Cảnh nghèo vất vả của cô bạn thủ khoa ĐH Y: 30/30
Những ngày vào vụ, Lê Thị Minh Vượng, thủ khoa với số điểm 30/30 Đại học Y Hà Nội, cũng chẳng có thời gian để học khi phải đi cấy hỗ trợ thêm thu nhập cho gia đình.
Học để thoát cảnh nghèo
Lê Thị Minh Vượng là con thứ ba trong gia đình năm anh chị em ở thôn Tu Lễ, xã Kim Đường (Ứng Hoà, Hà Nội). Người dân trong xóm vẫn ngạc nhiên khi cả gia đình 7 miệng ăn chỉ trông vào hơn một mẫu ruộng và mấy con gà, thế mà vẫn có ba đứa con học đại học.
Năm rồi mất mùa, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, một người bà con giúp đỡ xin việc cho bố Vượng, chú Lê Văn Đại lên làm bảo vệ ở một công ty cơ khí trên Hà Nội với mức lương mỗi tháng 2 triệu đồng. Nhưng đã mấy tháng nay chú Đại nghỉ việc do bị cây quạt máy trong công ty cắt đứt ngón tay cái, thuốc thang mãi chưa khỏi. Mẹ Vượng thì bị đau dạ dày và đau dây thần kinh, thường phải đi bệnh viện.
Gia đình đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hàng xóm nhà Vượng cho biết: “Nhà nó nghèo lắm, chẳng bao giờ dám mua miếng thịt, miếng cá ăn thế mà đứa nào cũng học giỏi. Nhất là Vượng, từ ngày bé đã đi thi học sinh giỏi rồi”.
Video đang HOT
Vừa trông em, vừa học bài nhưng Vượng vẫn đậu thủ khoa.
Trò chuyện với Vượng, bạn ấy không hề giấu hoàn cảnh nghèo khó. Ý thức được điều đó, Vượng không ngừng phấn đấu học tập, bởi bạn ấy nghĩ chỉ có học giỏi mới thoát cảnh đói khổ này. Không có nhiều sách tham khảo và cũng không có tiền để đi học thêm, mỗi khi đi học về Vượng lại xem kỹ lại các bài giảng trên lớp của cô, mày mò tìm cách giải khác.
Ngay từ lớp 5 Vượng đã là học sinh giỏi Toán, giỏi Văn cấp tỉnh. Lớp 6, lớp 9 đạt giải nhì cấp huyện môn Toán, lớp 12 đạt giải khuyến khích môn Hóa cấp thành phố và được chọn vào vòng thi quốc gia. Nhưng do ở xa, lại nhận thông báo muộn, Vượng quyết định không đi để dồn sức thi đại học. Nhà nghèo lại thông minh, học giỏi nên Vượng được nhà trường miễn học phí.
Vừa học vừa trông em vẫn đỗ thủ khoa
Mấy năm trời, người dân thôn Tu Lễ đã quen với dáng cô bé nhỏ nhắn, da hơi ngăm đen lóc cóc đạp xe 5 -7 cây số đi học. Tan học lại tất bật trông em đỡ đần mẹ những lúc ốm đau. Đến nhà Vượng ngày này vẫn thấy cảnh Vượng lấy sách quây xung quanh để em không chạy lung tung, chị học đến đâu dạy em đến đó.
Những ngày vào vụ, chị em Vượng cũng chẳng có thời gian để học. Vượng và cô em thứ tư toàn xin nghỉ với lý do mẹ ốm để đi cấy hỗ trợ thêm thu nhập cho gia đình. Hai cô chị học đại học ở xa cũng tranh thủ về làm thêm.
Cuộc sống vất vả nhưng Vượng không bao giờ quên mục tiêu vào đại học. Dành dụm từng đồng tiền mừng tuổi để mua và làm hồ sơ thi đại học, Vượng rụt rè bộc bạch: “Mình ghi danh dự thi vào hai trường đại học Y và đại học Ngoại thương cũng run lắm vì đó là trường top. Nhưng mình vẫn quyết tâm bởi học trường đó mới có nghề nghiệp ổn định, giúp đỡ cha mẹ và các em đỡ khổ. Mình sẽ cố gắng trở thành một bác sĩ đa khoa giỏi để chữa bệnh cho những người nghèo như bố mẹ.”
