Cảnh giác những kẻ giả danh cán bộ để lừa đảo
Giả danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây bất an cho xã hội, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lãnh đạo các cấp và làm giảm sút niềm tin của người dân đối với cơ quan, đơn vị Nhà nước.
Để phòng ngừa loại tội phạm này, mọi người cần đề cao cảnh giác…Điểm chung của các đối tượng giả danh là “nổ”, thậm chí lúc bị bắt vẫn còn khoe danh thế.
Thượng tá Nguyễn Thành Mỹ (Phó trưởng Công an huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh) vẫn còn nhớ như in vụ bắt giữ kẻ giả danh Thiếu tướng Quân đội với tên gọi N.T.Bình. Tuy vào thời điểm đó Bình chỉ ngoài 30 tuổi nhưng không hiểu sao vẫn có khối người tin y là tướng thật, công tác tại Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng.
Sau khi lừa nhiều người đưa tiền nhờ xin dự án, Bình bị Đội 2, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ. Lúc đầu, tại trụ sở Công an, Bình không những chối tội, mà còn dọa sẽ “trị” các cán bộ điều tra vì dám đụng đến cán bộ cao cấp. Thượng tá Nguyễn Thành Mỹ khi đó là Đội trưởng Đội 2 liên tục nhận được điện thoại của “lãnh đạo Nhà nước”, “lãnh đạo Bộ Quốc phòng” để chất vấn vì sao dám bắt Thiếu tướng Bình mà chưa thông qua Trung ương?
Hai đối tượng giả danh Công an đã bị bắt giữ trong năm 2020.
Khi Thượng tá Mỹ trả lời mới học lớp 3 thì khó làm được thiếu tướng lắm, các đối tượng liền cúp máy. Tuy trình độ văn hóa thấp nhưng bù lại Bình nói năng lưu loát, hùng hồn và đặc biệt y nhớ rất giỏi. Hầu hết tiểu sử của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các Tổng cục…
Bình đọc được trên báo đều thuộc nằm lòng. Các dự án về đất đai đã hình thành hoặc sắp triển khai, y đều tường tận nên nhiều người tin là vậy. Bình chung sống như vợ chồng với khá nhiều người và số tiền lừa đảo chiếm đoạt được đều cung phụng cho những phụ nữ này.
Video đang HOT
Nhiều nạn nhân của kẻ gia danh cho biết, trước khi bị sập bẫy hầu hết đều được “cán bộ cao cấp” mời đến các nhà hàng sang trọng để tiệc tùng. Khi tiệc diễn ra, đồng bọn của kẻ lừa sẽ đóng vai giám đốc doanh nghiệp; cán bộ, viên chức Nhà nước sang phòng cụng ly chào hỏi, nhờ vả chạy chức, chạy quyền, chạy dự án…
Để tăng thêm phần quyền uy, kẻ giả danh còn điện thoại (mở loa lớn) cho đồng bọn đóng giả là quan chức địa phương để gửi gắm, bố trí chức vụ này, nọ. Chỉ qua một buổi tiệc như vậy, nạn nhân sẵn sàng chi tiền bạc tỷ không một chút đắn đo. Bà Nguyễn Thị Thuấn (ngụ quận 6), người bị lừa 17 tỷ đồng, cũng được kẻ đóng giả công tác ở Cục Hậu cần mời đi ăn và giới thiệu gặp lãnh đạo là Cục trưởng, Trưởng phòng…
Nhưng sau đó bà xem đài, đọc báo thì thấy đều không phải là người mình đã gặp. Cao tay hơn, các đối tượng trong băng nhóm này là Trần Văn Tam, Tạ Văn Thảo… còn thành lập Công ty TNHH có chữ “Hậu cần” để đóng mọc đỏ trên biên nhận nhận tiền khiến nạn nhân nhầm tưởng chúng công tác ở Cục Hậu cần thật.
Khi chưa đủ “trình độ” để giả danh cán bộ cấp cao, các đối tượng sẽ đóng giả cán bộ cấp thấp nhưng tự nhận mình là “sân sau”, người nhà của lãnh đạo tỉnh, Trung ương. Trình báo với cơ quan Công an, ông B.T.H, Phó Giám đốc Công ty TNHH Q.T (TP Hồ Chí Minh) cho biết, qua người quen giới thiệu, ông H. gặp được một người tên Chính, tự giới thiệu mình là cán bộ công tác ở Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được giao tham gia ký duyệt các dự án về đất đai. Nghe vậy, ông H. gợi ý nhờ ông Chính điều chỉnh đất ở dự án xây trường học và thể thao do Công ty Q.T làm chủ đầu tư thành đất ở. Ông Chính nói “chuyện nhỏ” và ra giá chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 8 tỷ đồng, thời hạn thực hiện là 60 ngày.
