Cảnh báo nguy hiểm của bệnh viêm niêm mạc tử cung
Bạn bị viêm niêm mạc tử cung dù đã vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày? Bạn lo lắng không biết bệnh có nguy hiểm hay không? Hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm niêm mạc tử cung nhé!
Viêm niêm mạc tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp nhưng chị em lại thường thiếu kiến thức về căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn từ A – Z những thông tin về viêm niêm mạc tử cung. Chúc bạn luôn vui khỏe!
1. Viêm niêm mạc tử cung là gì?
Viêm niêm mạc tử cung là một căn bệnh phụ khoa phổ biến và thường gặp ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản.
Bệnh viêm niêm mạc tử cung chính là tình trạng viêm nhiễm tại buồng của tử cung do các yếu tố như: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… xâm nhập và lây nhiễm khi bị các bệnh phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…
Một số người cho rằng viêm niêm mạc tử cung và viêm nội mạc tử cung là một bệnh, điều đó đúng hay sai? Theo các bác sĩ giải đáp, điều đó là chính xác, viêm niêm mạc tử cung cũng chính là viêm nội mạc tử cung, chúng chỉ khác nhau về cách gọi tên mà thôi.
Viêm niêm mạc tử cung là gì? (ảnh Internet).
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm niêm mạc tử cung là gì?
Bệnh viêm niêm mạc tử cung do nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, lao… làm mất cân bằng môi trường trong âm đạo khiến bệnh xảy ra. Các yếu tố sau đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công, lây lan và phát triển:
- Bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm âm hộ… dẫn đến lây truyền vi khuẩn từ dưới lên tử cung.
- Do phụ nữ nạo phá thai không an toàn, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm trùng sau sảy thai, sót nhau thai, ứ sản dịch, chuyển dạ kéo dài lại được kiểm tra nhiều lần thông qua các dụng cụ đặt âm đạo,…
- Các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư tử cung,… để lại biến chứng là viêm niêm mạc cổ tử cung.
3. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm niêm mạc tử cung
Chức năng chính của niêm mạc tử cung là đón trứng đã được thụ tinh và bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh, do đó khi niêm mạc tử cung bị thương tổn chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
Niêm mạc tử cung rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của chị em. Một khi niêm mạc tử cung bị viêm mà không được phát hiện hoặc không được điều trị dứt khoát có thể để lại nhiều biến chứng trầm trọng:
- Sau một thời gian dài điều trị bệnh không dứt điểm, những vi khuẩn gây bệnh sẽ phá hủy các cấu trúc của tử cung gây ra hoại tử và dẫn tới nguy cơ ung thư tử cung.
Video đang HOT
- Viêm nội mạc tử cung dẫn đến thay đổi các nội tiết tố và các hormone kích thích chu kỳ rụng trứng khiến việc thụ thai trở nên khó khăn, là nguyên nhân chính dẫn đến hiếm muộn.
Viêm niêm mạc tử cung khiến việc thụ thai trở nên khó khăn (ảnh Internet).
- Viêm nội mạc tử cung dẫn tới tình trạng dính buồng tử cung do lớp niêm mạc bảo vệ bị viêm nhiễm nặng điều này gây cản trở lớn tới quá trình mang thai của chị em phụ nữ.
- Nếu trường hợp phụ nữ đang mang thai mà bị viêm nội mạc cổ tử cung, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật hoặc chết lưu trong bụng mẹ.
- Vi khuẩn gây bệnh viêm nội mạc tử cung có thể lây lan đến các cơ quan sinh sản khác như buồng trứng, ống dẫn trứng và toàn bộ các khu vực xung quanh gây ra viêm vùng chậu, nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của chị em.
4. Điều trị viêm niêm mạc tử cung như thế nào?
Trước hết là các triệu chứng thông thường của bệnh viêm niêm mạc tử cung, bao gồm:
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Khí hư có lẫn mủ hoặc máu kèm theo mùi khó chịu.
- Đau sau khi quan hệ tình dục.
- Đau bụng dưới.
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
- Sốt.
Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng như trên cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và chuẩn đoán bệnh từ đó có phương pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất.
Đến gặp bác sĩ khi cơ thể bạn có những thay đổi bất thường (ảnh Internet).
