Cảnh báo nguy cơ do lạm dụng truyền dịch

Theo dõi VGT trên

Vụ việc một phụ nữ tử vong sau khi truyền dịch tại một phòng khám tư ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), một lần nữa cho thấy sự cẩn thiết phải cẩn trọng khi truyền dịch.

Cảnh báo nguy cơ do lạm dụng truyền dịch - Hình 1

Ảnh minh họa

Thực tế có không ít trước hợp cứ ốm, mệt là nhờ cán bộ y tế đến nhà truyền dịch để mau khỏe. Không chỉ những trường hợp mệt mỏi, nhiều người không đau ốm cũng truyền dịch, nước hoa quả để đẹp da, tăng cường sức khỏe. Việc lạm dụng dịch truyền xuất phát từ phía người bệnh. Khi vào viện thấy bệnh nhân bên cạnh truyền dịch cũng muốn truyền vì họ quan niệm truyền dịch sẽ hết mệt, dịch truyền không hại cho sức khỏe, ai cũng có thể truyền được.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, mục đích của truyền dịch là để nuôi dưỡng bệnh nhân, bù đủ lượng dịch mà cơ thể bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể. Về nguyên tắc truyền dịch tốt cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng có thể truyền và đặc biệt là không được lạm dụng.

Truyền dịch cũng có quy định chặt chẽ. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thể bệnh, dịch được truyền, liều lượng, tốc độ… Với người bị mất nước, cần bù lượng dịch đã mất do mắc một số bệnh như: tiêu chảy, bị bỏng nặng, sốt cao, ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa và một số trường hợp đặc biệt… cần được truyền dịch nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Khi bác sĩ quyết định việc tiêm, truyền cho bệnh nhân sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh đó có cần phải truyền dịch không? Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe.

ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, tùy từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng bao gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin chỉ nên truyền cho những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn… Nhóm cung cấp nước, các chất điện giải như dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%… dùng trong trường hợp mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc. Nhóm đặc biệt như dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử… chỉ dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến xảy ra. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng.

Do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não; thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm.

Vì vậy, trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… xem tim có khỏe. Khám tim không chỉ khám lâm sàng mà nhiều trường hợp phải xét nghiệm, làm điện tâm đồ mới phát hiện ra bệnh. Khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim. Nếu lạm dụng truyền sẽ khiến tim quá tải, không chịu được dịch truyền, gây ra các tai biến. Những người già, thận yếu, việc truyền dịch còn có thể khiến phù não, tai biến trên não.

Do đó, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để nếu có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

Video đang HOT

ThS.BS Đỗ Thiện Hải khuyến cáo: chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…; người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch. Nếu cơ thể mất nước mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt hơn là mấy so với việc bù nước qua đường uống. Mọi người có thể bù nước bằng cách thông thường như với tỷ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Gglucose 5% chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần một thìa cà phê đường. Hay truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.

Dịch truyền cũng được coi là một loại thuốc, vì vậy liều dùng phải do bác sĩ chỉ định và cần theo dõi liên tục đề phòng các tai biến xảy ra. Một số trường hợp chống chỉ định như: suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp… Khi được chỉ định truyền, cũng cần kiểm tra kỹ đề phòng rủi ro do chất lượng dịch truyền: chỉ dùng những chai thuốc trong suốt (lắc chai thuốc kiểm tra xem có vẩn hay không). Chỉ được truyền chai thuốc còn hạn dùng, thuốc đã mở nắp phải dùng ngay.

Để bảo đảm tính mạng người bệnh, nhất thiết truyền đạm phải có chỉ định của bác sĩ, truyền tại cơ sở y tế, phải có thuốc cấp cứu chống choáng, chống sốc, phải có người theo dõi kèm theo phiếu tiêm truyền để khi có tai biến xử lý được kịp thời.

Theo vtv.vn

Lường trước những tai biến kinh hoàng khi truyền dịch có thể tử vong ngay

Nếu bệnh nhân đang truyền dịch thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt, đó là dấu hiệu đã bị sốc.

Khi nào cần truyền dịch vào cơ thể?

Theo các bác sĩ, dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, trong đó phổ biến là loại cung cấp đường, muối và chất điện giải như glucose 5%, 10%; cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng...

Trường hợp bắt buộc phải truyền dịch, bác sĩ cần tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.

Lường trước những tai biến kinh hoàng khi truyền dịch có thể tử vong ngay - Hình 1

Truyền dịch cho bệnh nhân ở Bệnh viện 108

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch... xem tim có khỏe. Khám tim không chỉ khám lâm sàng mà nhiều trường hợp phải xét nghiệm, làm điện tâm đồ mới phát hiện ra bệnh.

