Cảnh bên trong nhà tù Thái Lan bị livestream trực tiếp trên YouTube suốt nhiều giờ
Một sự việc hi hữu vừa xảy ra mới đây khi toàn bộ hệ thống camera giám sát trong một nhà tù ở Thái Lan bị tấn công, đồng thời mọi cảnh quay trong tù đều được livestream trực tiếp trên YouTube.
Hình ảnh bên trong nhà tù qua đoạn video livestream trên YouTube
Theo truyền thông địa phương, vụ việc không hề được biết đến cho đến khi chính quyền nhận được cảnh báo từ một nhà báo tình cờ xem được đoạn livestream trên YouTube.
Cụ thể tài khoản YouTube có tên BigBrother’s Gaze đã livestream cảnh hoạt động của các tù nhân trong nhiều giờ trên YouTube. Trong đoạn video livestream, người ta có thể thấy nhiều góc quay khác nhau trong nhà tù. Điều này cho thấy, hacker đã truy cập được vào toàn bộ hệ thống giám sát của nhà tù.
Theo tờ The Star, hacker đã tìm cách đột nhập vào hệ thống camera giám sát của một nhà tù ở Thái Lan và sau đó phát video trực tiếp những góc quay trong tù lên YouTube.
Chia sẻ với báo giới, các nhà chức trách ở Thái Lan cho biết, hệ thống camera ở nhà tù Lang Suan thuộc tỉnh Chumphon đã bị hacker tấn công. Lần theo dấu vết, các quan chức phát hiện kẻ tấn công đến từ bên ngoài Thái Lan nhưng không tiết lộ cụ thể về nhóm hacker này. Ngoài ra cũng không có bất cứ thông tin nào về cách hacker đột nhập vào hệ thống camera giám sát.
Tuy nhiên theo Tổng cục trưởng Cục cảnh sát Thái Lan, đại tá Narat Sawettanan cho biết, các quan chức nhà tù đã phản ứng kịp thời khi tắt toàn bộ hệ thống camera giám sát ngay sau khi phát hiện hệ thống bị tấn công.
Hiện cảnh sát đang vào cuộc điều tra. Tại thời điểm này, đoạn video livestream đã bị xóa nhưng trong phần mô tả của kênh, chủ sở hữu có khẳng định, đoạn video livestream trên không phải do tấn công hệ thống mà có được. Người này cho biết, tất cả video đều được chia sẻ công khai từ một nguồn bí mật. Người này cũng khuyên mọi người nên thay đổi mật khẩu mặc định khi thiết lập camera giám sát.
Trên kênh YouTube này, người ta cũng phát hiện thấy một số video lấy từ camera an ninh tại văn phòng của một công ty Thái Lan hay cảnh đường phố Salt Lake ở Utah, Mỹ.
Video đang HOT
Tài khoản Youtube đăng video livestream cảnh bên trong nhà tù
Tài khoản YouTube đăng tải đoạn video livestream cảnh trong nhà tù mới chỉ lập vào ngày 26/10 và hiện có khoảng 1,7 ngàn người đăng ký.
Theo VN Review
Video và livestream sẽ chiếm lĩnh marketing số năm 2020
Tiếp thị kỹ thuật số đòi hỏi các nhà tiếp thị phải không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ để có thể vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.
Theo các nhà nghiên cứu, video và livestream sẽ là hai công cụ được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này trong năm 2020 sắp tới.
Video
Theo thống kê, hiện nay chúng ta xem khoảng 5 tỷ video trên Youtube mỗi ngày. 5 tỷ là một con số khổng lồ. Điều này cho thấy Youtube và video đã trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Nếu bạn là một nhà tiếp thị kỹ thuật số nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc sử dụng video trong chiến lược tiếp thị của mình, có thể bạn cần xem xét lại nghề nghiệp của mình. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ được dùng video để tiếp thị. Bạn có thể tiếp tục sử dụng các kênh truyền thông khác, nhưng bạn nên bắt đầu dựng video quảng bá.
Bạn có thể thường xuyên tạo video, sau đó biến những video này thành bài báo, hoặc thành một bài đăng trên các mạng xã hội. Một video có thể đồng thời phục vụ nhiều mục đích như vậy nhằm tăng lưu lượng truy cập.
Livestream
Livestream là một ngành công nghiệp đang bùng nổ. 63% số người trong độ tuổi từ 18 đến 34 xem livestream thường xuyên. Họ không chỉ xem trực tiếp mà còn ghi lại các chương trình đã phát sóng hoặc xem lại phần tổng hợp những nội dung nổi bật của những video đó trên Youtube. Có những Youtuber chỉ cần ghi lại những khoảnh khắc đáng chú ý nhất của những streamer nổi tiếng cũng nhận được hàng triệu lượt xem mỗi tháng.
