Cảnh ngột ngạt ở hai trường tiểu học nổi tiếng thủ đô
Sân chơi rộng chưa đầy 30m2, chung đụng với khu vực ăn uống, phơi quần áo của nhà dân. Trường tiểu học Võ Thị Sáu và Bà Triệu là hai trong những nơi chật chội nhất của Hà Nội.
Một trong hai ngôi trường đó là tiểu học Võ Thị Sáu (35 Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Trường có hơn 800 học sinh đang theo học. Tuy nhiên do thiếu đất nên ngôi trường này phải chia thành một điểm trường chính và 2 điểm trường lẻ. Khu hiệu bộ nằm chung với các quán cafe, công ty mỹ thuật.
Cách đó 50m (đi sâu vào bên trong) là dãy phòng học cạnh nhà dân gồm 6 lớp (mỗi lớp không quá 25 học sinh). Cùng chung sân là nhà của 11 hộ dân, chung cửa.
Vào giờ học, sân là nơi để xe máy và nhiều đồ dùng khác của các hộ dân.
Còn giờ ra chơi của học sinh, nơi đây chật chội ầm ĩ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân
Còn 200 em học sinh nhỏ tuổi phải vui chơi trong cảnh chen chúc.
.Cô giáo Lê Thúy Quỳnh, hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường Võ Thị Sáu có ba địa điểm, cả ba đều chật hẹp và cách xa nhau. Việc thiếu sân chơi còn gây nên nhiều khó khăn trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là ngoại khóa. “Xoong nồi, bếp than nằm ngay sân chơi có thể gây nguy hiểm cho các em bất cứ lúc nào”, cô giáo nói.
Video đang HOT
Trường tiểu học Võ Thị Sáu tại địa điểm ngõ 24 Trần Hưng Đạo, chỉ có một lớp học khối 3 với vỏn vẹn hơn 30 học sinh. Lớp học này cũng chung đụng khu dân cư.
Còn tại địa chỉ 18 Hàm Long (địa điểm thứ ba của trường Võ Thị Sáu). Nơi đây có 6 phòng học. Lối đi lại chung với khu vực bán hàng ăn, ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
Sát đó là một ngôi chùa. 500 học sinh nơi đây hàng ngày vừa học vừa nghe cả tiếng giảng bài lẫn tiếng tụng kinh, gõ mõ.
Giờ ra chơi, các em học sinh chỉ dám loanh quanh cửa lớp, ngại ra ngoài vì nhiều xe cộ đi lại.
Giờ tan lớp, học sinh ùa về trên con ngõ nhỏ lẫn cùng hàng quán và các phương tiện khác. Một phụ huynh phải kéo ngăn chặn chiếc xe máy đi vào ngõ ra ngoài để các em nhỏ đi bộ ra.
Trường tiểu học Bà Triệu (có cơ sở chính tại 31 Tô Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trường có thêm hai địa điểm học khác tại 37 Tô Hiến Thành và 173 Bà Triệu. Ngôi trường này từng được nhiều người biết đến là trường không có sân trường để làm lễ khai giảng. Vào mỗi ngày thứ hai đầu tuần, cô giáo và học sinh phải làm lễ chào cờ trên đường phố. Cơ sở chính của trường chỉ có một khoảng sân nhỏ cỡ 10m2 với 8 phòng học và khoảng 230 học sinh.
Tại điểm học lẻ số 173 Bà Triệu, khoảng cách từ nhà dân sang cửa lớp học chưa đầy 2 mét. Cô Thúy, hiệu trưởng nhà trường cho biết, vào các ngày lễ lớn, có khách mời thì trường phải nhờ sự giúp đỡ của phường để mượn đường phố sử dụng. Thiếu sân chơi còn làm giảm chất lượng học tập, vui chơi ngoại khóa.
Điểm học thứ ba của trường tại 37 phố Tô Hiến Thành. Trước cửa lớp, người dân tận dụng làm chỗ để xe máy.
Theo Thanhnien
Tránh rét ở cà phê Analog
Tạ Hiện giờ đã là thiên đường quà vặt của teen Hà Thành. Nếu lỡ đến đây vào hôm mưa phùn, gió bấc, muốn tìm nhanh một "nơi trú ẩn" thì Analog là địa chỉ gần nhất cho bạn.