Lường trước những tai biến kinh hoàng khi truyền dịch có thể tử vong ngay - Hình 2

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

Khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp...; người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ không nên truyền dịch.

Về mặt nguyên tắc, trong 15 phút đầu truyền dịch qua tĩnh mạch, nhân viên y tế phải đứng tại chỗ quan sát sắc mặt, mạch, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân và vùng tiêm. Nếu có những biến đổi khác thường phải báo cáo bác sĩ. Nếu không có diễn biến bất thường, điều dưỡng có thể đi làm việc khác nhưng cứ 10 - 15 phút phải trở lại kiểm tra 1 lần.

Nếu cơ thể mất nước mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt hơn là mấy so với việc bù nước qua đường uống.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu bắt buộc phải truyền dịch thì người bệnh nên thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ.

Trẻ sốt do viêm phổi hay mệt do bị bệnh tim... là hai trường hợp phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền sẽ khiến tim quá tải, không chịu được dịch truyền, gây ra các tai biến. Những người già, thận yếu, việc truyền dịch còn có thể khiến phù não, tai biến trên não.

Những trường hợp chống chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch có thể kể đến như: Bệnh nhân suy tim nặng truyền dịch có thể gây tai biến như phù phổi cấp. Bệnh nhân tăng huyết áp.

Những tai biến khi truyền dịch có thể gây tử vong ngay

Phù phổi cấp: Là tai biến nặng do truyền nhanh khối lượng lớn dịch truyền hoặc truyền với tốc độ nhanh ở bệnh nhân cao huyết áp, suy tim.

Triệu chứng: bệnh nhân đau ngực dữ dội, khạc bọt màu hồng, sắc mặt tím tái, nghe thấy phổi nhiều ran ẩm dâng lên từ hai đáy phổi.

Phản ứng phản vệ với dung dịch truyền: do các chế phẩm dịch truyền không đảm bảo về chất lượng, hoặc do các thành phần trong dịch truyền (các thành phần trong loại dung dịch như "đạm" là loại người dân thường hay có nhu cầu vì nghĩ bổ sung khi ốm cho nhanh khoẻ)

Triệu chứng: bệnh nhân đang truyền thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt (huyết áp tâm thu 80mmHg).

Tắc mạch phổi: Do không khí trong dây truyền lọt vào lòng mạch. Điều này có thể do không tuân thủ tốt quy trình truyền dịch. Triệu chứng: bệnh nhân đau ngực đột ngột, dữ dội, khó thở, có thể gây tử vong nhanh.

Các chuyên gia khẳng định: Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não; thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não...

Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản, gồm:

(1) Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin.

(2) Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...).

(3) Nhóm đặc biệt huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Quỳnh An

Theo giadinhnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựaPhát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa
07:29:25 05/02/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn
15:22:50 05/02/2025
Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăngVi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng
15:31:14 05/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025

Tin đang nóng

Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?
17:15:30 06/02/2025
Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nướcNghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước
17:00:36 06/02/2025
Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?
16:53:00 06/02/2025
Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"
20:44:01 06/02/2025
Tài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phàoTài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phào
17:21:24 06/02/2025
NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"
19:54:11 06/02/2025
Viên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắcViên Minh - vợ Công Phượng không xinh như hotgirl nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến dân tình xuýt xoa vì nhan sắc
16:59:10 06/02/2025
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửaXôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa
20:26:06 06/02/2025

Tin mới nhất

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

15:05:00 06/02/2025
Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vắc xin dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.
Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

13:25:36 06/02/2025
Bổ sung mộc nhĩ vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người bệnh.
Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

12:54:41 06/02/2025
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

12:43:40 06/02/2025
Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm, bao gồm vết thương ở tai phải, da đầu, cánh tay phải và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

11:38:54 06/02/2025
Trong đó có 23 trẻ đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My, 10 trẻ đang được điều trị tại Trạm Y tế xã Trà Leng, 3 trẻ điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam. 7 trẻ đã khỏi bệnh được ra viện.
Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

15:28:48 05/02/2025
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, kèm theo có nhiều vết rách da, sưng nề vùng trán, vai, tay và bầm tím nhẹ vùng ngực. Sau khi được xử lý vết thương và điều trị tích cực, trẻ đã hồi phục sức ...
Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

15:20:19 05/02/2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân dự phòng bảo vệ sức khỏe mùa lạnh, đặc biệt là người già và trẻ em, đó là hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.
Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

15:06:29 05/02/2025
Nếu ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, 2 loại hormone này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

