Cảnh báo sinh thái đại dương bị tàn phá
Cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực hết sức để cải thiện hệ sinh thái đại dương đang ngày càng xấu đi.
Các loài cá tại vùng biển ngoài khơi Mayotte, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lời kêu gọi của Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về đại dương, ông Peter Thomson đưa ra trong cuộc họp báo ngày 5/2 tại trụ sở LHQ chuẩn bị cho Hội nghị Đại dương LHQ 2020 dự kiến diễn ra tại Lisbon (Bồ Đào Nha) từ 2 – 6/7 tới.
Phát biểu với báo giới, ông Thomson nhấn mạnh: “ Sức khỏe của đại dương đang suy giảm. Chúng ta phải làm mọi cách có thể để xoay chuyển điều đó vì những lý do rõ ràng”.
Ông Thomson cảnh báo các đại dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm, axít hóa, sự nóng lên ở đại dương…
Theo ông Thomson, đại dương là phần quan trọng nhất của môi trường, sẽ không có hệ sinh thái Trái Đất “khỏe mạnh” nếu không có một hệ sinh thái đại dương “lành mạnh”.
Do đó, từ nay đến năm 2030, loài người phải đưa ra các quyết định quan trọng về mối quan hệ của mình với môi trường. Đó là những biện pháp mang tính khoa học và sáng tạo dự kiến sẽ được thảo luận tại Hội nghị Đại dương LHQ 2020 tại Lisbon sắp tới.
Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững là mục tiêu thứ 14 trong số các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ đến năm 2030. Theo thống kê, hơn 3 tỷ người phụ thuộc vào hệ sinh thái biển và và ven biển để tìm kế sinh nhai.
Đại dương cũng hấp thụ khoảng 30% lượng khí thải CO2 do con người thải ra. Do đó, mục tiêu hiện nay là quản lý và bảo vệ bền vững hệ sinh thái biển và ven biển khỏi ô nhiễm, cũng như giải quyết những tác động của tình trạng axít hóa đại dương.
Trần Quyên
Video đang HOT
Theo baotintuc.vn
Úc nóng kỷ lục, nước biến thành "nồi lẩu" nấu chín sinh vật
Trên mặt đất, Úc đang trải qua những tháng mùa hè nóng như "tận thế". Ở đại dương, tình hình còn tồi tệ hơn khi tảo bẹ khổng lồ bị nấu chín.
Tảo bẹ vốn chỉ quen sống ở nước lạnh, đang chết hàng loạt tại vùng biển phía nam Úc.
Theo Wahshington Post, khi Rodney Dillon mặc đồ lặn xuống khu vực vịnh Trumpeter nhiều năm về trước để bắt bào ngư, ông nhận thấy rừng tảo bẹ ở khu vực này "đã trở nên thưa thớt".
Dillon đã lên bờ và gọi cho một nhà khoa học tại Đại học Tasmania ở Hobart. "Tảo bẹ đang chết hàng loạt, ông phải xuống đây và xem ngay", ông Dillon nhớ lại.
"Không ai có thể ngăn được điều này", ông Dillon nói với Washington Post về tình trạng tảo bẹ đang bị "nấu chín" trong nước biển theo đúng nghĩa đen.
Tình trạng biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng mạnh đến vùng biển Úc, đặc biệt là những tảo bẹ khổng lồ phát triển ở vùng nước lạnh.
Những thập kỷ gần đây, tốc độ ấm lên của biển ngoài khơi Tasmania, bang cực nam của Úc và là cửa ngõ vào Nam Cực, đã tăng lên gần gấp 4 lần mức trung bình toàn cầu, các nhà hải dương học cho biết.
Nhiệt nước ở ngoài khơi Tasmania, Úc đã tăng lên 2 độ C sau hơn một thế kỷ.
