Cảnh báo chiêu trò lợi dụng Content ID của YouTube để ‘đánh gậy’ bản quyền
Không ít doanh nghiệp Việt đang gặp khó khăn vì những kẽ hở của hệ thống Content ID trên YouTube dẫn tới bị cạnh tranh không lành mạnh.
Theo Sách trắng “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2021″, số lượng doanh nghiệp nội dung số tăng mạnh những năm qua, từ 2.700 vào năm 2016 lên gần 4.200 vào năm 2020. Doanh thu ngành công nghiệp nội dung số cũng tăng từ 739 triệu USD năm 2016 lên 888 triệu USD năm 2020. Sản phẩm nội dung số được xuất khẩu ra nước ngoài tăng trưởng đáng kể lên 710 triệu USD năm 2020.
Đặc biệt trong ngành giải trí trực tuyến, một số doanh nghiệp nội dung số Việt Nam đã có những sản phẩm nằm trong top đầu khi cung cấp ra thị trường nước ngoài như: game Flappy Bird, Axie Infinity hay phim hoạt hình Wolfoo…
Tuy nhiên, khi kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới như YouTube, thâm nhập thị trường toàn cầu, không ít doanh nghiệp Việt phải đối mặt vô số khó khăn, trong đó có thể kể đến là những kẽ hở của hệ thống Content ID trên YouTube dẫn đến một số kẻ doanh nghiệp để cạnh tranh không lành mạnh, nhằm triệt hạ đối thủ.
Trong nghiên cứu đăng tải trên Electronic Frontier Foundation (EFF), bà Katharine Trendacosta, Giám đốc Chính sách và Hoạt động tại EFF cho rằng YouTube tạo ra quy trình cực kỳ phức tạp cho Content ID để miễn trừ trách nhiệm và những nhà sáng tạo nội dung sẽ phải tự giải quyết khi có rắc rối về bản quyền.
Do là hệ thống tự động, Content ID của YouTube vẫn để xảy ra nhầm lẫn trong quá trình ghi nhận bản quyền.
Anh Bùi Minh Tuấn – một YouTuber có kinh nghiệm cho hay: ” Vì YouTube luôn đặt vai trò của người sáng tạo nội dung lên hàng đầu, bảo vệ họ gần như tuyệt đối nên có thể dẫn đến tình trạng “chém nhầm hơn bỏ sót”. Trong trường hợp nhận được đơn khiếu nại gửi đến, ngay lập tức YouTube có phản ứng gỡ video sau đó mới yêu cầu các bên gửi giấy tờ chứng minh để hậu kiểm. Bởi vậy, không thể tránh khỏi những vụ “oan sai” mà nhà sản xuất nội dung phải gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng“.
Phim hoạt hình Việt bị cạnh tranh không lành mạnh trên YouTube
Video đang HOT
Vụ việc mới đây về bản quyền nhân vật hoạt hình Wolfoo là một ví dụ nổi bật về việc doanh nghiệp nội dung số lợi dụng chính sách của YouTube.
Công ty Anh Entertainment One UK Limited (có trụ sở tại London, Anh) và một doanh nghiệp Anh khác là Astley Baker Davies Limited, đồng sở hữu sản phẩm Peppa Pig. Trong khi đó, Sconnect (trụ sở ở Hà Nội) là chủ sở hữu của sản phẩm Wolfoo – bộ nhân vật và hàng loạt phim hoạt hình với nội dung về chú sói Wolfoo.
Studio Việt tạo ra series phim hoạt hình Wolfoo
Đến nay, Sconnect đã có chứng nhận bản quyền hình ảnh bộ nhân vật Wolfoo tại Việt Nam; chứng nhận bản quyền hình ảnh bộ nhân vật Wolfoo tại Mỹ (với 20 nhân vật); chứng nhận bản quyền kịch bản phim hoạt hình Wolfoo tại Việt Nam; chứng nhận bản quyền phim hoạt hình Wolfoo tại Việt Nam. Ngoài ra, Sconnect đăng ký nhiều nhãn hiệu Wolfoo tại Việt Nam; Nga; Mỹ và EU từ nhiều năm trước đây.
Thế nhưng, theo Sconnect, từ cuối năm 2021 tới nay, EO lợi dụng kẽ hở của YouTube liên tục có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chơi xấu đối với Sconnect khiến doanh nghiệp Việt chịu thiệt hại nặng nề. Các hành vi sai phạm của EO có thể được chia làm 4 nhóm gồm: Đánh bản quyền không có căn cứ; đánh bản quyền bằng căn cứ không hợp pháp; đánh bản quyền bằng chính nội dung Wolfoo của Sconnect và sử dụng nhãn hiệu Wolfoo trong các video Peppa Pig.
Từ tháng 2/2022, EO đã nộp đơn khởi kiện Sconnect tại Vương quốc Anh với các cáo buộc phim hoạt hình Wolfoo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của phim hoạt hình Peppa Pig và liệt kê 91 video kèm theo đơn khởi kiện. Dù đến nay chưa được tòa án Anh thụ lý, nhưng EO vẫn sử dụng đơn kiện một phía để đánh bản quyền rất nhiều các video Wolfoo, bao gồm cả các video trong và ngoài đơn khởi kiện mà EO đã nộp và YouTube vẫn chấp nhận gỡ toàn bộ các video bị đánh bản quyền, kể cả các video không liên quan đến đơn khởi kiện.
Trước đó, ngày 11/1/2022, EO cũng đã nộp đơn khởi kiện Sconnect ra Tòa án Moscow (Nga) liên quan đến vấn đề bản quyền của phim hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig.
