Cảnh báo cơ thể bất ổn khi bất ngờ thèm những món này
Thèm ăn đá lạnh, đồ ngọt, muối hay chocolate có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu chất hoặc có vấn đề về sức khỏe.
Thèm ăn đá lạnh: Theo Very Well Health, thỉnh thoảng thèm ăn đá thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi cơn thèm ăn trở nên ám ảnh – cả về thời gian và sức lực dành cho việc suy nghĩ về ăn đá và thực sự làm điều đó – đó là lý do để lo lắng. Điều này có thể cảnh báo hội chứng Pica – tình trạng sức khỏe tâm thần khiến mọi người thèm ăn những thứ không có dinh dưỡng như bụi bẩn, tóc, giấy, nước đá hoặc cát. Ngoài ra, thèm ăn đá còn là dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, nhu cầu ăn đá lạnh có thể là cách để giữ tỉnh táo, tăng cường năng lượng. Ảnh: Teethtalkgirl.
Thèm ăn đồ ngọt: Theo Very Well Mind, thèm đường, đồ ngọt thường là do mất cân bằng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu thấp có thể khiến bạn thèm đồ ngọt để tăng mức độ này. Ăn thực phẩm giàu đường là cách nhanh nhất để con người để chống lại cơn mệt mỏi, kiệt sức. Các yếu tố khác có thể đóng vai trò bao gồm căng thẳng tâm lý, thuốc men, mất cân bằng hormone và tình trạng sức khỏe. Ảnh: Eatthis.
Thèm nước: Cảm giác khát nước quá mức có thể cảnh báo cơ thể bị mất nước, thiếu nước. Mất nước khiến miệng khô, dính, theo Livestrong. Lúc này, uống nước có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mất nước và phục hồi các chất lỏng thiết yếu trở lại cơ thể.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên có cảm giác thèm nước, quá khát nước, đó có thể là triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là cơ thể quá thừa mức insulin, đường tích tụ trong máu khiến thận phải hoạt động hết mức để xử lý. Khi thận không kịp làm việc, nó sẽ bài tiết qua nước tiểu, dẫn đến khát nước. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
Thèm đồ ăn cay: Theo Healthline, nghe có vẻ phản trực giác nhưng bạn có thể thèm đồ ăn cay khi cảm thấy nóng hoặc quá nóng. Ớt có chứa capsaicin, hợp chất mang lại cho ớt hương vị cay đặc trưng, tạo cảm giác nóng lên khi ăn. Điều này có thể làm tăng sự trao đổi chất, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, qua đó giúp bạn hạ nhiệt. Ngoài ra, nhiều người cũng tiêu thụ đồ ăn cay để làm giảm đau tạm thời. Bên cạnh đó, khi một người bị trầm cảm, họ có thể thèm đồ ăn cay. Capsaicin có thể mang lại cảm giác khoái cảm nhẹ, giúp giảm các triệu chứng trầm cảm nhẹ hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Ảnh: Spiritualwhirlwinds.
Thèm muối: Thèm muối có thể cảnh báo bạn mắc bệnh Addison – vấn đề hiếm gặp về tuyến thượng thận khi không sản xuất đủ hormone, theo Prevention. Tình trạng này khiến nồng độ natri trong cơ thể cạn kiệt, dẫn đến cảm giác thèm ăn muối kèm theo mệt mỏi, chuột rút và chóng mặt. Bên cạnh đó, những người bị đổ mồ hôi quá nhiều do tập thể dục hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể thèm ăn đồ mặn nhiều hơn bình thường. Ngủ không đủ giấc cũng ảnh hưởng đến mức độ hormone trong cơ thể, khiến cảm giác thèm ăn muối dễ xảy ra hơn. Ảnh: Medium.
Thèm chocolate: Theo Health Digest, đây có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt magiê. Magiê rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và sức khỏe của xương. Nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Mỹ cho biết nếu liên tục thèm ăn chocolate, bạn có thể mắc chứng trầm cảm. Một thanh chocolate đen (28,3 g) làm tăng nồng độ serotonin và dopamine, các hóa chất tốt trong não bộ con người. Ngoài ra, chocolate chứa magiê và theobromine, 2 hợp chất giúp giảm mức độ của kích thích tố căng thẳng, thúc đẩy thư giãn cơ bắp. Ảnh: Kaylaitsines.
