Cảnh giác với khói thuốc lá – thủ phạm chính gây ung thư
Đến 2025 số người hút thuốc lá sẽ giảm xuống 37% so với con số 43% hiện nay và giảm tiếp vào 2030 là một trong những mục tiêu chính mà chương trình Sức khỏe VN vừa được thủ tướng Chính phủ chính thức phát động.
PGS.TS Lê Văn Quảng, PGĐ Bệnh viện K
Mặc cho những nỗ lực của Chính phủ, tỷ lệ người hút thuốc lá ở VN còn rất cao. Vì vậy, tìm các biện pháp hiệu quả để phòng chống tác hại của thuốc lá là rất cần và cấp thiết.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy khói thuốc lá mới là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư.
PGS.TS Lê Văn Quảng, PGĐ Bệnh viện K chia sẻ:
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp và bệnh ung thư. Vì thế, thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới có thể dự phòng được.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư cả ở nam giới và nữ giới, bao gồm ung thư phổi, khoang miệng, vòm họng, hầu họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, đại trực tràng, gan, thận, bàng quang, niệu quản, cổ tử cung và buồng trứng.
Nguy cơ mắc bệnh bị ảnh hưởng đáng kể bởi loại sản phẩm thuốc lá, tần suất, thời gian và cách sử dụng.
Mặc dù, không có sản phẩm thuốc lá nào được chứng minh là an toàn và không có nguy cơ gây hại với sức khỏe con người, nhưng các nguy cơ sức khỏe liên quan đến hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn so với sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói và nicotine.
Hiểu nhầm về Nicotine
Bác sĩ có thể cho biết đâu là nguyên nhân gây ra các loại bệnh liên quan đến thuốc lá?
Video đang HOT
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, có hơn 5.700 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá, trong số đó có hơn 70 tác nhân gây ung thư, ví dụ như Benzen, Ethylen Oxit, Vinyl Chloride, Asen (thạch tín), …
Khi đi vào cơ thể, các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá hầu hết sẽ được chuyển hóa và gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như gắn với bộ gen gây nên các đột biến gen; gắn với màng tế bào làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc kích thích quá trình viêm dẫn đến tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển ung thư.
Hiện nay, phần lớn người ta vẫn hiểu nhầm nicotine là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, điều này không đúng. Theo nghiên cứu của Viện Y tế và Chăm sóc Sức khoẻ Quốc gia Anh Quốc, các độc tố và chất gây ung thư trong khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, không phải là nicotine.
Các chuyên gia tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đồng ý rằng, những hợp chất độc hại được tạo ra trong quá trình đốt cháy thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến hút thuốc như ung thư phổi, các bệnh tim mạch, hô hấp, chứ không phải nicotine.
Tuy vậy, do tính chất gây nghiện, nicotine không hoàn toàn vô hại. Chính vì lẽ đó, thuốc lá cũng như những sản phẩm có chứa nicotine vẫn được khuyến cáo không nên sử dụng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người có các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, …
Người Việt hút thuốc lá có… hạng
Theo bác sĩ, những nguyên nhân nào khiến nhiều người Việt Nam hút thuốc lá? Hiện nay, thái độ của cộng đồng đối với thuốc lá tại Việt Nam có khác gì so với thế giới?
Theo tôi, có nhiều nguyên nhân, bao gồm tác động từ bên ngoài lẫn bản thân của người hút thuốc.
Trước hết, phải nói đến thói quen cố hữu hàng trăm năm trong cộng đồng, trước kia “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ngày nay đối với đàn ông, mời nhau điếu thuốc là rất phổ biến.
Bên cạnh đó, xét về điều kiện kinh tế, so với mức thu nhập của xã hội, giá thuốc lá tại Việt Nam khá rẻ nên duy trì chi phí hút thuốc đối với người có thu nhập trung bình là không quá khó khăn. Về mặt xã hội, người hút thuốc Việt Nam ít bị kỳ thị, hoàn toàn khác với nhiều nước.
Ngoài ra, người hút mua được thuốc lá rất dễ dàng, ở bất cứ nơi đâu, và được hút thoải mái ở nhiều nơi, kể cả nơi công cộng. Đó là tình trạng thực tế, vì vậy, một số người nói vui rằng cứ thấy chỗ nào có bảng cấm hút thuốc thì biết là chỗ đó tập trung người hút.
Và nguyên nhân quan trọng không kém là ý thức của người Việt về bảo vệ sức khỏe của bản thân và người xung quanh chưa cao.
Về nguyên nhân từ bản thân người hút thì có nhiều lí do, nhưng chủ yếu do 3 yếu tố chính như sau: tập làm người lớn, chứng tỏ bản lĩnh đàn ông ở tuổi thiếu niên; công việc nhiều áp lực, cần độ tập trung cao, cần suy nghĩ ra nhiều ý tưởng mới; muốn giảm stress bằng một công cụ hữu hiệu, nhanh chóng và phổ biến.
Cộng đồng nói chung được tuyên truyền khá tốt về tác hại của thuốc lá nhưng hầu như không hiểu rõ tác hại của thuốc lá là do đâu nên người nghiện thuốc lá không biết đến những giải pháp dành cho mình. Hệ thống giúp cai nghiện trong các bệnh viện không nhiều, rải rác, hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Theo nghiên cứu của WHO, Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số người trên 15 tuổi hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về số người hút thuốc. Xin BS có thể cung cấp số liệu cụ thể về số người hút thuốc lá tại VN, số người mắc bệnh do hút thuốc và số ca tử vong vì thuốc lá ở VN nói chung hay con số đã được thống kê tại BV K.
Theo điều tra GATS 2015, Việt Nam có hơn 15,6 triệu người hút thuốc lá, kéo theo 28,5 triệu người hít khói thuốc thụ động tại nhà và hơn 5,9 triệu người bị hút thuốc thụ động tại nơi làm việc. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3% và nữ 1,2%.