Ông H. đưa tiền cho ông Chính nhiều lần với tổng cộng khoảng 1 tỷ đồng cùng nhiều quà cáp có giá trị cao. Gần đến thời hạn theo giao kết, ông Chính đưa cho ông H. công văn (photocopy có công chứng) của UBND TP Hồ Chí Minh với nội dung chấp thuận cho Công ty Q.T chuyển đổi dự án đất giáo dục, thể thao thành đất ở. Thấy công văn lạ, ông H. đến UBND TP Hồ Chí Minh để hỏi thì phát hiện là giả mạo…
Qua các vụ giả danh bị phát hiện cho thấy kẻ lừa thường tạo niềm tin cho nạn nhân bằng cách hẹn nạn nhân đến đón mình (đi công việc, tiệc tùng) trước cổng trụ sở của cơ quan, đơn vị mà chúng chọn để giả danh. Sau đó, kẻ giả danh sẽ vào phòng tiếp dân của cơ quan, đơn vị đó ngồi chờ, đợi khi nạn nhân điện thoại thì đi bộ ra…
Cao siêu hơn, một số đối tượng còn tìm đến các sự kiện được tổ chức ngoài trời có lãnh đạo Trung ương, địa phương đến dự như khởi công dự án khu dân cư, dự án làm đường giao thông… và tự xưng mình là phóng viên, cán bộ đơn vị thi công… để xin chụp ảnh cùng lãnh đạo. Khi đi lừa, chúng sẽ cho nạn nhân xem các bức ảnh này để chứng minh mình là “người thật, việc thật”. Ngoài ra, còn “chiêu” hiệu quả khác là chúng tiếp cận làm quen với các cán bộ thật và tự xưng mình công tác ở một đơn vị nào đó mà chúng đã tìm hiểu kỹ từ trước. Sau đó, chúng rủ rê cán bộ này đi tiệc tùng, du lịch… để tiếp cận thêm nhiều cán bộ khác là bạn bè, người thân của cán bộ mà chúng quen đầu tiên.
Người này giới thiệu người kia, dần dà ai cũng xem kẻ giả danh là người thật. Từ đó, kẻ giả danh tìm kiếm “con mồi” cần giải quyết các vụ việc liên quan đến lĩnh vực mà các cán bộ thật đảm trách để nhờ vả. Có việc làm được, có việc không nhưng do “lỡ” lấy tiền và tiêu xài hết nên kẻ giả danh đánh bài “chuồn”…
Rất nhiều người là nạn nhân của kẻ giả danh cán bộ Nhà nước nhưng trên thực tế người tố cáo hầu hết là các doanh nghiệp, người dân bình thường. Còn cán bộ chạy chức, chạy quyền, chạy chuyển đơn vị công tác… thì chẳng ai dám tố cáo vì họ hiểu chẳng thể lấy lại được tiền mà còn bị thiệt thân nên “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Đây cũng là lý do vì sao những kẻ giả danh vẫn còn đất sống. Điều này cũng cho thấy, để kẻ giả danh lừa đảo phần nào xuất phát từ lỗi của nạn nhân, khi cả tin, mù quáng và bị lòng tham làm mờ mắt. Do vậy, để hạn chế các vụ giả danh lừa đảo, cách tốt nhất là cần đề cao cảnh giác và biết chế ngự lòng tham của mình.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh vừa có thông báo truy tìm bà Trần Thị Tuyết Mai (SN 1960; khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP Hồ Chí Minh) để làm rõ theo đơn tố cáo về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, Cơ quan CSĐT nhận đơn của ông N.V.N (ngụ huyện Phú Tân, Cà Mau) tố giác bà Mai lừa đảo 520 triệu đồng thông qua thủ đoạn giả danh cán bộ nhận tiền để xin giảm án tù.
Cơ quan Công an yêu cầu Trần Thị Tuyết Mai đến Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh (số 268 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1), gặp cán bộ điều tra Thái Thanh Hòa, ĐT 0837088089, để trình diện, làm rõ vụ việc…
Bắt Giám đốc lừa bán đất ảo, chiếm đoạt gần 17 tỷ đồng tiền cọc
Ngày 9/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Chung (SN 1986, ngụ khu Nam Hùng Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân) - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư phát triển địa ốc DCB (địa chỉ 63 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngày 25/3/2018, Chung cùng Nguyễn Thị Dung (SN 1980, ngụ phường Tân Quý, quận Tân Phú) ký hợp đồng đặt cọc với bà Trương Nhật Lệ (SN 1973, ngụ phường 15, quận Tân Bình) để thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các thửa đất có tổng diện tích 29.900m2, tại phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, của bà Lệ với giá 276 tỷ đồng. Chung và Dung đã nộp cho bà Lệ tiền cọc 200 triệu đồng.
Hiện các quận, huyện ở TP Hồ Chí Minh đều cắm bảng cảnh báo để giúp người dân cảnh giác, tránh mua phải các dự án "ma".
Ngày 26/3, Chung, Dung và bà Trương Nhật Lệ thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc các thửa đất trên tại Văn phòng công chứng Tô Khắc Việt (quận Tân Phú), Chung và Dung đã đặt cọc cho bà Lệ 3 tỷ đồng.