Các doanh nghiệp đã nhận ra rằng những hình thức quảng cáo truyền thống không còn hiệu quả như trước kia. Người xem có xu hướng yêu thích một video phát trực tiếp giới thiệu một sản phẩm mới hơn là xem những đoạn phim do các diễn viên đóng để lôi kéo người tiêu dùng mua sản phẩm.
Một trong những 'sự cố' livestream gần đây là việc cửa sổ Cybertruck của Tesla đã bị đập vỡ khi sản phẩm này được cho là 'không thể vỡ được'. Mặc dù vậy, điều này vẫn khiến cho khán giả cảm thấy thích thú và ấn tượng hơn nhiều so với một video được quay sẵn. Mọi người đều bàn tán về sự cố của Tesla và việc CEO Elon Musk chửi thề trên sân khấu hôm đó.
Hiện nay chúng ta đang có rất nhiều nền tảng livestream như Facebook, Instagram và LinkedIn. Các công ty có thể chọn một trong các nền tảng này để phát sóng trực tiếp nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình livestream, nhưng đây được dự đoán là một cơ hội tốt cho các công ty nhỏ - những người không ngại chấp nhận những rủi ro này và thể hiện một cái gì đó độc đáo hoặc giải trí, và mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh.
Tìm kiếm bằng giọng nói
Vài năm trước, việc tìm kiếm bằng giọng nói không có được coi là lựa chọn ưu tiên khi bạn muốn tìm kết quả hay câu trả lời cho 1 vấn đề. Tuy nhiên, ở thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta đã quen dần với việc tìm kiếm mọi thứ bằng giọng nói.
Với việc con người sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói ngày một tăng, việc tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm là một việc làm thiết yếu. Các chuyên gia marketing sẽ phải cố gắng đưa ra một chiến lược để giữ cho các trang web của công ty họ luôn được đánh giá cao bởi khách hàng. Hệ quả tất yếu xảy ra khi có một vài chuyên gia marketing sẽ nghĩ đến việc đưa công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trở thành một nhân tố quan trọng trong sách lược của họ.
Để mọi thứ trở nên thú vị hơn, Google đã liên tục vận hành dựa trên những thuật toán của họ. Điều này đồng nghĩa với việc Google đã tạo ra hàng trăm thay đổi đối với bộ máy tìm kiếm của họ trong năm qua.
Mô hình tìm kiếm mới của Google là BERT giúp người dùng tìm kiếm những từ liên quan trong một câu, thay vì tìm kiếm từng từ riêng lẻ. Mục đích của mô hình này là giúp người dùng có thể tìm kiếm nhiều nội dung liên quan trong ngữ cảnh khác nhau
Google luôn đưa ra những đoạn thông tin ngắn nhưng liên quan nhất. Tuy nhiên rất nhiều người thường không click vào những thông tin ở trên cùng của google, trong khi đây là những dữ liệu/thông tin liên quan nhất đến câu hỏi của họ. Châm ngôn của google là click càng ít càng tốt.
Trong tương lai, Google sẽ tập trung nhiều hơn về việc đưa ra kết quả dưới dạng ngắn gọn như đã nói ở trên. Khi ấy, người dùng chỉ cần tìm kiếm thông tin bằng giọng nói và họ sẽ nhận được những câu trả lời cũng bằng âm thanh, như vậy họ sẽ không phải gõ bàn phím hay đọc những đoạn thông tin như vậy.
Podcast
Podcast đang dần trở nên phổ biến. Hiện nay có hơn 700,000 podcast với hơn 29 triệu tập tin âm thanh. Podcast có thể cung cấp cho bạn một hình thức giao tiếp chân thực về bất cứ chủ đề nào, từ kinh doanh, tiếp thị, công nghệ, cho đến nấu ăn, phim hoạt hình và lịch sử. Podcast có thể được sử dụng để quảng bá cho một công ty hoặc một sản phẩm.
Nhiều podcast phổ biến nhận được các hợp đồng tài trợ tốt nhờ lượng khán giả lớn mà họ tiếp cận. Bạn sẽ được nghe podcast lịch sử yêu thích của mình và thật bất ngờ, người dẫn chương trình sẽ bắt đầu quảng bá một sản phẩm nào đó. Nó thường rất vui nhộn, nhưng đây cũng là cách quảng cáo sản phẩm mới nhanh và thú vị.
Nhìn chung, có rất nhiều cách để các nhà tiếp thị giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, các nhà tiếp thị kỹ thuật số nên áp dụng những công cụ mới như video và livestream để gây ấn tượng và tiếp cận với lượng khán giả nhiều hơn.
Theo enternews
Adobe Photoshop, Illustrator sắp có tính năng livestream Thay vì stream trên Twitch hay YouTube, người dùng có thể phát trực tiếp quá trình làm việc của họ ngay trong Photoshop, Illustrator... Theo The Verge, tính năng livestream đang được Adobe thử nghiệm cho một số người dùng app Fresco và sẽ phát hành chính thức cho toàn bộ sản phẩm thuộc dịch vụ Creative Cloud trong thời gian tới. Với...