Cảnh báo đỏ về khu vực nguy hiểm mới trên biển Đông
Dã tâm chiếm trọn biển Đông của Trung Quốc được gọi bằng nhiều tên khác nhau: tiến ba bước, lùi hai bước, thái lát Salami, và gần đây là cải bắp, trong đó Bắc Kinh sử dụng đủ loại lớp tàu bao vây một đảo hay bãi cạn nào đó (như trường hợp bãi cạn Scarborough từng do Philippines kiểm soát). Kể từ năm 2009, Bắc Kinh áp dụng chiến thuật xâm lược bằng bản đồ, như đặt tên đảo, vẽ ra cái gọi là bản đồ chín đoạn và gần đây nhất đã đưa quần đảo Natuna của Indonesia vào đường lưỡi bò kéo dài.
Tàu chiến Indonesia neo tại quân cảng đảo Natuna bị xuống cấp
Chỉ 27 trong số 154 đảo có người ở, quần đảo này là khu vực cực bắc của Indonesia nằm trên biển Đông. Các chuyên gia cho rằng, do nằm gần các khu vực tranh chấp và nổi bật trên biển Đông, quần đảo Natuna có thể trở thành một điểm nóng mới trong khu vực.
Tuy nhiên bất kỳ sự hiện diện quân sự và an ninh nào ở đây cũng sẽ phụ thuộc mạnh vào kinh tế cũng như sự phát triển cơ sở hạ tầng. Làm thế nào để kiểm soát điểm tranh chấp tiềm tàng này với Trung Quốc khi Bắc Kinh ngày một hung hăng trong mưu đồ độc chiếm biển Đông là một thách thức lớn đối với Tổng thống Joko Widodo.
Cách Jakarta tới hơn 1.000km và nằm ở khoảng chính giữa hai nửa của Malaysia, quần đảo giàu tài nguyên này trải dài khắp diện tích lãnh hải 262.000km2. Điều này đưa ra một thách thức địa lý lớn. Cũng có một khoảng cách lớn giữa Natuna và phần còn lại của Indonesia mặc dù nó là một phần của tỉnh Riau.
Khoảng cách này gây bất lợi cho Indonesia trong việc giám sát và kiểm soát biên giới phía bắc của mình. Không có chuyến bay thương mại trực tiếp giữa Jakarta và Ranai, thị trấn lớn nhất đảo Besar Natuna, trong khi hàng hóa hằng ngày phải vận chuyển một khoảng cách rất lớn từ Pontianak ở Tây Kalimantan, hoặc từ Batam và quần đảo Bintan gần Singapore. Việc thiếu một cảng nước sâu ngăn các tàu lớn vào Ranai, trong khi những tàu nhỏ hơn không thể mạo hiểm đi qua các vùng biển dữ trong mùa có gió mùa.
Thiếu sự kiểm soát hiệu quả từ Jakarta, một loạt vấn đề an ninh đang phơi bày ở quần đảo Natuna. Trong khi việc đánh bắt cá trái phép lộng hành trong khu vực, đây chỉ là một phần của một vấn đề lớn hơn. Indonesia xác nhận hằng năm mất khoảng 25 tỷ USD vì hoạt động đánh bắt cá lậu, mặc dù con số này dường như bị thổi phồng lên cao. Nhưng cho dù thực tế chỉ chiếm 10% trong số này, nó vẫn có thể đưa ra tổn thất khổng lồ cho một quốc gia nơi nhiều người đang sống với thu nhập chưa đầy 2 đôla mỗi ngày.
Trong khi không muốn công khai đối kháng lại Bắc Kinh, Jakarta đang cảm thấy phải làm cái gì đó để thách thức lại tuyên bố của Trung Quốc. Nhiều tàu cá Trung Quốc đã bị bắt, điển hình năm 2013 xảy ra vụ đụng độ liên quan đến một tàu tuần tra Indonesia.