Ngày 7/7/2022, Tòa án Moscow đã ra phán quyết: ” Buộc EO không còn quyền khiếu nại, khiếu kiện về nội dung bộ nhân vật Wolfoo là làm lại bộ nhân vật Peppa Pig“. Thế nhưng, YouTube vẫn tiếp tục khóa hơn 1.000 video phim hoạt hình Wolfoo, gây thiệt hại lớn cho Sconnect.
Theo Luật sư Phạm Văn Anh, YouTube có trách nhiệm trong việc ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của EO. Khi Sconnect đã được Tòa án Nga công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo thì YouTube, các trang mạng xã hội toàn cầu không được phép công nhận các yêu cầu đánh bản quyền của EO đối với các video Wolfoo, đồng thời phải có các biện pháp xử lý như xóa tài khoản, chặn yêu cầu của EO do các hành vi xấu của EO gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Việt
Make in Viet Nam - xu hướng thúc đẩy doanh nghiệp Việt sáng tạo và phát triển
"Make in Viet Nam" là slogan được Bộ TT&TT tạo ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước, nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt.
Các sản phẩm "Made in Vietnam" là khái niệm nói về xuất xứ hàng hoá được được gia công, chế tác giai đoạn cuối cùng là tại Việt Nam, mà có thể các thành phần, nguyên liệu được xuất xứ từ các quốc gia khác. Khái niệm "Made in Vietnam" không quan tâm tới công nghệ được nhập khẩu từ đâu, đơn thuần là lắp ráp hay là nghiên cứu chế tạo, miễn là giá trị đó được sản sinh tại Việt Nam.
"Make in Viet Nam" là slogan được Bộ TT&TT tạo ra nhằm hiệu triệu các doanh nghiệp Việt với khả năng làm chủ công nghệ, sáng tạo, thiết kế chủ động, nâng cao giá trị gia tăng và góp phần đưa đất nước nhanh chóng trở thành quốc gia công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ tại buổi khai mạc diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam năm 2018: "Make in Viet Nam" sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam". Các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện và năng lực để làm được như các nước phát triển công nghệ trên thế giới.
Mặc dù là một khái niệm mới mẻ với người tiêu dùng Việt, tuy nhiên đã có rất nhiều sản phẩm "Make in Viet Nam" có chất lượng tốt được khách hàng đón nhận.
Rạng Đông "ghi điểm" với giải pháp chiếu sáng thông minh
Thực tế là có nhiều doanh nghiệp mong muốn làm chủ công nghệ và năng lực sản xuất để tạo ra các sản phẩm "Make in Viet Nam". Ông Nguyễn Đoàn Kết - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, chia sẻ rằng đây là khát vọng mà doanh nghiệp này đã đeo đuổi trong suốt 60 năm hình thành, xây dựng và phát triển công ty.
Tháng 4/2011, Rạng Đông thành lập Trung tâm R&D với tổng mức đầu tư ban đầu lên đến 20 tỷ đồng và hàng năm dành 2% doanh thu đầu tư cho các dây chuyền công nghệ tiên tiến và 20% lợi nhuận sau thuế đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Điều này đánh dấu bước đi đầu tiên của doanh nghiệp này để hiện thực hoá khát vọng sản xuất các sản phẩm "Make in Viet Nam". Khi hầu hết các doanh nghiệp chiếu sáng trong nước vẫn sản xuất đèn LED bằng phương thức OEM và ODM, hiện Rạng Đông khẳng định đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất.
Xác định rằng Smart lighting chính là công nghệ tương lai của ngành chiếu sáng, năm 2020, Rạng Đông tiếp tục thành lập Trung tâm R&D Công nghệ số tạo nền tảng tiếp tục phát triển Hệ sinh thái LED - 4.0 và triển khai Chiến lược Chuyển đổi số toàn Công ty giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030.
Các sản phẩm "Make in Viet Nam" thuộc giải pháp RalliSmart của Rạng Đông
Theo đại diện Rạng Đông, RalliSmart - Giải pháp chiếu sáng thông minh 4.0 của Rạng Đông ứng dụng G-S-HCL (Green - Smart - Human Centric Lighting) là sản phẩm "Make in Viet Nam" của người Việt và vì người Việt.
Tháng 11/2020, Rạng Đông được nhận Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam - Vietnam Smart City Award 2020 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức. Giải pháp chiếu sáng G-S-HCL trong tòa nhà, căn hộ thông minh của Rạng Đông được đánh giá xếp hạng 5 sao trong nhóm Các giải pháp Công nghệ số cho Thành phố thông minh tại Hạng mục "Giải pháp cho tòa nhà/căn hộ thông minh".
Trước đó, Hệ sinh thái LED 4.0 của Rạng Đông cũng vinh dự nhận danh hiệu "Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích nhất năm 2020" trong Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại Hà Nội.
RalliSmart đã khẳng định được năng lực sản xuất của Rạng Đông, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức sáng tạo với trí tuệ của người Việt, góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm "Make in Viet Nam" trên trường quốc tế.
Thông tin chi tiết về Rạng Đông và giải pháp chiếu sáng thông minh 4.0 RalliSmart, truy cập: www.RangDong.com.vn
Doanh nghiệp Việt có thể thu thập dữ liệu theo kiểu ve, nhện, hay cáo? Chuyên gia Việt kiều đưa ra 3 mô hình thu thập dữ liệu theo kiểu ve, nhện, cáo mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Hầu hết các doanh nghiệp đều xác định được tầm quan trọng của dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số, phát triển công ty. Song không ít người chưa hiểu rõ cách xây dựng dữ liệu, xác...