Hơn 95% tảo bẹ khổng lồ đã chết. Đây là loại tảo cao gần 10 mét là nơi sinh sống của một số sinh vật biển hiếm nhất trên thế giới
Tảo bẹ khổng lồ từng có mặt ở khắp dài bờ biển phía đông của Tasmania. Giờ đây, chỉ còn một mảng nhỏ gần Southport, cực nam của hòn đảo, nơi vẫn còn lạnh.
"Tasmania đang ngày càng nóng lên", Giáo sư Neil Holbrook chuyên nghiên cứu về hiện tượng đại dương nóng lên tại Viện Nghiên cứu Hải dương và Nam Cực thuộc Đại học Tasmania, nói.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Hadley, cơ quan nghiên cứu của chính phủ Mỹ về sự thay đổi khí hậu, một phần bờ biển phía đông của Tasmania đã ấm lên gần 2 độ C.
Vùng nước ấm lên ở Tasmania không chỉ giết chết tảo bẹ khổng lồ mà còn biến đổi cuộc sống của động vật biển.
Các loài sống ở nước ấm đang bơi xa hơn về phía nam, nơi mà chúng từng không thể tới được cách đây vài năm. Cá thu vua, nhím biển, động vật phù du và thậm chí cả vi khuẩn đến từ vùng nước ấm, đang thống trị các vùng nước lạnh gần Nam Cực.
Ngược lại, các loài sống ở vùng nước lạnh bản địa không biết đi đâu. Những động vật như cá tay đỏ đã quen với dòng nước lạnh gần bờ. Chúng không thể sống vùng nước sâu nếu đi ra xa đến Nam Cực.
"Những loài động vật biển sống Úc có thể biến mất", Craig Johnson, giám đốc trung tâm sinh thái và đa dạng sinh học tại Viện nghiên cứu biển và Nam cực thuộc Đại học Tasmania nói. "Sẽ có nhiều loài bị tuyệt chủng".
Úc đang trải qua một trong những mùa hè khắc nghiệt nhất.
Nước biển ấm lên và trở nên ô nhiễm hơn khiến vỏ ốc trở nên khan hiếm. "20 năm trước, khó có thể đi trên bãi biển mà không dẫm lên chúng, giờ bãi biển chỉ có cát", Nanette Shaw ở Launceston, hậu duệ của thổ dân Tasmania, nói.
Cách đó 145km trên bãi biển Scamander, bà Patsy Cameron, bạn của bà Shaw, đang tìm vỏ ốc và tảo bẹ để tặng người bạn của mình.
Bây giờ bà mất gần một ngày để tìm đủ vỏ ốc thay vì chỉ hai giờ như trước đây.
"Nếu biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới rong biển, nguồn cung vỏ ốc của chúng tôi sẽ biến mất cùng với rừng tảo bẹ", người phụ nữ 72 tuổi nói.
Năm 1950, tảo bẹ khổng lồ bao phủ khu vực trên 9.000.000m2 dọc bờ biển Tasmania, Cayne Layton, một nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu biển và Nam Cực, nói trên Washington Post. Ngày nay, tảo bẹ chỉ bao phủ phạm vi rộng 500.000m2 và nằm rải rác bên bờ biển.
Nghiên cứu gần nhất cách đây 10 năm, ước tính rằng 95% tảo bẹ khổng lồ đã biến mất do nước biển ấm lên và ô nhiễm, Layton cho biết. Điều này có nghĩa tình hình hiện tại có lẽ còn tồi tệ hơn nhiều.
"Tảo bẹ khổng lồ có tầm quan trọng tương đương với rừng trên đất liền", Layton nói. "Hãy tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu không có cây cối, một thế giới không có rừng tảo bẹ cũng tương tự".
Theo danviet.vn
Suy nghĩ và nhận thức có thể trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu Theo một nghiên cứu mới, suy nghĩ và nhận thức có thể trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Hiệp hội Địa vật lý hàng năm của Mỹ cho thấy CO2 tăng có thể sớm làm giảm khả năng nhận thức rõ ràng của con người. Các phát hiện từ...