Video đang HOT
Trái với những báo cáo về tăng cường quân số, Indonesia vẫn duy trì sự hiện diện quân sự thấp trong khu vực. Sự có mặt của hải quân hạn chế ở các tàu nhỏ không có khả năng di chuyển an toàn trong các vùng biển động thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, trong khi máy bay chiến đấu thường xuyên đồn trú ở sân bay Ranai.
Cho đến những năm gần đây, Trung Quốc chưa có hành động khiêu khích lớn như tuần tra hay lớn tiếng tuyên bố vùng biển Natuna thuộc về Bắc Kinh. Nhưng các nhà phân tích cho rằng đây chỉ là vấn đề thời gian và chẳng qua là thủ đoạn chia nhỏ bó đũa để bẻ từng chiếc của Trung Quốc, nhằm làm cho ASEAN khó khăn trong cuộc đấu tranh chống lại hành động lấn chiếm của nó trên biển Đông.
Desi Albert Mamahit, Phó Đô đốc kiêm Giám đốc Cơ quan Điều phối An ninh biển Indonesia nói: Đây là mối đe dọa thực sự với Indonesia và chúng ta cần chuẩn bị các biện pháp đối phó.
Theo Công An TP.HCM
Indonesia lo lắng vì Trung Quốc nhòm ngó đảo
Indonesia nâng cấp cơ sở vật chất quân sự trên đảo Natuna ở Biển Đông vì lo Trung Quốc hung hăng xâm lấn.
Indonesia nâng cấp cơ sở vật chất quân sự trên đảo Natuna ở Biển Đông vì lo Trung Quốc hung hăng xâm lấn.
Cho đến gần đây, Indonesia cỏ vẻ như vẫn chưa bị Trung Quốc nhắm đến và chính phủ nước này cũng thể hiện mình như một nhà hòa giải trung gian giữa các nước láng giềng đang tranh chấp - Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan - nhưng với những động thái xâm lấn khu vực quanh đảo Natuna gần đây của Trung Quốc thì điều này có thể thay đổi.
An ninh đang được Indonesia thắt chặt tại đảo Natuna của Indonesia bởi lẽ đây có thể là mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc trên biển Đông.
Căn cứ không quân Ranai ở đảo Natuna (quần đảo Natuna, Indonesia) đang được nâng cấp, mở rộng đường băng, tháng 7/2014.
Tại đảo Natuna (hay còn gọi là Natuna Besar), hòn đảo lớn nhất của Indonesia nằm trong vùng tranh chấp tại biển Đông, du khách nước ngoài phải đăng kí và nộp bản sao hộ chiếu, mặc dù mọi chuyến bay đến đây đều xuất phát từ nội địa.
Du khách còn không được chụp ảnh cho đến khi rời khỏi sân bay vì sân bay ở đây vốn là sân bay quân sự. Khi rời khỏi đây, du khách nước ngoài cũng phải trải qua vòng phỏng vấn với nhân viên an ninh, họ sẽ bị hỏi về những nơi đã đến trên đảo và cả lịch trình tới và rời khỏi khu vực. Ngay cả một cuộc gặp mặt bình thường với sĩ quan hải quân cũng sẽ khiến người đến thăm bị tra hỏi về hoạt động của họ trên đảo.
Nguyên nhân của mọi sự thắt chặt an ninh trên là do Trung Quốc gần đây lại cho công bố một tấm bản đồ mới tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông xung quanh đảo Natuna.
Điều này càng trở nên nghiêm trọng khi trong khoảng 2 năm trở lại đây, Trung Quốc luôn đẩy mạnh việc mở rộng lãnh thổ trên biển bằng cách hăm dọa, tuần tra trên biển, phong tỏa, hạ đặt giàn khoan trái phép, tấn công tàu cá, cải tạo và xây dựng trên nhiều bãi và đá trên biển Đông.