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, bà Lệ biết được Chung đã tự ý phân lô khu đất của mình để rao bán cho nhiều cá nhân khác, trong khi khu đất trên chưa hoàn thành việc chuyển nhượng và không được sự đồng ý của bà Lệ. Vì vậy, bà Lệ đã yêu cầu Chung và Dung đến Văn phòng công chứng Tô Khắc Việt để hủy hợp đồng đặt cọc.
Mặc dù biết rõ khu đất trên thuộc diện bị thu hồi để triển khai Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng, một phần thuộc quy hoạch công viên cây xanh, thể dục thể thao, một phần thuộc quy hoạch đường giao thông và một phần nhỏ còn lại (khoảng 334m2) thuộc quy hoạch dân cư hiện hữu kết hợp chỉnh trang, đất chưa đủ điều kiện để tách thửa; khu đất này cũng đã hủy hợp đồng đặt cọc với bà Lệ nhưng Chung vẫn tự ý lập bảng vẽ phân thành nhiều lô đất nhỏ để ký hợp đồng đặt cọc, nhận chuyển nhượng cho 8 cá nhân người ít nhất đặt cọc 500 triệu đồng, người nhiều nhất đặt cọc 5 tỷ đồng, với tổng số tiền đặt cọc của họ bị Chung chiếm đoạt 16 tỷ đồng.
Ngoài khu đất trên, tháng 2/2018, Chung và Dung còn ký hợp đồng đặt cọc với bà Lê Thị Hải Lý (SN 1970, ngụ phường 12, quận Tân Bình) để thỏa thuận nhận chuyển nhượng 3 thửa đất số 315, 515, 814, tại phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân với giá 40 tỷ đồng (có lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại quận Tân Bình).
Chung và Dung đặt cọc cho bà Lê Thị Hải Lý 14 tỷ đồng ban đầu. Sau đó, do Chung không có khả năng góp tiếp, nên Dung đã sử dụng tiền cá nhân để thanh toán tiếp cho bà Lý. Sau đó, Dung thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ các lô đất trên cho bà Ngô Thị Kim Ngân (SN 1969, ngụ phường 12, quận 10) với giá 51,5 tỷ đồng.
Bà Ngân đã thanh toán đủ số tiền trên cho bà Dung. Bà Dung và bà Lý đã thực hiện thủ tục sang tên cho bà Ngân thửa đất số 315 và số 515. Còn thửa đất số 814, bà Ngân đang làm thủ tục sang tên nhưng chưa có kết quả.
Trong thời gian thỏa thuận chuyển nhượng đất với bà Lý như trên, Chung biết rõ toàn bộ thửa đất số 515 và thửa đất số 814 thuộc diện quy hoạch một phần có chức năng nhóm nhà ở hiện trạng kết hợp chỉnh trang, một phần thuộc quy hoạch đất cây xanh - thể dục thể thao và phần còn lại quy hoạch giao thông, chưa đủ điều kiện tách thửa, nhưng Chung đã tự lập bản vẽ phân lô tách thửa để rao bán, ký hợp đồng đặt cọc nhận chuyển nhượng cho bà Trần Thị Thu Thảo, nhận 750 triệu đồng tiền cọc của bà Thảo.
Theo Cơ quan CSĐT, từ 3/2018 đến 6/2018, Chung liên hệ đặt cọc chuyển nhượng 2 khu đất trên địa bàn quận Bình Tân (là các khu đất thuộc quy hoạch công viên, cây xanh, khu vực thể thao và đường giao thông, không thuộc quy hoạch dân cư).
Khi thỏa thuận đặt cọc đã bị hủy, chưa hoàn thành việc chuyển nhượng và đất không đủ điều kiện để phân lô, tách thửa và chuyển mục đích thành đất ở, nhưng Chung vẫn tự lập bản vẽ phân lô 2 khu đất này thành nhiều lô đất nhỏ rồi rao bán để ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu và chiếm đoạt tiền của nhiều cá nhân khác.
Toàn bộ các cá nhân có đơn tố giác đều cho rằng, do thấy Chung có đất thật và có bảng vẽ phân lô tách thửa, Chung giới thiệu là đất có pháp lý rõ ràng, đang thực hiện thủ tục phân lô, chuyển mục đích sử dụng đất nên tin tưởng và ký hợp đồng đặt cọc, nộp tiền cho Chung. Tuy nhiên, trên thực tế, tại các thửa đất trên, đến nay, không có dự án nào do Công ty TNHH Đầu tư phát triển địa ốc DCB làm chủ đầu tư được phê duyệt.
Sát hại bạn gái rồi lao xe vào ô tô tự tử Sau khi sát hại bạn gái trong phòng trọ, H dùng dao tự sát nhưng không chết. H chạy xe máy ra đường và lao vào ô tô tự sát. Ngày 17/4, Công an huyện Củ Chi phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh điều tra làm rõ vụ án mạng xảy ra tại một phòng trọ ở...