Cảnh báo khi các nền kinh tế lớn Đông Nam Á nới lỏng các biện pháp phòng dịch
Khi Indonesia và Thái Lan bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 sau khi số ca nhiễm giảm bớt, các chuyên gia y tế cảnh báo số ca nhiễm mới có thể tăng trở lại vì tỷ lệ tiêm phòng vaccine vẫn còn thấp.
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Sau khi kiềm chế đại dịch tốt hơn nhiều so với các nước khác trong năm ngoái, trong những tháng gần đây, khu vực Đông Nam Á đã lại trở thành tâm dịch toàn cầu với sự hoành hành của biến thể Delta siêu lây nhiễm. Dù số ca nhiễm mới vẫn tăng nhanh ở hầu hết các nước trong khu vực này, nhưng Indonesia và Thái Lan – hai nền kinh tế lớn nhất khu vực – đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch tại các nhà hàng và trung tâm mua sắm để giảm bớt các tác động kinh tế của việc phong tỏa.
Theo quy định mới, tại thủ đô Jakarta và một số khu vực trên đảo Java đông dân cư tại Indonesia, nhà hàng bên trong các khu mua sắm có thể mở cửa đón khách ở mức 50% công suất và các trung tâm mua sắm được phép mở cửa đến 21h00 trong khi các nhà máy được phép hoạt động 100% công suất. Trong khi đó, Bangkok và 28 tỉnh thành khác của Thái Lan từng nằm trong danh sách có các ổ dịch nghiêm trọng có thể được mở cửa trở lại, các nhà hàng và trung tâm mua sắm được đón khách từ 50 – 75% công suất và mở cửa đến 20h.
Các biện pháp nới lỏng được đưa ra sau khi số ca nhiễm mới giảm đáng kể. Indonesia ghi nhận 10.534 ca nhiễm mới trong ngày 31/8, tương đương 20% mức đỉnh ghi nhận giữa tháng 7, trong khi Thái Lan có 14.802 ca nhiễm mới trong ngày 1/9, giảm 37% so với mức đỉnh ghi nhận giữa tháng 8. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết nới lỏng các biện pháp phòng dịch lúc này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 còn rất thấp và tỷ lệ xét nghiệm ít trong khi tỷ lệ dương tính thường trên mức 5% mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo. Các tỷ lệ này của Indonesia là 12% và Thái Lan là 34%.
Điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực châu Á Thái Bình Dương của Hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế, ông Abhishek Rimal bày tỏ: “Chúng tôi vẫn lo ngại về việc mở cửa nền kinh tế khi chưa đạt các tiêu chí mà WHO đưa ra. Giờ đây, khi biến thể Delta hoành hành và tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, chúng ta rất có thể sẽ chứng kiến dịch bệnh tái bùng phát trong những ngày tới”.
Hiện tỷ lệ người dân được tiêm mũi vaccine đầu tiên ở Indonesia và Thái Lan là khoảng 30%. Tỷ lệ tiêm đủ hai mũi ở Indonesia là 17% và ở Thái Lan là 11%. Thủ đô Jakarta và Bangkok có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.
Video đang HOT
Ông Dale Fisher, một chuyên gia cấp cao về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore, thừa nhận rằng các lợi ích kinh tế của việc nới lỏng phong tỏa là không thể phủ nhận, nhưng cũng cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, hiện Indonesia ghi nhận trên 4 triệu bệnh nhân COVID-19, trong đó trên 133.000 người đã tử vong. Các con số này ở Thái Lan lần lượt là 1,2 triệu và 11.841 người.
Đạt tỷ lệ tiêm vắc xin trên 80%, Singapore đã cổ động người dân như thế nào?
Để khuyến khích người dân chủ động tiêm vắc xin ngừa Covid-19, Singapore đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông đa dạng với thông điệp gần gũi, sáng tạo.
Tính đến ngày 30/8, Singapore đã hoàn tất tiêm 2 liều vắc xin Covid-19 cho khoảng 80% dân số, dẫn đầu tỷ lệ trong 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh các hoạt động truyền thống như thông tin chính phủ, báo đài truyền hình, đảo quốc sư tử lại thực hiện một chiến dịch truyền thông vô cùng khác biệt để kêu gọi người dân đi tiêm mang tên I Got My Shot (tạm dịch: Tôi đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 rồi). Những nội dung thú vị trong truyền thông cũng góp phần quan trọng trong việc khuyến khích người dân tiêm phòng.
Sử dụng video âm nhạc cùng nội dung hữu ích thu hút người dân
Để đối phó với đại dịch, hầu hết các nước trên thế giới đều đang tăng tốc để hoàn thành tiêm phòng cho người dân. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng thuận lợi trong việc vận động người dân đi tiêm. Các nước trên thế giới cũng thúc đẩy việc tiêm phòng bằng cách thưởng tiền như "cà rốt" hoặc thiết lập hộ chiếu vắc xin làm "cây gậy" để thôi thúc người dân đi tiêm vắc xin. Với Singapore, Chính phủ lại phát động chiến dịch bằng những nội dung vui nhộn, thú vị bằng âm nhạc.