Mẹ Vượng rơm rớm nước mắt chia sẻ: “Khi nghe tin con mình đỗ thủ khoa đại học Y Hà Nội và đạt 29 điểm thi vào đại học Ngoại thương, mừng thì mừng lắm nhưng lo lại nhiều hơn vì lại có thêm đứa nữa học đại học, lại thêm những nỗi lo tiền nong.”
Theo PLXH
Cô nữ sinh nuôi mẹ từ năm lên 4
Khi con gái vừa thôi nôi, bà mẹ phát hiện khớp xương chân tay mình đau nhức và ngày càng teo. Bé được 4 tuổi cũng là lúc bà mẹ không còn khả năng đi lại nữa. Bé bắt đầu đảm nhiệm việc chăm sóc mẹ ở cái tuổi mà bản thân vẫn còn cần được chăm sóc...
Như một cơn ác mộng...
Bé gái ấy là Trần Thị Thanh Trúc, nay đã 15 tuổi, vừa tốt nghiệp lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Tư (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre). Người mẹ lau nước mắt kể: "Cô ngã bệnh một năm thì chú bị giãn cột sống, phải bán đất lấy tiền trang trải. Nhưng tiền bán đất ăn mãi cũng hết, lại đi vay mượn... Anh trai của Trúc phải đi làm phụ hồ để lo thuốc thang cho mẹ. Thương Trúc lắm, vì mới đỏ hỏn đã không còn được mẹ ôm ấp, nâng niu nữa. 4 tuổi, Trúc đã phải tập tành vệ sinh cá nhân cho cô. Có lần, Trúc mang cái bô đầy đi đổ mà làm ướt cả quần áo, hoặc những lúc cô ngã đè lên con bé... 4 tuổi thì biết gì đâu, con bé chỉ biết đứng khóc vì thương mẹ... Những lúc trời trở lạnh, vừa thoa thuốc cho cô, Trúc vừa thút thít. Tội nhất là khi mưa lớn, nước tràn vào nhà, nó cứ chạy cuống cuồng kiếm đồ che cho cô khỏi ướt...".
Trúc đang chăm sóc mẹ.
15 tuổi, Trúc quán xuyến mọi việc trong nhà.
Gánh gia đình trên vai...
Khi Trúc lên lớp 4, mắt ba ngày một mờ do ảnh hưởng của bệnh giãn cột sống, anh trai đi làm xa kiếm tiền lo thuốc thang. Vì vậy mọi việc từ nấu thuốc, cơm nước, tắm giặt cho mẹ đều một tay Trúc đảm đương. 4 giờ sáng cô bé lọ mọ đi chợ nấu cơm, quét nhà, giặt quần áo, rồi đến trường. Chiều về, bạn lại vào bếp lo buổi ăn chiều cho mẹ. Trúc học bài trên một cái ván đặt cạnh giường mẹ để khi mẹ cần là bạn đến ngay. Tập sách, quần áo của Trúc đều của người ta cho. Cứ 3 - 4 tháng hoặc nửa năm một lần, anh Hai lại gửi về 600 - 700 ngàn đồng. Số tiền ít ỏi đó Trúc phải tính toán rất chi li, không đủ thuốc men cho mẹ và sinh hoạt gia đình, Trúc phải vay mượn thêm. Khi có học bổng, bạn gom lại để trả nợ.
Vất vả là thế, nhưng Trúc luôn là học sinh giỏi nhiều năm liền. Mẹ Trúc tự hào: "Những giấy khen dán trên vách kia là gia tài của Trúc đấy". Nằm lẫn trong số giấy khen là Bằng khen của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dành cho những người con hiếu thảo, có lẽ đó là chứng nhận quý giá nhất của cô bạn có lòng hiếu thảo sáng như gương này.
Theo Mực Tím
Cậu bạn khiếm thị làm tẩm quất nuôi ước mơ giảng đường ĐH Sinh ra đã bị khiếm thị, lớn lên trong hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nhưng cậu bạn sinh năm 1990 Vũ Văn Tuấn vẫn luôn có ước mơ được đến trường, được đi học. Giờ đây trước mặt Tuấn là ước mơ vào giảng đường đại học... Gian nan học chữ Vũ Văn Tuấn sinh ra ở thôn Trung Đông,...