Cảnh giác với những cơn sốt kéo dài không rõ nguyên nhân ở trẻ
Nếu trẻ có dấu hiệu sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, cha mẹ hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
TS.BS Đỗ Huyền Nga, Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết, Bệnh viện K cho biết, ung thư máu là một căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh ung thư trẻ em, chiếm 1/3 tổng số trường hợp mắc ung thư hàng năm ở trẻ.
Đây là một căn bệnh ác tính của tổ chức máu, gây nên hiện tượng rối loạn quá trình sinh sản và phát triển của dòng bạch cầu, lấn át dòng hồng cầu và tiểu cầu trong máu.
Tuy nhiên, ung thư máu trẻ em thường không có những biểu hiện điển hình. Trẻ thường được phát hiện bệnh khi đến khám vì bệnh lý khác. Cha mẹ có thể theo dõi những dấu hiệu dưới đây để đưa trẻ đi khám kịp thời:
1. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
Trẻ có dấu hiệu sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
2. Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc bị chảy máu mũi
Nếu trên người trẻ bỗng xuất hiện các vết bầm tím, hoặc vết ban đỏ không rõ nguyên nhân, hoặc trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên thì rất có thể đây chính là biểu hiện ung thư máu ở trẻ em. Hiện tượng này xảy ra do khả năng đông máu kém do số lượng bạch cầu tăng cao, chèn ép tiểu cầu và hồng cầu.
3. Trẻ bị thiếu máu da xanh xao
Video đang HOT
Ung thư máu khiến lượng bạch cầu tăng cao và hồng cầu suy giảm, mà hồng cầu lại có chức năng đưa oxy đi khắp cơ thể, khi hồng cầu bị thiếu trẻ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt xanh xao, thở dốc,…
4. Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
Khi mắc ung thư máu, các tế bào ung thư máu làm cho khu vực bụng của trẻ bị khó chịu, gây cảm giác chán ăn, khiến trẻ bị sụt cân, cơ thể yếu ớt.
5. Trẻ bị khó thở
Sở dĩ trẻ mắc ung thư máu bị khó thở là bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh có thể tập trung ở quanh tuyến ức, gần khu vực cổ, khiến trẻ cảm thấy khó thở.
6. Trẻ hay bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng thường xuyên, dai dẳng là một trong những biểu hiện của ung thư máu. Biểu hiện của nhiễm trùng do ung thư máu là: ho, sốt, chảy nước mũi… và tình trạng này sẽ không hề thuyên giảm dù dùng thuốc kháng sinh.
7. Đau bụng, chướng bụng
Bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh và tích tụ trong các cơ quan nội tạng như gan, thận, lá lách… vì vậy khiến trẻ bị đau bụng, chướng bụng.
8. Hạch bạch huyết sưng to
Khi trẻ bị ung thư máu, các hạch bạch huyết ở khu vực cổ, dưới cánh tay, bẹn sẽ bị sưng to, cứng do tích tụ nhiều tế bào bạch cầu.
9. Đau nhức xương khớp
Máu thường được sản xuất trong tủy xương, nhưng khi bị ung thư máu, lượng hồng cầu bị suy giảm do bạch cầu tăng cao, sự tích tụ quá mức của bạch cầu sẽ chèn ép, tác động lên các mô xương gây đau nhức.
Ung thư máu ở trẻ em có xu hướng tiến triển nhanh hơn so với người lớn. Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, kết quả điều trị của bệnh ung thư máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh. Phát hiệnbệnh ung thư máu ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh.
Với sự phát triển của nền y học hiện nay, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh có thể lên tới 80%, so với trước đây chỉ đạt 50%-60%. Rất nhiều bệnh nhân ung thư máu đã được điều trị ổn định, quay trở về cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc, thậm chí là đã có gia đình riêng và sinh con.
8 tác hại của việc thiếu ngủ đối với ngoại hình của bạn
Thường xuyên thiếu ngủ có thể khiến bạn trông già hơn tuổi và gây những tác hại về lâu dài đối với cả sức khỏe lẫn ngoại hình của bạn.
Tế bào da không có đủ thời gian tái tạo: Ban đêm là thời điểm các tế bào da tái tạo và phục hồi từ những tổn thương trong ngày. Nếu bạn không ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, da bạn sẽ không có đủ thời gian để tự tái tạo và chữa lành, và điều này sẽ làm tăng nguy cơ lão hóa sớm của bạn.
Mụn: Hàm lượng hormone căng thẳng cortisol thường xuống thấp vào ban đêm theo quy luật tự nhiên. Nhưng nếu bạn thức khuya và làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ, hàm lượng cortisol trong cơ thể bạn sẽ duy trì ở mức cao, đồng nghĩa với việc các tuyến bã nhờn liên tục bị kích thích, khiến da bạn dễ mọc mụn hàng loạt.
Lỗ chân lông to ra: Một tác hại khác của việc tuyến bã nhờn luôn bị kích thích do thiếu ngủ là các lỗ chân lông sẽ to ra và dễ bị bí tắc.
Tăng nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời: Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để cơ thể sản sinh các chất chống oxy hóa tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy việc thiếu ngủ dẫn đến giảm sản sinh các chất chống oxy hóa, từ đó làm giảm khả năng tự bảo vệ khỏi tia UV của làn da.
Tăng nguy cơ viêm da: Nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu ngủ làm giảm lượng tế bào bạch cầu, từ đó làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.
Bọng mắt to và thâm hơn: Hệ bạch huyết của cơ thể có vai trò như một hệ thống xả thải, giúp cơ thể loại bỏ độc tố và các chất lỏng dư thừa. Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ bạch huyết, gây tình trạng tích tụ chất lỏng thừa, dẫn đến sưng bọng mắt.
Da xỉn màu, tái nhợt: Thiếu ngủ làm gián đoạn các chu trình sinh học bình thường của da, bao gồm cả chu trình tái tạo da vào ban đêm. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ tế bào chết trên bề mặt da, khiến da bạn xanh xao hoặc xỉn màu.
Bệnh vảy nến và bệnh chàm eczema: Khi bạn ngủ không đủ giấc, lượng hormone cortisol gây căng thẳng trong cơ thể sẽ tăng cao, từ đó kích thích các bệnh lý về da như bệnh vảy nến hay bệnh chàm./.
Sắp thử vắc xin ngừa HIV/AIDS trên người sau 8 năm nghiên cứu Sau 8 năm nghiên cứu, giữa tháng 4-2021 Pháp sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người vắc xin ngừa virus HIV. Vắc xin được phát triển theo công nghệ tiên tiến duy nhất trên thế giới. Tế bào đuôi gai (màu xanh) tấn công tế bào T (màu vàng) - Ảnh: SCIENCE Đối với bệnh HIV/AIDS, các phương pháp điều trị hiện thời...