Thèm thịt đỏ: Tình trạng thiếu sắt trong cơ thể khiến bạn thèm ăn các loại thịt đỏ, theo India Times. Sắt rất quan trọng để sản xuất huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy trong máu. Phụ nữ, trẻ em và những người theo chế độ ăn thuần thực vật có nguy cơ thiếu sắt cao hơn.
Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate hoặc magiê cũng có thể kích thích ham muốn thèm thịt. Anh: Vegconomist.
5 lý do bạn nên hạn chế uống cà phê nếu đang gặp các vấn đề sức khỏe này
Nếu bạn trào ngược axit hoặc GERD, lo lắng hay mất ngủ, thiếu máu do thiếu sắt... hãy cắt giảm uống cà phê hoặc tìm những loại thay thế phù hợp hơn.
Cà phê, một thức uống quen thuộc hàng ngày, lại tiềm ẩn nhiều tác hại đối với những người mắc một số bệnh lý nhất định và đây là 5 tình trạng sức khỏe khiến bạn nên hạn chế uống cà phê.
Nếu bạn trào ngược axit hoặc GERD, lo lắng hay mất ngủ, thiếu máu do thiếu sắt... hãy cắt giảm uống cà phê hoặc tìm những loại thay thế phù hợp hơn. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Trào ngược axit hoặc GERD (Bệnh trào ngược dạ dày thực quản)
Nếu bạn bị trào ngược axit hoặc GERD, uống cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Caffeine và axit trong cà phê kích thích sản sinh axit dạ dày, làm tăng nguy cơ ợ nóng và trào ngược.
Do đó, tốt nhất là hạn chế hoặc tránh uống cà phê nếu bạn bị trào ngược axit thường xuyên. Thay vào đó, hãy chọn các loại trà thảo mộc như hoa cúc hoặc gừng, nhẹ nhàng hơn với dạ dày và có thể giúp làm dịu các vấn đề về tiêu hóa.
Lo lắng hoặc mất ngủ
Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như bồn chồn, tim đập nhanh và khó ngủ. Đối với những người dễ bị lo âu, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến họ khó thư giãn.
Ngoài ra, caffeine là chất kích thích có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Uống cà phê vào cuối ngày hoặc thậm chí vào đầu buổi tối có thể làm gián đoạn khả năng chìm vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ của bạn.
Vì vậy, bạn nên bỏ uống cà phê và thay vào đó là uống các loại trà thảo mộc như trà hoa oải hương hoặc rễ cây nữ lang là những lựa chọn thay thế tuyệt vời để thư giãn.
Thiếu máu do thiếu sắt
Uống cà phê có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt là khi dùng trong bữa ăn. Tanin trong cà phê kết hợp với sắt tạo thành hợp chất khó hấp thu, làm giảm lượng sắt cơ thể hấp thụ được.
Nếu bạn đang thiếu máu do thiếu sắt, điều đặc biệt quan trọng là phải lưu ý đến thời điểm và lượng cà phê bạn uống.
Do đó, để giảm thiểu tác động của cà phê đến quá trình hấp thụ sắt, bạn nên đợi ít nhất một đến hai giờ giữa thời điểm uống cà phê và thời điểm ăn các bữa ăn. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu sắt như rau lá xanh, các loại đậu và thịt đỏ.
Mang thai
Trong thời kỳ mang thai, bạn cần phải theo dõi lượng caffeine nạp vào cơ thể, vì lượng caffeine cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều caffeine trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và thậm chí là sảy thai.
Vì vậy, thay vì uống cà phê, hãy thay thế bằng sữa ấm với một chút nghệ tây hoặc bạch đậu khấu, có thể giúp làm dịu và bổ dưỡng.
Huyết áp cao
Caffeine làm tăng tạm thời huyết áp, gây áp lực lên tim và mạch máu. Ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh theo thời gian.
Do đó, nếu bạn bị huyết áp cao thì giảm lượng tiêu thụ hoặc lựa chọn cà phê không chứa caffeine có thể giúp kiểm soát huyết áp. Thậm chí, uống một số loại thảo mộc tốt cho tim mạch.
Bé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thức Sau khi ăn gạo tẩm thuốc diệt chuột cực độc, bé trai 13 tuổi ở Kiên Giang được đưa đi cấp cứu vì đau bụng rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên ở TPHCM trong tình trạng nguy kịch. Ngày 2/12, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, cho hay đơn vị này mới...