15:02:22 05/02/2025
Nhiều người nghĩ rằng nếu họ đã bị bệnh tim, việc đi bộ sẽ không còn hữu ích. Nhưng đi bộ có thể giúp những người mắc bệnh tim theo nhiều cách. Nó giúp cơ tim mạnh hơn, các triệu chứng giảm theo thời gian và giảm nguy cơ tử vong do vấn ...
Những người không nên uống hoa đu đủ đực

Những người không nên uống hoa đu đủ đực

18:48:32 04/02/2025
Trên đây là những thông tin về ai không nên uống hoa đu đủ đực cũng như tác dụng và một vài lưu ý khi sử dụng loại hoa này để tránh làm cơ thể gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

18:44:21 04/02/2025
Các chất chống oxy hóa trong táo ta giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu cho thấy táo ta có thể cải thiện trí nhớ và chức năng nhậ...

Có thể bạn quan tâm

Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Thế giới

21:54:56 06/02/2025
Ông Trump được cho là đã suy nghĩ về kế hoạch tiếp quản và tái thiết Gaza, song tuyên bố mới đây không khỏi khiến công chúng gây sốc.
5 năm yêu đương kín tiếng của Vũ Cát Tường và bạn gái vũ công

5 năm yêu đương kín tiếng của Vũ Cát Tường và bạn gái vũ công

Sao việt

21:54:37 06/02/2025
Thông tin Vũ Cát Tường cầu hôn bạn gái vũ công đang nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Cả hai có 5 năm yêu đương kín tiếng trước khi chính thức công khai với khán giả.
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa bán ô tô Mercedes phát mại, chiếm đoạt tiền tỷ

Giả danh nhân viên ngân hàng lừa bán ô tô Mercedes phát mại, chiếm đoạt tiền tỷ

Pháp luật

21:48:36 06/02/2025
Trước đó, vào ngày 5/1/2023, Công an quận Long Biên (Hà Nội) nhận được đơn của anh Nguyễn Đức T. (SN 1986, ở Hưng Yên) tố cáo Ngô Thị Mẫn có hành vi giả danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.
Diễn viên từng đóng MV của Sơn Tùng M-TP khóc nấc trước tin bỏ rơi cha ruột bệnh nặng

Diễn viên từng đóng MV của Sơn Tùng M-TP khóc nấc trước tin bỏ rơi cha ruột bệnh nặng

Sao châu á

21:40:31 06/02/2025
Nữ diễn viên Mai Davika bật khóc giữa buổi phỏng vấn khi chia sẻ về tin đồn bỏ rơi cha ruột và không chu cấp dù ông đang bệnh nặng.
NSND Lan Hương Nam tiến, đóng vai bà mẹ hà khắc

NSND Lan Hương Nam tiến, đóng vai bà mẹ hà khắc

Phim việt

21:37:49 06/02/2025
NSND Lan Hương - mẹ chồng quốc dân của màn ảnh Việt - Nam tiến đảm nhận vai chính với hình tượng bà mẹ bảo thủ, thích can thiệp vào đời tư của các con.
Xuân Hinh lần đầu đóng điện ảnh, kết hợp cùng Thu Trang trong phim Tết 2026

Xuân Hinh lần đầu đóng điện ảnh, kết hợp cùng Thu Trang trong phim Tết 2026

Hậu trường phim

21:25:44 06/02/2025
Qua hình ảnh hậu trường, các nhân vật vui vẻ gói bánh chưng, bánh tét dưới cành đào. Khán giả dự đoán đây là phim gia đình, hài hước.
Justin Bieber lộ hình xăm lớn, vẻ ngoài tiều tụy khi xuống phố một mình

Justin Bieber lộ hình xăm lớn, vẻ ngoài tiều tụy khi xuống phố một mình

Sao âu mỹ

20:59:53 06/02/2025
Justin Bieber lọt vào ống kính của giới săn tin tại New York, ngày 5/2. Nam ca sĩ xuất hiện một mình, không có bà xã Hailey Bieber bên cạnh. Justin ra khỏi một nhà tắm hơi và spa nổi tiếng.
Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Trắc nghiệm

20:40:24 06/02/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 6/2 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Đại chiến Valentine 2025: 1 cặp đôi nam - nam song kiếm hợp bích liệu có đánh bại được 2 Anh Trai Say Hi?

Đại chiến Valentine 2025: 1 cặp đôi nam - nam song kiếm hợp bích liệu có đánh bại được 2 Anh Trai Say Hi?

Nhạc việt

20:34:45 06/02/2025
Hưởng ứng bầu không khí đang dần nóng lên trước ngày lễ Tình nhân 2025, đường đua Vpop gần đây đón chào nhiều gương mặt đình đám tái xuất