Để điều trị viêm nội mạc cổ tử cung dứt điểm bệnh này, các bác sỹ sẽ sử dụng kháng sinh để tiêu viêm. Nếu bạn bị viêm nội mạc cấp tính, các bác sỹ sẽ tiêm truyền tĩnh mạch kháng sinh (clindamycin và gentamycin) cho bạn trong khoảng 15 ngày, tiếp đó dùng kháng sinh theo đường uống. Còn nếu bạn bị viêm nội mạc tử cung mãn tính và có biến chứng thì bạn cần phải nhập viện, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sỹ.
Trong quá trình điều trị viêm nội mạc tử cung người bệnh nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Cung cấp đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt phải giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và không quan hệ tình dục khi mắc bệnh để tránh lây lan bệnh cho người tình.
Như vậy, viêm nội mạc tử cung là bệnh khá nguy hiểm. Do đó, khi bị bệnh chị em nên đến phòng khám phụ khoa uy tín để khám và điều trị viêm nội mạc cổ tử cung kịp thời.
Theo SKHN
Viêm vùng chậu - Căn nguyên gây vô sinh ở nhiều phụ nữ
Viêm vùng chậu là một căn bệnh ít có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, ngoài tình trạng đau nhức mỗi khi vận động. Do đó, đây được xem là căn bệnh "thầm lặng", có thể khiến nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung và thậm chí là vô sinh.
Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ, bao gồm các bộ phận như tử cung, vòi trứng, buồng trứng. Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Nguyên nhân gây ra viêm vùng chậu, có thể là do một số thói quen không tốt của chị em như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ, mặc quần quá chật, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, thụt rửa quá sâu vào âm đạo...
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, thì viêm vùng chậu ảnh hưởng đến hơn 800.000 phụ nữ Mỹ mỗi năm, trong đó tỉ lệ mắc vô sinh là 1/10. Tiến sĩ Maria Trent, nghiên cứu viên ở Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins cho biết, chúng ta phải luôn thận trọng với căn bệnh này, bởi đây là căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của người phụ nữ và dẫn đến tình trạng đau vùng chậu mãn tính.
Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ - Ảnh: Internet
2. Đối tượng dễ mắc viêm vùng chậu
Như đã nói ở trên, cách vệ sinh vùng kín không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu. Do đó, các chuyên gia cho biết, nhóm người có nguy cơ bị bệnh viêm vùng chậu cao nhất là những phụ nữ từ 14 đến 19 tuổi. Vì ở lứa tuổi này nhiều người vẫn chưa biết cách vệ sinh vùng kín.
Ngoài ra, những người có tiền sử bị bệnh viêm cổ tử cung mà không được điều trị triệt để, bệnh tái phát nhiều lần cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm vùng chậu. Cụ thể, theosố liệu thống kế mới đây cho biết, có khoảng 10% - 20% trường hợp viêm cổ tử cung do lậu cầu hay chlamydia không được điều trị đúng, sau này tiến triển thành bệnh viêm vùng chậu.
Không chỉ vậy, các thủ thuật nạo hút, phá thai, thủ thuật trên âm đạo, cổ tử cung, chị em bị nhiễm trùng HIV-1, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, một số bệnh lý bị lây nhiễm qua đường tình dục... cũng là nhóm đối tượng bị liệt vào danh sách có ngu cơ cao mắc bệnh viêm vùng chậu.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có những biểu hiện chưa thật sự rõ ràng, do đó nhiều người còn chủ quan với căn bệnh này, do đó việc phát hiện và điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
Những biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu dưới đây chị em nên chú ý:
- Dịch âm đạo bất thường: Nếu dịch tiết âm đạo của chị em ra nhiều, có màu trắng đục và mùi hôi khó chịu, thì chị em nên đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám ngay.
- Đau khi quan hệ: Viêm vùng chậu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, mà nó còn khiến cho đời sống chăn gối của bạn gặp nhiều trở ngại. Bởi khi mắc bệnh, bạn sẽ có cảm giác đau buốt khi bạn quan hệ, hay vùng kín trở nên nặng mùi hơn sau mỗi lần giao hợp.
