Cảnh giác ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn
Ngộ độc thức ăn thường do thức ăn nhiễm khuẩn hoặc không liên quan với vi khuẩn. Và ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn ngày càng trở nên phổ biến.
Ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn đang có nguy cơ phát triển nhiều tại nước ta, vì vậy trong sinh hoạt hàng ngày, cộng đồng người dân nên chú ý các trường hợp sau đây để chủ động phòng ngừa:
- Ô nhiễm chất độc trong nông nghiệp do dùng các loại hoá chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Người nông dân trồng trọt phun thuốc không đúng quy định về nồng độ, thời gian từ khi phun hoá chất đến khi thu hoạch sản phẩm chưa đủ quy trình yêu cầu sẽ làm cho sản phẩm nông nghiệp bị nhiễm độc. Nguồn gây nhiễm độc này thường gặp từ các loại rau, hoa quả.
- Các chất độc từ những dụng cụ chứa đựng làm bằng sành, sứ, chất dẻo, túi đựng hàng có thể ngấm vào thức ăn. Các loại dụng cụ này, nhất là các loại dụng cụ chứa nước mắm, muối, giấm, rượu, dầu… rất dễ ngấm chất độc như kim loại nặng, hoá chất độc vào thực phẩm… gây ra tình trạng ngộ độc mãn tính cho người sử dụng. Vấn đề này ít khi được chú ý để đề phòng.
- Bao bì thực phẩm bằng cao su nhân tạo, đầu núm vú ở bình sữa trẻ em… chứa những chất lưu hoá cao su, những dẫn xuất của nhân thơm như chất benzo-3-4 piren có khả năng gây ung thư.
Video đang HOT
- Các chất phụ gia cho vào thức ăn không được phép của cơ quan y tế, thường gặp nhiều nhất là các loại đường hoá học, các chất phẩm màu… cũng có thể gây ngộ độc.
- Một số chất độc còn có thể gặp do sự gian dối, chạy theo lợi nhuận kinh tế cá nhân mà quên đi sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng như dùng dầu công nghiệp để rán bánh, dùng thuốc trừ sâu cho thêm vào rượu…
- Một số trường hợp do nhầm lẫn chất độc với thức ăn ở kho hàng, ở gia đình, tại cửa hàng vì không theo đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ở một số nơi, người dân vẫn còn ăn những thức ăn độc như nấm độc, các loại lá độc hay cá độc… do không được truyền thông giáo dục sức khoẻ cẩn thận. Vì vậy, vẫn còn có nhiều người ăn nhầm và bị ngộ độc.
Cộng đồng người dân cần quan tâm đến vấn đề này để phòng ngừa, tránh những trường hợp ngộ độc thực phẩm đáng tiếc xảy ra.
Theo Dân Trí
Bùn dưới hồ Gươm chứa kim loại nặng và khí độc
Môi trường nước hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ ngày một suy giảm, trong số 51 loài vi tảo thì có gần 90% là tảo lam độc hại.
Ngày 13.5, Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học về đảm bảo môi trường sống của rùa hồ Gươm với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Bùn dưới hồ chứa kim loại nặng và khí độc
Tại cuộc hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà khoa học đều khẳng định môi trường nước hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ ngày một suy giảm, trong số 51 loài vi tảo thì có gần 90% là tảo lam độc hại.
Đáng chú ý, sự xuất hiện thường xuyên và dày đặc của các loại tảo mà chủ yếu là tảo lam độc thuộc chi Mycrocystis đã tạo nên đặc điểm nổi bật của hồ Gươm: độ pH luôn ở mức cao 9,4 - 10,5 (số liệu quan trắc 2009-2010), hồ bị phì dưỡng cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng (NH4, TN, TP, COD) và các chất hữu cơ trong bùn rất cao.
Dọn vệ sinh khu vực hồ Gươm - Ảnh: Ngọc Thắng
Bên cạnh đó, nước thải và bùn đất do mưa cuốn vào hồ đã làm lớp bùn lắng của đáy hồ ngày một dày (từ 1,3-1,86m). Sự tồn tại của lớp trầm tích lâu năm này đang gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những sinh vật dưới hồ do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc. Không những thế, lớp bùn sa lắng còn cản trở việc lưu thông nước hồ với các nguồn nước ngầm khiến mực nước hồ ngày một cạn.
Theo một số nhà khoa học, các yếu tố môi trường tác động càng làm cho mật độ thực vật phù du có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng ô-xy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật trong hồ. Số lượng cá trong hồ đang ngày một giảm và có khả năng không cung cấp đủ thức ăn cho rùa hồ Gươm.
Chính vì vậy, cải tạo hồ là việc làm cần thiết để bảo vệ hệ sinh thái, trong đó có loài rùa quý trước nguy cơ bị hủy diệt bởi sự ô nhiễm và sa lắng bùn. Thạc sĩ Kim Văn Vạn đề nghị thả một số loài cá vào hồ Gươm để cung cấp thức ăn cho rùa, trong đó 60% là cá trôi (thức ăn khoái khẩu của rùa trong bể chăm sóc), 20% cá mè trắng, 10% cá chép...
Theo Thanh niên
Gửi tin nhắn "bay mất" mạng người Chỉ vì giận hờn chồng đánh oan, người vợ đã uống thuốc diệt cỏ cháy để tự quyên sinh. Khoảng 9 giờ ngày 1/5, chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (36 tuổi), ở thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, Phú Yên đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên. Chị T (một người hàng xóm) trực tiếp đưa...