Cảnh báo gia tăng bệnh lý tâm thần
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội đang được Việt Nam thực hiện hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tuy nhiên, dịch bệnh khiến nhiều người phải cách ly, mất việc làm, áp lực gia tăng, rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu, thậm chí dẫn đến khủng hoảng bệnh lý tâm thần.
Nhiều nguyên nhân gia tăng bệnh nhân
Những ngày qua, nhiều người tìm đến Bệnh viện (BV) Tâm thần Hà Nội vì rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu dù đã cố gắng tìm cách vượt qua. Thời điểm này trùng với thời tiết miền Bắc oi bức và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, trung bình mỗi ngày BV đón tiếp 100 – 150 bệnh nhân. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, BV đã thành lập khu cách ly để điều trị cho những người bệnh nghi nhiễm SARS-CoV-2 có rối loạn loạn tâm thần. Những người bệnh này đến từ các khu cách ly tập trung, khu vực phong tỏa hoặc những đối tượng tâm thần lang thang không rõ tiền sử dịch tễ.
Bác sĩ Ngô Hùng Lâm – Giám đốc BV Tâm thần Hà Nội cho biết, lượng bệnh nhân đến khám tại BV ngày càng gia tăng. Hầu hết các trường hợp đến khám tập trung vào một số bệnh mạn tính, lo âu, trầm cảm, rối loạn liên quan đến stress… Đặc biệt, đại dịch Covid-19 khiến nhiều bệnh nhân, nhất là những người có nền tảng tâm lý yếu, sau cách ly dễ rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm dẫn đến bệnh lý tâm thần.
Người bệnh điều trị tại khu cách ly Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Ảnh: Trần Thảo
“BV gia tăng bệnh nhân cũng là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều gia đình không quản lý được bệnh nhân tâm thần nên đưa vào BV. Hay nhiều bệnh nhân đã được điều trị ổn định, vận động gia đình đón về nhưng gia đình không đưa về.
Video đang HOT
Ngoài ra, những vùng đang bị phong tỏa, nếu có bệnh nhân được điều trị ổn định thì BV cũng không thể đưa về, cũng làm cho lưu lượng bệnh nhân tăng lên. Hiện, BV đang cố gắng giảm tải bằng cách áp dụng các biện pháp như kê đơn thuốc cho các bệnh nhân 2 tháng hoặc kéo dài hơn để bảo đảm giãn cách. BV cũng bố trí, sắp xếp lịch khám của bệnh nhân, tránh tập trung đông người trong thời điểm dịch” – bác sĩ Lâm cho hay.
Còn tại BV Tâm thần T.Ư I, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng bệnh nhân đến khám tại BV giảm khoảng 70% so với bình thường. Thậm chí, có thời điểm, BV chỉ đón tiếp 5 lượt bệnh nhân/ngày. Những bệnh nhân đến khám chủ yếu là bệnh nhân hoang tưởng, tâm thần phân liệt, đặc biệt là bệnh nhân có những cơn kích động. Còn trường hợp bị trầm cảm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có đến khám tại BV nhưng không nhiều.
Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, quản lý BV Tâm thần T.Ư I, nguyên nhân bệnh nhân đến khám tại BV giảm do giãn cách xã hội, tâm lý người nhà ngại đưa bệnh nhân đến khám trong giai đoạn dịch. Mặt khác, có trường hợp dù ảnh hưởng đến tâm thần nhưng ít đi khám do nghĩ rằng bản thân chỉ bị mỏi mệt cơ thể, căng thẳng, chứ không phải mắc bệnh liên quan tới tâm thần.
“Thời gian này, chúng tôi đang rà soát lại các bệnh nhân mới vào, điều trị lâu năm, đặc biệt là bệnh nhân bị trầm cảm bởi cách ly do dịch Covid-19… Tuy nhiên, hiện BV đang gặp khó khi nhiều gia đình bỏ mặc bệnh nhân cho BV dù là thời điểm dịch hay không có dịch do tâm lý họ sợ mang tiếng có người nhà bị tâm thần. Trong đó, có lượng lớn bệnh nhân điều trị đã nhiều năm, BV cho ra viện nhưng họ không ra, người nhà cũng không đón” – PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng chia sẻ.
Nguy cơ rối loạn tâm thần
Đề cập đến vấn đề này, GS.TS Cao Tiến Đức – nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 cho hay, đại dịch Covid-19 như một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn ở mọi lứa tuổi. Nhiều yếu tố tác động khiến bệnh nhân tâm thần gia tăng và trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch Covid-19. Trong đó, Covid-19 gây tổn thương não, gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng.Ngoài ra, giãn cách xã hội ảnh hưởng tới kinh tế – xã hội, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nỗi lo về cơm áo gạo tiền đè nặng khiến tâm lý của những người trưởng thành bị ảnh hưởng nặng nề. Việc cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh, khiến người dân khó chịu, bức xúc vì không được thư giãn, sự căng thẳng, u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.