- Xuất huyết âm đạo: Đây là tình trạng xảy ra do các cơ quan trong vùng chậu bị tổn thương khi viêm nhiễm, tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào, không riêng gì thời kỳ kinh nguyệt, nhưng lượng máu khi bị xuất huyết âm đạo sẽ không nhiều so với dịch kinh nguyệt.
- Rối loạn kinh nguyệt: Khi vùng chậu bị viêm thì các cơ quan như cổ tử cung, tử cung, buồng trứng... vốn có mối liên hệ mật thiết với vùng chậu cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, tình trạng rối loạn kinh nguyệt, hay số lượng và màu sắc dịch kinh nguyệt cũng bị biến đổi. Mà bằng chứng là bạn thường xuyên bị đau bụng kinh, dịch kinh nguyệt có thể chuyển sang màu tối thẫm hay đỏ nhạt.
- Đau bụng dưới: Viêm vùng chậu có thể khiến bạn bị đau bụng dưới, những cơn đau này sẽ xuất hiện bất ngờ, và không cố định ở một vị trí. Bạn có thể cảm nhận được cơn đau ở bụng dưới có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, đôi khi người bệnh viêm vùng chậu còn có cảm giác đau nhức hai bên hông.
4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh
Viêm vùng chậu là căn bệnh nguy hiểm, bởi nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ tạo nên những khối áp xe ở tai vòi buồng trứng, một số khác thì áp xe ruột non, ruột già hay ruột thừa. Nguy hiểm hơn, khối áp xe này có thể vỡ vào ổ bụng và gây viêm phúc mạc.
Nhiều chị em mắc bệnh viêm vùng chậu, nhưng do không được chữa trị đúng cách và dứt điểm, khiến cho vi khuẩn neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis hoạt động, tiết ra các độc tố, làm xơ dính nội mạc vòi trứng, dẫn đến tình trạng vô sinh hoặc dễ biến chứng mang thai ngoài tử cung.
Thậm chí, một cuộc nghiên cứu mới đây tại Mỹ về bệnh viêm vùng chậu cho thấy, những người hay bị tái phát bệnh viêm vùng chậu có khả năng nguy cơ bị đau vùng chậu mãn tính cao gấp 5 lần so với người khỏe mạnh.
Cụ thể, để nghiên cứu về hậu quả nghiêm trọngmà bệnh viêm vùng chậu gây ra, các nhà nghiên cứu của Trung tâm trẻ em Johns Hopkins ở Baltimore đã theo dõi 831 phụ nữ từ 14 đến 38 tuổi trong vòng bảy năm. Kết quả là gần 1/ 5 trong số đó bị vô sinh và 43% bị đau vùng chậu mãn tính, số còn lại có nguy cơ vô sinh cao gấp 2 lần so với phụ nữ bình thường.
Viêm vùng chậu là căn bệnh nguy hiểm - Ảnh: Internet
5. Cách phòng ngừa viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là căn bệnh có thể lây qua đường tình dục, do đó chị em cần sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, cũng như vệ sinh sạch sẽ vùng kín cả trước và sau khi quan hệ (đối với cả 2 giới). Đặc biệt tránh quan hệ tình dục bừa bãi.
Vệ sinh vùng kín đúng cách, với phương pháp rửa vùng kín bằng nước sạch, tránh lạm dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh, không thụt rửa âm đạo. Ngoài ra, chị em không nên mặc quần chật và thường xuyên thay đồ lót mỗi ngày, không sử dụng băng vệ sinh tạo mùi. Đặc biệt, khi nhận thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường thì chị em cũng không được tự ý đặt thuốc âm đạo, khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Khi vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường như khí hư, dịch kinh nguyệt có màu sắc khác biệt, thường xuyên đau nhức vùng kín và bụng dưới, thì chị em cần phải đi thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt, chị em không nên bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nhằm có cơ hội điều trị bệnh sớm nếu phát hiện bệnh.
Làm thế nào để phân biệt xuất huyết âm đạo với kinh nguyệt? Nhiều chị em phụ nữ bị xuất huyết âm đạo sau khi thụ thai. Vậy đó là dấu hiệu mang thai, kinh nguyệt hay là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác? Một trong những dấu hiệu thông báo mang thai chính la máu bao thai. Khi trứng được thụ tinh sẽ trở thành một phôi thai. Phôi...