Cảnh báo những dấu hiệu đau bụng vào ban đêm báo hiệu những bệnh nguy hiểm
Những cơn đau dạ dày chưa bao giờ thôi ám ảnh với người mắc bệnh. Không chỉ ban ngày mà cả ban đêm chúng cũng không tha, cùng xem những dấu hiệu dưới đây để xem đó có thể là triệu chứng của những bệnh gì nhé.
1. Căng thẳng, áp lực
Đây là lí do ít ai nghĩ tới nhưng chúng cũng góp phần không nhỏ trong việc khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau về đêm. Ban ngày khi làm việc bạn nên tránh để đầu óc căng thẳng, stress mà nên thư giãn để đầu óc được thoải mái. Đồng thời, nên tập luyện thể dục thể thao với những môn nhẹ nhàng để giúp tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tốt hơn.
2. Sử dụng những thực phẩm khiến bạn bị ợ nóng
Nếu bạn uống quá nhiều cà phê vào ban ngày hoặc ăn các thức ăn cay nóng như ớt, mùi tạt, các loại trái cây có múi, hành tây, cà chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến đầy bụng, dạ dày tiết ra nhiều axit tràn lên thực quản khiến người bệnh có cảm giác nóng rát, đau đớn.
Những cơn đau bụng vào ban đêm có thể do bữa ăn tối. Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện bằng các triệu chứng dạ dày, ruột ( buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt…) hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc
Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Ung thư dạ dày mỗi năm có thể gây ra 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới.
Video đang HOT
Hội chứng ruột kích thích (IBS) còn gọi là “co thắt đại tràng”, là một loại rối loạn tiêu hóa thường gặp. … Triệu chứng chính của IBS là đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện. Bạn có thể bị táo bón, tiêu chảy hay cả hai.
6. Sỏi mật
Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm có thể là sỏi mật. Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa, do sự xuất hiện sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác.
7. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu – một trong những nhiễm khuẩn nguy hiểm, biểu hiện lại không điển hình nên nhiều chị em chủ quan bỏ qua.
Viêm vùng chậu chỉ nhiễm trùng của tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng – hậu quả của những nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Phụ nữ có thể bị viêm vùng chậu nếu họ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (như nhiễm chlamydia hoặc lậu) mà không điều trị.
8. Sỏi thận
Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Sỏi thận là do kết quả của sự kết tủa một số chất chứa trong nước tiểu. … Sỏi thận có thể do nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo,…)
9. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi acid dạ dày hay đôi khi mật trở lại vào thực quản. Các axít kích thích niêm mạc thực quản và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng GERD.
Các dấu hiệu và triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm acid trào ngược và ợ nóng. Cả hai đều là điều kiện tiêu hóa thông thường mà hầu hết mọi người trải nghiệm. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra nhiều hơn hai lần mỗi tuần thì bạn nên tới gặp bác sỹ.
Hầu hết mọi người có thể quản lý những khó chịu của chứng ợ nóng bằng cách thay đổi lối sống và thuốc không kê đơn. Nhưng đối với những người có trào ngược dạ dày thực quản (GERD), các biện pháp khắc phục có thể chỉ giảm tạm thời.
10. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng (tiếng Anh: gastroenteritis) là một tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa liên quan đến cả dạ dày và ruột non. Nó gây ra hỗn hợp vừa tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và chuột rút. Hệ quả mất nước có thể xảy ra. Viêm dạ dày ruột đã được gọi là viêm dạ dày và virus dạ dày. Mặc dù không liên quan đến cúm, nó cũng đã được gọi là cúm dạ dày và bệnh cúm dạ dày.
11. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UT1)
UTI là 1 nhiễm trùng trong ống tiết niệu. Nhiễm trùng này gây ra bởi microbes – những vi sinh vật được quan sát bằng kính hiển vi – bao gồm nấm (fungi), virut (viruses) và vi khuẫn (bacteria).
Theo www.phunutoday.vn
5 kiểu đau bụng cảnh báo những căn bệnh tiềm ẩn bên trong mà bạn không nên chủ quan bỏ qua
Tình trạng đau bụng đôi khi chỉ là do bạn lỡ ăn quá nhiều thứ linh tinh, hoặc có thể là do đến kỳ "đèn đỏ". Tuy nhiên, có một số cơn đau bụng lại ngầm cảnh báo các vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể bạn.
Khó chịu quanh vùng rốn (Sỏi mật)
Sau một bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán mà bạn cảm thấy có hiện tượng đau nhức gần vai, kèm theo tình trạng đau bụng, khó chịu thì nhiều khả năng là do bệnh sỏi mật gây nên. Những hạt sỏi nhỏ xíu có thể hình thành trong túi mật từ nhiều năm trước và nó sẽ không gây đau đớn gì, trừ khi chúng rơi vào ống mật. Và cho đến khi cơ thể bạn đã tích tụ quá nhiều sỏi thì hậu quả là tình trạng đau bụng nặng thường xuyên quanh vùng rốn sẽ xảy ra.
Đột nhiên bị đau ở phía dưới bụng trái (Viêm túi thừa)
Những cơn đầy hơi kèm theo tình trạng đau ở phía dưới bụng trái có thể là dấu hiệu của viêm túi thừa. Đây là hiện tượng viêm các túi nhỏ trong ruột già, vốn là loại bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân hình thành nên căn bệnh này là do chế độ ăn của bạn chứa quá ít chất xơ. Do đó, bạn nên thay đổi chế độ ăn ngay từ bây giờ để đẩy lùi căn bệnh này.
Đau dữ dội ở phía dưới bụng phải (Viêm ruột thừa)
Triệu chứng rõ ràng nhất của chứng viêm ruột thừa có thể phát hiện thông qua tình trạng đầy hơi, sốt nhẹ, táo bón, tiêu chảy... Cơn đau sẽ tăng dần lên khi bạn hít thở, ho, hắt hơi... Dù chỉ là những hành động nhỏ nhặt cũng có thể gây áp lực lên vùng ruột thừa, từ đó làm gia tăng các cơn đau.
Căn bệnh này thường xảy ra khi ruột thừa của bạn bị viêm và mưng mủ do nhiễm trùng. Ngay lúc này, bạn cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa trước khi tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn.
Đau giữa vùng bụng (Trào ngược dạ dày thực quản)
Thỉnh thoảng xuất hiện cơn ợ nóng thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên thì có thể trở thành chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa nếu không được điều trị sớm.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng trào những chất lỏng và thức ăn mới được tiêu thụ một phần lẫn với axit trong dạ dày. Do đó, khi thấy có hiện tượng đau giữa vùng bụng xảy ra thường xuyên thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Đau nóng bụng (Viêm loét đường tiêu hóa)
Tình trạng đầy hơi, ợ nóng, tiêu hóa kém và sụt cân đều có thể là dấu hiệu ngầm cảnh báo bệnh viêm loét đường tiêu hóa trong cơ thể bạn. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do vi khuẩn H.pylori đã phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, đôi khi có thể do việc sử dụng quá liều thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin và ibuprofen. Lúc này, bạn nên đi làm các xét nghiệm máu để biết cơ thể có nhiễm khuẩn H.pylori hay không.
Theo Helino
Thực hiện ngay 6 "bí kíp" này chẳng ai còn sợ ợ nóng, trào ngược axit Nếu bạn không muốn dùng thuốc trị trào ngược axit hãy làm ngay những biện pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả dưới đây. Uống nước ép lô hội Lô hội có thể làm dịu cháy nắng, nhưng với một số người bị trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) lô hội có thể làm dịu các triệu...