Nếu mới lần đầu dừng chân tại quán cà phê này, nhiều người sẽ không mấy thiện cảm khi nhân viên quán tế nhị mời khách... tự đi gửi xe ở cách đó vài bước. Mặt tiền quán cũng chỉ vỏn vẹn dòng chữ Analog sáng đèn, tấm standee hình ảnh không gian tiệm cùng khung cửa cũ kỹ, chật chội của một ngôi cổ điển hình. Bước qua đây để lên tầng trên - nơi tọa lạc của Analog, bạn sẽ có dịp "hãi hùng tập 2" vì sự xiêu vẹo, xập xệ của chiếc cầu thang dẫn lối và tự nhủ "đúng là cà phê phố cổ!".
Mặt tiền quán rất đơn giản và khiêm tốn.
Chiếc cầu thang dẫn lối xiêu vẹo làm nhiều khách không khỏi "hốt hoảng".
Đúng vậy, diện tích cũng như sự thoáng đãng không phải lợi thế của nơi này. Thế nên Analog không dành cho những ai đã quen cảm giác "sung sướng" ở các nhà hàng cà phê văn phòng khang trang, lịch lãm. Nhưng với ai đó yêu thích phong cách retro hoặc đơn giản, muốn tìm nơi thực sự ấm cúng thì vượt qua những "ải khó khăn" kia, bạn sẽ thấy hứng thú với Analog.
Diện tích mặt bằng ở đây có lẽ chưa tới ba chục mét vuông, song mỗi một bước đi đều là những chi tiết đậm chất hoài cổ. Từ những bộ bàn ghế gỗ, chiếc đài cat-set, TV, đến cái quạt đồng, chồng sách cũ, chậu hoa... đâu đâu cũng mang hơi thở "retro". Không riêng tông màu và ánh đèn ấm nóng bao trùm lên khắp căn phòng, chính sự chật chội nhưng vẫn ngăn nắp đã tạo nên nét đáng yêu mà ấm cúng của quán. Analog chỉ đơn thuần là một căn buồng nhỏ, có thêm gác lửng, ban công, cả 3 không gian ấy cộng lại có lẽ sức chứa vẫn chẳng quá hai chục người. Nhưng điểm thú vị cũng ở chỗ đó. Luôn khiến khách đến đây phải xích lại gần nhau như người một nhà. Nội thất quán, ngoài quầy bar nhỏ xinh tất cả đều thiết kế, sắp đặt như một căn hộ ấm áp, thân quen chứ không phải tiệm cà phê xa lạ cho khách dừng chân chốc lát.
Không gian, màu sắc quán đậm chất retro.
Quả thật, những hôm trở gió lạnh, mưa phùn, nếu đã nhanh chân chiếm một chỗ trong Analog, có lẽ chẳng ai muốn nhấc mình đi đâu nữa. Ánh đèn đỏ, tiếng nhạc, tách chocolate thơm bốc khói và quan trọng nhất là cảm giác bình yên đến mức "an toàn" của căn phòng sẽ níu giữ bạn. Thậm chí, cả khi chọn góc ngồi lạnh lẽo nhất - dãy ghế nơi ban công, thì chỉ cần có thêm một người bạn tâm giao nữa kề bên, núp dưới mái hiên tre rộng dài, đua ra đến nửa con phố Tạ Hiện, nhìn dòng người đang co ro trong cái lạnh, bạn sẽ vẫn thấy nơi này vô cùng giá trị. Đó là lý do vào mùa đông, những khách hàng ruột của Analog gọi đây là điểm trú ẩn, trốn rét giữa lòng phố cổ Hà Thành.
Địa chỉ: Số 1 Tạ Hiện, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
HOÀNG NHI
Theo Infonet
Đi ăn phở... chật ở Hà Nội Đôi khi những đặc điểm nằm bên ngoài món ăn như người bán hàng, hoa văn trên bát đĩa... lại làm tôi nhớ về đồ ăn, thức uống của một miền đất mình từng đặt chân qua. Riêng với phở Hà Nội, không hiểu sao, tôi chỉ thích ăn ở những quán cổ kính và... chật chội. Một người bạn bắt bẻ tôi,...