Theo số liệu mô phỏng từ WHO, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người Việt chết vì những bệnh do hút thuốc gây nên. Con số tử vong liên quan đến thuốc lá dự kiến sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030.
Theo số liệu ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) và ước tính ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc mới và khoảng 114.000 người tử vong vì ung thư. Trong đó, ước tính có khoảng 1/3 các trường hợp là do có liên quan đến sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động.
Theo tuoitre
Bộ trưởng Y tế: Tôi thích tập thể dục, cố gắng mỗi ngày 10 nghìn bước chân!
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cơ quan này bắt đầu khởi động chương trình tập thể dục ngay tại công sở. "70% các ca tử vong liên quan đến bệnh không lây nhiễm do, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư do lối sống, lười vận động. Vì thế, trước mắt Bộ Y tế sẽ khởi động tập thể dục ngay tại công sở,ngay giữa các buổi họp", Bộ trưởng Tiến nói.
Bộ trưởng Y tế cho biết, một hạn chế của người Việt, đó là chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe từ khi còn trẻ mà chỉ chăm khi có bệnh, phải đi viện. Trong khi đến hơn 70% các loại tử vong là do các bệnh không lây nhiễm mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường, phổi tắc nghẽn và các bệnh khác... liên quan đến lối sống, trong đó có thói quen vận động.
Bộ trưởng Y tế cho biết bà thích vận động và luôn cố gắng đi bộ 10 nghìn bước mỗi ngày để phòng bệnh tật. Ảnh: H.Hải
"Khi đã bị bệnh phải vào bệnh viện rất tốn kém, phải gắn chặt với bệnh việc. Trong khi đó việc ăn uống điều độ, thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể, hạn chế đồ uống có cồn, không hút thuốc lá... sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý này", Bộ trưởng nói.
Vì thế, Bộ Y tế bắt đầu khởi động chương trình tập thể dục ngay tại công sở. "Chúng tôi sẽ bắt đầu từ những cuộc họp giao ban Bộ Y tế, tiến tới ngày tập 2 lần ngay tại công sở, giữa các buổi họp, chỉ vào phút đứng dậy vận động ngay tại chỗ vẫn mang lại những giá trị hữu ích cho sức khoẻ", Bộ trưởng Tiến cho biết.
Bà Tiến cũng chia sẻ, bản thân bà sau khi đứng dậy tập tại chỗ chỉ vài phút, với 9 động tác thấy rất dễ chịu, thoải mái, nhẹ người. "Khi ngồi nhiều làm việc, tôi rất khó chịu, đau mỏi người, mỏi mắt. Đứng dậy vận động sẽ dễ chịu hơn".
Cuộc tập thể dục tại công sở chính thức được thực hiện tại cuộc họp giao bạn Bộ Y tế ngày 8/1 và sẽ tiếp tục được khởi động, trước mắt là cơ quan bộ, cán bộ ngành y, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện, y tế dự phòng, văn phòng sở, văn phòng TTYT. Sau đó, Bộ Y tế sẽ gửi đến các cơ sở y tế tại các tỉnh thành để mở rộng mô hình này. Nếu các Bộ ngành khác có quan tâm, Bộ Y tế cũng sẵn sàng hỗ trợ các chương trình tập thể dục tại công sở.
Bộ trưởng Tiến chia sẻ thêm, bản thân bà là một người rất thích vận động, tập luyện thể dục. Nhưng vì không có thời gian, nên Bộ trưởng luôn phải cố gắng để ngày nào cũng đạt mục tiêu đi bộ được 10 nghìn bước chân.
"Vận động, nếu quá bận rộn, như ở các nước Singapore, Thái Lan, chỉ với mục đích in dấu chân, đi bộ càng nhiều càng tốt, làm sao để đạt 10 nghìn bước chân mỗi ngày. Kèm theo đó là giảm ăn mặn, giảm ăn đường, kiểm soát, đo huyết áp thường xuyên", Bộ trưởng khuyến khích.
Bộ trưởng cũng đánh giá rất cao sự sáng tạo của nhiều người Việt trong vận động thể lực, nhất là lứa tuổi già, các cụ đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền... và Bộ trưởng hi vọng việc vận động sẽ được lan tỏa để người người tập thể dục.
Tại Việt Nam có đến 1/3 dân số Việt thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương). Cùng với đó, là sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì ở cả hai giới là trên 15,6%, tăng hơn gần 3% so với kết quả điều tra năm 2010. Trong đó, thừa cân béo phì ở thành thị là 21,3%, vùng nông thôn là 12,6%.
Trong khi đó, thiếu hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư của tử vong, gây mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư.
Bộ trưởng chia sẻ thêm, bà đang rất mơ thực hiện được mô hình trạm y tế giống tại Nhật Bản. Người dân, bệnh nhân vào hiệu thuốc, siêu thị có bán thuốc... đều có máy đo huyết áp, chỉ mất 10 - 20 yên là người dân có thể biết được chỉ số huyết áp để biết tình trạng sức khỏe của mình.
Tại Việt Nam, mô hình này có thể được thực hiện vì chúng ta có trạm y tế xã phường, sẽ tiến tới vận động bà con một năm đi đo huyết áp vài lần miễn phí. Bộ trưởng khuyến khích người dân chủ động chăm sóc sức khoẻ, tăng cường vận động, đừng có bệnh mới đi viện.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Việt Nam đối mặt với nhiều bệnh không lây nhiễm gia tăng Việt Nam đang phai đối mặt với sự gia tăng ngay cang trâm trong của các bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toan quôc. Báo động tử vong do đái tháo đường, tim mạch, ung thư... Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia...