
Cô Nguyễn Thị Bích Thủy (đứng) hiện đang công tác tại Trường Tiểu học Lại Sơn (huyện Kiên Hải, Kiên Giang) (Ảnh: Đăng Lương)
Đã hơn 30 năm trôi qua, biết bao thăng trầm trong nghề nghiệp, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy (sinh năm 1967), trường Tiểu học Lại Sơn, ấp Thiên Tuế, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang vẫn luôn nhiệt huyết, yêu nghề giúp nhiều thế hệ học trò trưởng thành.
Sinh ra và lớn lên tại một gia đình nghèo hiếu học tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, năm 1987 sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, cô Bích Thủy xuống Kiên Giang học khóa sư phạm cấp tốc, rồi ra trường công tác tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang cho đến nay.
Bản thân là nữ nên quyết định ra đảo công tác của cô gái trẻ hồi đó gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của gia đình nhưng với lòng yêu nghề, cô giáo trẻ đã cố gắng thuyết phục cha mẹ và quyết tâm đến công tác tại một xã đảo hẻo lánh, nghèo khó của tỉnh Kiên Giang.
Tình nguyện ra đảo, biết là sẽ nhiều khó khăn đang chờ phía trước, nhưng cô nữ sinh mới ra trường ấy vẫn không khỏi choáng váng vì những thiếu thốn nơi biển khơi.
Quanh đảo là đường đất đầy sỏi đá, những vách núi cheo leo. Điện không có, nước vô cùng thiếu. Giáo viên không có giường để nằm. Chỗ ngủ của các cô chính là bàn ghế.
Sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như thế nhiều người không thể chịu được đã rời bỏ về với đất liền nhưng cô giáo trẻ Bích Thủy vẫn quyết tâm bám trụ Lại Sơn.
Cô Thủy kể, mỗi lần chùn bước, những ánh mắt học trò ngây thơ ở đây, sự nghèo khó và thiệt thòi của các em lại hiện lên trước mắt, thôi thúc cô phải bù đắp phần nào.
Cứ như thế, lòng yêu nghề và tình yêu với trẻ đã khiến cô giáo trẻ ấy cứ mải mê với hết thế hệ học trò này đến lứa học trò khác trên đảo Lại Sơn.
Được biết, khi mới ra trường, cô Bích Thủy được phân công giảng dạy ở trường phổ thông cơ sở Lại Sơn, huyện đảo Hòn Sơn trong vòng 4 năm. Sau đó, năm 1991, cô chuyển sang giảng dạy ở cấp Tiểu học.
Hồi đó, ở các xã đảo của tỉnh Kiên Giang thiếu giáo viên trầm trọng nên hàng ngày cô Thủy và các đồng nghiệp khác được phân công dạy tăng cường 3 ca/ngày, không có thời gian nghỉ trưa nên giáo viên chỉ tranh thủ ăn cơm trong lúc học sinh ra chơi.
Đến tối, cô giáo trẻ lại đi dạy xóa mù chữ cho các em và ngư dân chưa biết chữ trên địa bàn xã đảo Lại Sơn.
"30 năm trôi qua, biết bao thăng trầm trong nghề nghiệp và cũng biết bao thế hệ học trò đã lớn lên và trưởng thành, nhiều khi nghĩ về những năm tháng đã qua, tôi cũng không hiểu sao mình có thể vượt qua một cách rất nhẹ nhàng." cô Thủy vui vẻ tâm sự.
Cô Thủy nhớ lại: Những năm 1987, 1988... khi đó giáo viên thiếu trầm trọng, ngày dạy 2 lớp, cô Thủy đến dạy xóa mù chữ cho các em và những ngư dân chưa biết chữ trên địa bàn xã đảo.
Khi đó, ngoài công tác giảng dạy thì cô giáo trẻ này còn được lãnh đạo trường phân công làm công tác Đoàn thanh niên và công tác Tổng phụ trách Đội, hai tuần lễ đi sinh hoạt ở điểm lẻ 1 lần.
Mỗi lần đi công tác ở điểm lẻ, cô thường trèo qua núi trong thời gian 3 đến 4 tiếng đồng hồ mới tới nơi.
Nói về ngày Tết, với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Bích Thủy cho hay: "Quà tết mà mỗi giáo viên nhận được từ nhà trường là chai nước mắm, gói mì chính và lời chúc còn vụng về của các em học sinh thân yêu".
"Tết của những giáo viên như chúng tôi đơn giản là vậy nhưng đó lại là tình cảm không gì có thể sánh được. Và chính những điều giản dị ấy đã giúp tôi vượt qua khó khăn và nguyện cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục vùng đảo này", cô Thủy tâm sự.
Theo Giaoduc.net
Ước mơ học Y của nữ sinh người Mày đã thành hiện thực Ước mơ của em là được đi học nghề y để về chăm sóc sức khỏe cho bà con, vậy nhưng đó chỉ là ước mơ bởi gia đình em quá khó khăn nên việc đi học là một điều không tưởng. Em chỉ biết đọc, biết viết như vậy là cũng mãn nguyện lắm rồi..." Đại diện công ty TNHH MTV Chua...