“Những bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nặng nề như cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội… Chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Nguy hại hơn, đến một lúc nào đó sự căng thẳng đến giới hạn không chịu đựng được sẽ xuất hiện những hành vi tiêu cực như tự sát. Không những người bị bệnh tự sát mà nguy hiểm hơn gây ra yếu tố tự sát mở rộng” – GS.TS Cao Tiến Đức chỉ rõ.
Theo GS.TS Cao Tiến Đức, đại dịch Covid-19 là một sang chấn, sang chấn đó vừa gây tổn thương cơ thể, vừa gây tổn thương về tinh thần nghiêm trọng dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần rất lớn. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo phải chú ý hơn về mặt sức khỏe tâm thần người dân, không chỉ đối với người già, người trưởng thành mà đối với trẻ em và vị thành niên nguy cơ rối loạn tâm thần cũng rất cao.
“Chống dịch như chống giặc, sẽ có những tổn thất về mặt tinh thần, sức khỏe nhưng người dân không nên quá lo lắng. Lúc này, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch để tự bảo vệ cho mình và cho cộng đồng. Người dân tích cực rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, chọn lựa thông tin, tăng hoạt động có ích… để có tâm lý tốt, tăng sức đề kháng với bệnh tật.” – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103GS.TS Cao Tiến Đức
Rối loạn tâm thần trong mùa dịch - Khi nào cần đưa đi khám?
Đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến tâm lý con người khiến người ta dễ mắc các bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn stress sau sang chấn. Đồng thời sống trong đại dịch cũng là rào cản gây chậm trễ điều trị.
Hậu quả có thể nặng nề ...
Theo GS. Cao Tiến Đức - Nguyên chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103: Trầm cảm, lo âu, rối loạn tress sau sang chấn là những bệnh lý tâm thần dễ mắc trong đại dịch COVID-19. Những bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nặng nề.
Một số trường hợp mắc các rối loạn trên có thể tự khỏi nhưng hầu hết sẽ tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe từng cá nhân của người đó và các mối quan hệ xung quanh. Hậu quả là: Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội... Chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Nguy hại hơn, đến một lúc nào đó sự căng thẳng đến giới hạn không chịu đựng được sẽ xuất hiện những hành vi tiêu cực như tự sát. Không những người bị bệnh tự sát mà nguy hiểm hơn gây ra yếu tố tự sát mở rộng, trước khi tự sát muốn giết cả người thân như mẹ hoặc con bởi tâm lý lo sợ khi mình chết không ai chăm mẹ, trông con... thường gặp ở những người bị trầm cảm.
GS. TS. BS Cao Tiến Đức - Nguyên chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103.
Những rào cản...
Bản thân khi bị bệnh, người bệnh rất khó nhận thức được các vấn đề về tâm thần của mình, do đó người nhà, người thân cần phải để ý phát hiện, đưa bệnh nhân đi khám kịp thời để tránh những hậu quả nặng nề có thể xảy ra.
Không chỉ trong đại dịch COVID-19, mà bình thường bệnh lý tâm thần cũng rất đáng quan ngại. Bằng kinh nghiệm nhiều năm khám chữa bệnh, BS. Đức nhận thấy: Các bệnh lý tâm thần khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn, việc chữa trị khó khăn, kéo dài. Bởi, bản thân người bệnh không nhận thức được mình có vấn đề, bị mắc bệnh lý tâm thần. Thêm nữa là những người thân của người bệnh không chấp nhận người thân mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần, ngay cả những bệnh lý rất nhẹ có thể chữa được nhưng người nhà và bệnh nhân không chấp nhận điều trị.
Cùng với sự kỳ thị của xã hội với người bệnh tâm thần khiến người ta e ngại, sợ hãi không dám đi khám càng làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra trong đại dịch càng có nhiều yếu tố khiến người ta lo sợ hơn, đến bệnh viện thì sợ có thể lây COVID-19, những người ở vùng dịch thì viện cớ ở vùng dịch không đi khám được... Tất cả những yếu tố này là rào cản cho việc phát hiện, khám, điều trị bệnh lý tâm thần trong đại dịch.
Sự kỳ thị của xã hội với người bệnh tâm thần là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Phát hiện thế nào và khi nào cần đưa đi khám?
Theo GS. Cao Tiến Đức, bệnh lý tâm thần có thể khởi đầu bằng các triệu chứng tâm thần như buồn chán, mệt mỏi, lo sợ, hoang tưởng ảo giác, kích động hoặc có hành vi nguy hiểm như tự sát hoặc tấn công người xung quanh. Nhiều trường hợp, bệnh lý tâm thần lại bắt đầu bằng các triệu chứng cơ thể như: Đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, huyết áp, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau vai gáy, cơ, xương khớp... Nếu người bệnh sau khi đi khám các chuyên khoa không phát hiện bệnh lý cơ thể thì cần được thăm khám về sức khỏe tâm thần.
Phát hiện mới về sức khỏe tâm thần của trẻ em trong khủng hoảng COVID-19 Các nghiên cứu trên khắp thế giới đang đo lường tác động của đại dịch đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ em và sơ đồ tâm lý người lớn COVID-19 đã tạo ra một loạt các yếu tố phức tạp (sự không chắc chắn, sự cô lập trong xã hội và sự tức giận của cha mẹ) có tác động...