Cảnh giác với 6 loại bệnh thường gặp mùa mưa lũ
Mưa lũ đang hoành hành tại miền Trung. Bên cạnh nỗi lo về an toàn tính mạng và tài sản thì những căn bệnh sức khỏe mùa lũ cũng là mối quan tâm rất lớn.
Mưa lũ tại miền Trung trong nhiều ngày qua khiến nước dâng cao, ngập lâu, sẽ kéo theo rác thải, đồng thời bít tắc công trình vệ sinh dẫn đến vi khuẩn ứ đọng, sinh sôi gây tác động xấu đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, nước lũ cũng khiến giao thông bị chia cắt, nguồn cung ứng lương thực và thuốc men bị gián đoạn. Những điều kiện trên sẽ khiến cho dịch bệnh phát triển và khó dập tắt nhanh chóng.
Dưới đây là 6 loại bệnh rất dễ phát sinh mùa nước lũ:
1. Bệnh về da liễu
Cơ thể tiếp xúc nhiều với nguồn nước bẩn sẽ phát sinh các bệnh ngoài da như nước ăn chân, ghẻ, mẩn ngứa, viêm da mủ… Các triệu chứng thường gặp có thể kể ra như da nổi mẩn, ngứa, xuất hiện mụn mủ.
Để lâu không chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh lây lan, sưng đau, ảnh hưởng không hề nhỏ tới sinh hoạt.
2. Bệnh tay chân miệng
Môi trường ô nhiễm sau mưa lũ rất dễ phát sinh virus gây tay chân miệng. Đặc trưng của loại bệnh này là sốt, đau họng, nổi ban có bọng nước. Ảnh: LĐO
Thời kỳ ủ bệnh thường là 3-7 ngày. Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng hoặc cũng có thể là chán ăn và khó chịu nói chung.
Một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát có thể xuất hiện trong miệng hoặc cổ họng. Phát ban sau đó dễ thấy ở bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, đôi khi có ở mông.
Bệnh lây lan từ người sang người qua dịch cơ thể và chất thải. Đặc biệt mầm bệnh cực kỳ dễ lây lan qua đường nước. Sự di chuyển của người dân và người bệnh cũng sẽ tác động đẩy nhanh quá trình lây lan.
Video đang HOT
Những nơi ẩm ướt, đọng nước là môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sôi đem theo mầm bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm.
Những triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết là: đau đầu, đau mình, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), sau đó xuất huyết từ nhẹ đến nặng và có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
Nếu phát hiện những dấu hiệu trên, nên đưa người bệnh trực tiếp đến cơ sở ý tế để khám chữa sớm nhất có thể. Ảnh: LĐO
4. Đau mắt đỏ
Các biểu hiện của bệnh là đau rát, sưng, ngứa, đỏ, chảy ghèn mắt và sưng các mạch huyết ở trước tai.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần kê đơn từ bác sĩ để chữa trị. Lưu ý không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.. Ảnh: LĐO
Nguồn nước, môi trường xung quanh ô nhiễm dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm và sinh sôi vi khuẩn E.coli gây các bệnh đường ruột.
Dấu hiệu là những cơn đau bụng bất ngờ, vài giờ tiếp theo là tiêu chảy. Đi ngoài nhiều khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi và thiếu nước, nặng hơn là tiêu chảy ra máu.
Khi có triệu chứng của bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
6. Viêm hô hấp
Hệ hô hấp trên chính là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với các bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc… do đó sẽ rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh.
Viêm hô hấp trên có các triệu chứng là sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi, chán ăn, khó thở. Ảnh: LĐO
Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám chữa kịp thời. Bởi nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến viêm hô hấp dưới với triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản…
Lũ lụt lịch sử tại miền Trung: Cảnh báo những dịch bệnh đi cùng dòng nước
Đợt lũ lịch sử khiến nhiều khu vực tại các tỉnh Thừa thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngập sâu trong nước. Như một quy luật, bão lũ sẽ đi kèm với dịch bệnh.
Phòng chống dịch bệnh là điều mà người dân vùng lũ cũng cần đặc biệt quan tâm, bên cạnh việc đảm bảo nơi trú ẩn và nhu yếu phẩm.
Theo PGS. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), khi lũ lụt xảy ra, các điều kiện vệ sinh sẽ khó có thể được đảm bảo.
PGS. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế)
Môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, cũng như các loại chất thải được cuốn theo dòng nước lũ. Nguồn nước, nguồn thực phẩm tại các khu vực bị lũ lụt cô lập cũng khó đảm bảo an toàn.
"Người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, nguồn thực phẩm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác; cảm lạnh; cúm; đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp", PGS Phu cho hay.
Người dân Quảng Bình chới với giữa dòng nước lũ
Cũng theo ông, thiếu lương thực, thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng cũng như sức đề khác của người dân vùng lũ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sốt xuất huyết là một dịch bệnh mà PGS Phu khuyến cáo người dân ở vùng lũ, đặc biệt là người đang sống ở khu vực rừng núi cần cảnh giác cao độ.
Người dân vùng lũ cần làm gì để phòng ngừa dịch bệnh?
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Người dân huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đang sống trong biển nước
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
- Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô... hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Bên cạnh 8 nguyên tắc vừa nêu, PGS Phu khuyến cáo người dân vùng lũ vẫn cần lưu ý việc đeo khẩu trang, để phòng dịch Covid-19, nhằm tránh tình trạng "dịch chồng dịch".
Chiều 19/10, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công 6 bệnh viện tuyến trung ương và 3 viện hỗ trợ y tế cho các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai.
Bộ Y tế cũng quyết định xuất cấp cho Sở Y tế các tỉnh/thành phố Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng hóa chất khử khuẩn, khử trùng nguồn nước, mỗi tỉnh 700.000 viên sát khuẩn nước Aquatabs 67mg từ kho hàng phòng chống thiên tai của Bộ Y tế tại Đà nẵng.
Hướng dẫn cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn trong và sau mưa lũ, đảm bảo sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh có thể xảy ra, người dân cần lựa chọn những điểm chưa bị ô nhiễm, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt và xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Theo chuyên gia y tế, nguồn...