Khởi đầu cho chiến dịch I Got My Shot là video âm nhạc Together, toward a new normal (tạm dịch: Cùng nhau hướng tới trạng thái bình thường mới). Video truyền tải một cách dễ nhớ, dễ hiểu ba bước Test - Trace - Vaccinate (tạm dịch: Xét nghiệm - truy vết - tiêm ngừa) trong chiến lược chống dịch của Singapore, cùng hướng dẫn chi tiết cho từng biện pháp cụ thể.
Video âm nhạc mở đầu chiến dịch gây ấn tượng mạnh với giai điệu thu hút và thông điệp dễ nhớ.
Ngoài ra, không thể không kể đến video âm nhạc Get your shot, Steady Pom Pi Pi (tạm dịch: Đi tiêm vắc xin, hãy thật bình tĩnh) gây tiếng vang lớn thời gian qua. Trong video này, "ông chú" nổi tiếng của đảo quốc sư tử Phua Chu Kang hóa thân thành "chuyên gia" giải đáp những thắc mắc thường thấy, dẫn đến sự chần chừ trong việc tiêm ngừa Covid-19.
Với nội dung hữu ích, giai điệu bắt tai và hình ảnh vui nhộn, video còn nhận được sự hưởng ứng tích cực từ khán giả quốc tế. Nhiều bình luận trên trang Twitter thể hiện mong muốn Chính phủ nước họ học tập Singapore để ra mắt những nội dung truyền thông sáng tạo tương tự.
Chuyên gia giải đáp mọi quan ngại về sức khỏe dễ hiểu và truyền thông bằng nhiều thứ tiếng
Khi được kêu gọi đi tiêm vắc xin, người dân có rất nhiều những lo ngại về sức khỏe sau tiêm. Đặc biệt là những đối tượng như phụ nữ mang thai, người bị dị ứng, người lớn tuổi... Để giải quyết vấn đề đó, Chính phủ Singapore tiếp tục đưa ra chuỗi video với hashtag #IgotMyShot #GetYouToo (tạm dịch: Tôi đã tiêm rồi, bạn thì sao?) hay Expert Explain (tạm dịch: Lý giải cùng chuyên gia) được thể hiện bằng nhiều thứ tiếng, tiếp tục cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến việc phòng ngừa dịch Covid-19.
Ở mỗi tập, các chuyên gia sẽ lần lượt giải đáp những khúc mắc xoay quanh việc tiêm ngừa như: Liệu vắc xin có an toàn cho trẻ 12-15 tuổi? Các biểu hiện sau khi tiêm vắc xin của trẻ em và người lớn có giống nhau không? Vắc xin mRNA có ảnh hưởng tới DNA (một loại vật chất di truyền tồn tại trong mọi tế bào sống) hay không?
Không chỉ chia sẻ về cơ chế, tác dụng của việc tiêm vắc xin, các chuyên gia còn lần lượt giải thích về các quy định phòng chống Covid-19 được Chính phủ Singapore áp dụng.
Cùng với đó, chiến dịch còn đi kèm loạt infographic lý giải chi tiết và trực quan các thông tin liên quan đến vắc xin, cùng bộ ảnh mang tên #Sgperspectives (tạm dịch: Những góc nhìn của Singapore). Thông điệp kêu gọi đi tiêm vắc xin được truyền tải khéo léo thông qua những chia sẻ đời thường, gần gũi của những người tham dự trong chiến dịch lần này.
Bộ ảnh #Sgperspectives và những câu chuyện được chia sẻ bởi những người đã tiêm vắc xin là mảnh ghép hoàn hảo khuyến khích người dân thực hiện tiêm phòng.
Nhìn vào nội dung bài bản được "đo ni đóng giày" cho các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau trên phạm vi sâu rộng, dễ hiểu vì sao chiến dịch truyền thông của Singapore đạt được thành công đến vậy.
Song song với các hoạt động truyền thông, Singapore cũng thực hiện một loạt hành động thiết thực nhằm hỗ trợ người dân đi tiêm vắc xin thuận tiện, nhanh chóng. Gần đây, để khuyến khích người cao tuổi đi tiêm, Chính phủ linh hoạt trong việc tiêm không cần đăng ký, có thể trực tiếp đến các trung tâm y tế hoặc điểm tiêm lưu động. Việc này hỗ trợ người cao tuổi trong khi không sử dụng thành thạo máy tính, thiết bị di động. Trước đó, Singapore cũng đưa ra chính sách riêng cho nhóm yếu thế như phụ nữ có thai, người không ra khỏi nhà, người bị dị ứng với mRNA,... để có thể tiêm dễ dàng và an toàn. Nỗ lực thúc đẩy người dân tiêm vắc xin đã giúp đảo quốc sư tử tự tin thực hiện tiến trình 4 bước mở cửa, hỗ trợ việc phục hồi ngành du lịch và đưa nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc sau đại dịch Covid-19.
Tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp tại Đông Nam Á Ngày 31/8, tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt, Singapore ghi nhận số ca mắc mới trong cộng đồng ở mức cao nhất trong 6 tuần qua với 156 ca mắc COVID-19. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN Singapore là một...