Các động thái của Trung Quốc cũng sẽ là một trong những vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết của Tổng thống Indonesia sắp nhậm chức Joko Widodo. Ông Joko Widodo cũng sẽ phải giải quyết vấn đề sân bay tại Natuna cũng như căn cứ hải quân tại đây không đủ khả năng để đảm bảo an ninh. Trong khi căn cứ không quân thì tuy thừa cơ sở hạ tầng nhưng lại thiếu máy bay.
Hai trong ba nhà chứa máy bay trên đảo Natuna
Để chuẩn bị cho tổ hợp hải quân sắp được hoàn thành, 24 nhân viên bao gồm phụ nữ đang được huấn luyện võ thuật, nhưng trên đảo chỉ có 2 chiếc tàu hải quân duy nhât, lại quá nhỏ với vũ khí hạng nhẹ và một xuồng cao su (RIB). Kể cả khi gần đây một căn cứ trên đảo Anambas, cách đảo Natuna 210 dặm về phía tây nam, được cung cấp một vài thiết bị hải quân khác, thì việc cấm chụp ảnh có lẽ để che giấu đi những yếu điểm thay vì giữ bí mật quân sự.
Tháng 3/2014, chính phủ Indonesia mới lần đầu biết rằng lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn biển Đông bao gồm một phần của tỉnh Riau, nơi có đảo Natuna cũng như nhiều đảo khác. Mặc dù chính phủ Indonesia đã cố gắng để không vướng vào việc tranh chấp trên biển Đông nhưng có lẽ đất nước này sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo trong chính sách bành trướng của Bắc Kinh.
Quần đảo Natuna đã từng là mục tiêu tranh chấp của cả Indonesia và Trung Quốc trước đây. Cho đến những năm 1970, phần lớn dân cư trên đảo Natuna là gốc Trung Quốc, thế nhưng cuộc bạo động chống người Trung Quốc diễn ra tại Indonesia trong những năm 1960, đầu 1980 và 1998 đã khiến số người Trung Quốc tại đây giảm từ 5000-6000 người xuống còn hơn 1000 như hiện nay.
Tàu chiến Indonesia tại bến đậu đảo Natuna.
Năm 1996, Indonesia cho biết vì phía Trung Quốc muốn tuyên bố chủ quyền tại vùng biển gần đảo Natuna đã tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn nhất từ trước đến nay với gần 20.000 binh sĩ tham gia. Khi đó Jakarta muốn thể hiện sức kháng cự của mình cho mọi nỗ lực xâm chiếm của Trung Quốc tại vùng biển có mục đích hợp tác khai thác khí đốt với các công ty dầu mỏ của Mỹ. Những hành động của Hải quân và Không quân Indonesia lúc đó có vẻ như đã làm phía Trung Quốc nản lòng, nhưng giờ đây những hành động của họ trong hoàn cảnh tương tự có thể có tác dụng như trước đó.
Vào thời điểm năm 1996 khi Indonesia diễn tập quân sự để bảo vệ khu vực Natuna , một chuyên gia có danh tiếng về các vấn đề trong khu vực tại Viện nghiên cứu Khoa học Indonesia, Dewi Fortuna Anwar, từng nói: "Trung Quốc coi trọng sức mạnh. Nếu họ thấy bạn yếu đuối, họ sẽ nhắm vào bạn". Tiến sĩ Anwar sau đó tiếp tục trở thành học giả nổi tiếng trên thế giới và hiện là cố vấn cho Phó Tổng thống Indonesia. Những lời của bà giờ đây đang ứng nghiệm tại khu vực biển Đông.
Phong Đức
Theo_Kiến Thức
Cuộc đối đầu mới ở biển Đông Quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc sẽ là một trong những thách thức hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joko Widodo, người dự kiến tuyên thệ nhậm chức vào tháng 10 này. Sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc ở biển Đông đang đưa tàu tuần tra và tàu cá nước này vào thế đối đầu với tàu...