Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh cán bộ tài nguyên và môi trường để lừa đảo
Trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội nhận được thông tin của cơ quan báo chí và công dân phản ánh về việc người dân nhận được các cuộc gọi giới thiệu là nhân viên của Sở TN&MT Hà Nội mời công dân cập nhật thông tin căn cước công dân, chuyển đổi số.
Sở Tài nguyên và Môi trường TN&MT Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các phòng, đơn vị trực thuộc đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin cảnh báo người dân về tình trạng lừa đảo qua mạng.
Trong thời gian qua, Sở TN&MT Hà Nội nhận được thông tin của cơ quan báo chí và công dân phản ánh về việc người dân nhận được các cuộc gọi giới thiệu là nhân viên của Sở TN&MT Hà Nội mời công dân cập nhật thông tin căn cước công dân, chuyển đổi số.
Thời gian gần đây xuất hiện việc người dân nhận được các cuộc gọi giới thiệu là nhân viên của Sở TN&MT Hà Nội mời cập nhật thông tin căn cước công dân.
Về việc này, Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội yêu cầu trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 22/12/2022 của UBND TP về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc TP Hà Nội.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, niêm yết công khai và chỉ sử dụng số điện thoại của cơ quan, đơn vị khi đề nghị công dân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính, góp phần ngăn chặn tình trạng các đối tượng xấu lợi dụng lòng tin của người dân, tổ chức, giả danh cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tài nguyên và Môi trường để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cũng yêu cầu các phòng, đơn vị trực thuộc thông tin, tuyên truyền, khuyến cáo người dân, tổ chức đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở TN&MT Hà Nội để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại hoặc yêu cầu đóng các khoản phí, lệ phí không xác định phục vụ chuyển đổi số và cấp Giấy chứng nhận.
Sở TN&MT Hà Nội chỉ tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thông qua các hình thức: Tiếp nhận trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và các chi nhánh trực thuộc; tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích, nơi nhận theo địa chỉ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và các chi nhánh trực thuộc; tiếp nhận trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công TP Hà Nội.
Giám đốc Sở TN&MT cũng giao Văn phòng Sở, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và các chi nhánh trực thuộc thực hiện niêm yết số điện thoại của cơ quan để tiếp nhận, hướng dẫn người dân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính; niêm yết công khai các hình thức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các hình thức tiếp nhận và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và các chi nhánh trực thuộc; xây dựng tin, bài để tuyên truyền đến người dân nắm được các thủ đoạn, phương thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng, đặc biệt là các cuộc gọi giới thiệu là nhân viên của Sở TN&MT Hà Nội, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác của người dân khi nhận được cuộc gọi, liên hệ từ người lạ
Xử phạt 232 trường hợp cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn
Từ ngày 30/8 đến 15/10, các tổ công tác đặc biệt của Cục CSGT đã phát hiện, xử lý hơn 6.000 trường hợp vi phạm, trong đó có 232 trường hợp vi phạm là cán bộ, công chức; bàn giao cho Công an địa phương khởi tố 8 vụ, 9 đối tượng.
Từ ngày 30/8 đến ngày 15/10, 6 tổ công tác đặc biệt của của Bộ Công an do Cục CSGT chủ trì đã triển khai ở 58 địa phương, phối hợp với Phòng CSGT, Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung kiểm soát, phát hiện, xử lý chuyên đề người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn, ma túy, quá tải trọng, qua đó đã phát hiện và bàn giao cho Công an địa phương xử lý 6.391 trường hợp vi phạm về TTATGT.
Trong đó, 6.119 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 46 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, 32 trường hợp người điều khiển phương tiện trong cơ thể có chất ma túy, 12 trường hợp vi phạm về tải trọng và kích thước hàng hóa, 187 trường hợp vi phạm khác. Đặc biệt, qua xác minh nhanh, lực lượng chức năng đã ghi nhận 232 trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức...
CSGT kiểm tra nồng độ cồn lái xe.
Ngoài ra, quá trình kiểm tra, xử lý nồng độ cồn, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản, bàn giao cho Công an địa phương khởi tố 8 vụ, 9 đối tượng, cụ thể: 3 vụ, 4 đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng chất ma túy trái phép; 3 vụ, 3 đối tượng chống người thi hành công vụ (Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng); 2 vụ, 2 đối tượng về hành vi làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Cao Bằng và Thái Nguyên giả danh nhà báo); chuyển cơ quan CSĐT để xác minh, xử lý: 37 vụ, trong đó 24 vụ liên quan đến ma túy, 10 vụ liên quan đến GPLX không do cơ quan thẩm quyền cấp, 2 vụ không chấp hành có dấu hiệu chống người thi hành công vụ, 1 vụ có dấu hiệu đục số khung, số máy, gắn biển số không đúng với xe đang điều khiển tại Đà Nẵng.
Công an TP Hải Phòng thực hiện khởi tố bị can đối tượng chống CSGT (người đứng ngoài cùng bên trái).
Điển hình, tại tỉnh Bắc Giang, các tổ công tác đã phát hiện và bàn giao cho địa phương lập biên bản xử lý 436 trường hợp, trong đó 399 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 4 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, 1 trường hợp vi phạm về ma túy, 32 trường hợp vi phạm khác. Qua xác minh nhanh, có 19 trường hợp là cán bộ công chức. Một số địa phương đã tập trung kiểm soát tốt chuyên đề nồng độ cồn như: Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Bình Thuận..
Việc gửi thông báo vi phạm về cơ quan, đơn vị đối với các cá nhân vi phạm đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong quần chúng nhân dân và các cơ quan, tổ chức, từ người đứng đầu đến CBCS, công nhân, viên chức; từ đó, hình thành ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, mọi người khi tham gia giao thông đều bình đẳng, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý không có vùng cấm.
Thời gian tới, Cục CSGT tiếp tục gửi thông báo vi phạm của cán bộ, đảng viên, công chức đến cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 388/TB-VPCP ngày 21/9/2023 của Văn phòng Chính phủ về thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an...
Cục CSGT khẳng định, sẽ tiếp tục có văn bản chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác TTKS xử lý chuyên đề người điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn, quyết tâm hình thành bằng được thói quen, văn hóa "Đã uống rượu bia không lái xe". Quá trình xử lý vi phạm phải triệt để, không né tránh với tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Bị lập biên bản, nam thanh niên gọi người thân đến đánh 3 công an bị thương Vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại, Hảng bị công an dừng xe để kiểm tra, nhắc nhở. Hảng không chấp hành mà gọi người thân đến đánh 3 cán bộ bị thương. Chiều 22.10, đại diện Công an tỉnh Lai Châu cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Giàng A Hảng (31 tuổi),...