Cảnh báo các chiêu thức lừa đảo vay tiền qua app chỉ bằng CCCD/CMND, thông tin cá nhân hay sổ tài khoản ngân hàng
Vay tiền qua app là hình thức vay khá phổ biến hiện nay, người vay không cần tài sản đảm bảo chỉ cần cung cấp CMND/CCCD, sổ tài khoản ngân hàng…
Tuy nhiên, hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro, mọi người cần cẩn thận trước các chiêu thức lừa đảo vay tiền qua app dưới đây.
1. Vay tiền qua app là gì?
Vay tiền qua app là hình thức vay khá phổ biến hiện nay. Dưới hình thức vay này, người dân không cần thế chấp, không cần tài sản đảm bảo, thay vào đó người vay chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (CCCD/CMND), sổ tài khoản ngân hàng…
Các giao dịch vay chủ yếu được thực hiện trực tuyến thông qua các website, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng dụng trên điện thoại di động và bằng những thao tác hết sức đơn giản.
2. Cảnh báo các chiêu lừa đảo phổ biến khi vay tiền qua app
Các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội với nhiều thủ đoạn khác nhau, thế nhưng mục đích chung là nhằm chiếm đoạt một số tiền nào đó. Dưới đây là một số chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo khi cho vay tiền qua app mà ai cũng nên biết:
2.1. Lừa đảo cho vay tiền qua app để chiếm đoạt tiền
Các đối tượng lợi dụng hình thức cho vay tiền app để thực hiện các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản như: Yêu cầu thanh toán phí hồ sơ hoặc bảo hiểm khoản vay; Dụ dỗ vay tiền trên nhiều app, từ đó tạo ra nhiều khoản vay; Đăng ký vay nhưng không nhận được tiền mà vẫn mắc nợ;…
Cụ thể, với chiêu lừa đảo yêu cầu thanh toán phí hồ sơ hoặc bảo hiểm khoản vay, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng chuyển trước một khoản tiền để nộp phí hồ sơ hoặc bảo hiểm của khoản vay. Tuy nhiên, ngay sau khi đóng phí, các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt số tiền này và chặn mọi liên lạc trong khi khách hàng chưa nhận được giải ngân.
Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng chiêu lừa đảo khách hàng đăng ký vay nhưng không giải ngân tiền vay mà vẫn mắc nợ. Những kẻ lừa đảo “tung ra” các lời mời gọi hấp dẫn, các chương trình vay hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Sau khi cung cấp cung cấp các thông tin và hoàn thành đăng ký khoản vay, khách hàng sẽ không nhận được bất cứ khoản tiền nào từ bên cho vay, thế nhưng trên hệ thống quản lý đã có xác nhận về việc đăng ký vay.
Video đang HOT
Khi đến hạn, các đối tượng sẽ thực hiện nhắc nợ, thậm chí là đe dọa khách hàng phải trả nợ.
2.2. Lừa đảo cho vay tiền qua app với lãi suất “cắt cổ”
“Tín dụng đen” núp bóng app cho vay tiền cũng là chiêu trò phổ biến trong thời gian gần đây, đã có không ít người bị sập bẫy và phải gánh thêm một khoản tiền lãi vay lớn.
Các đối tượng mời gọi khách hàng đăng ký vay với những lời quảng cáo đầy thu hút như “vay tiền với thủ tục đơn giản, không cần giấy tờ”, “vay tiền giải ngân trong 01 phút”… Theo đó, khách hàng chỉ phải làm các thủ tục đơn giản là đã có thể đăng ký vay tiền.
Theo đó, người vay phải thanh toán số tiền gốc ban đầu trong khoảng thời gian ngắn, tiền lãi sẽ được các đối tượng cắt ngay khi giải ngân. Nếu “con nợ” không thanh toán được tiền gốc như cam kết, số tiền sẽ được nhân lên 1.570-2.190%/năm.
3. Dính bẫy lừa đảo vay tiền qua app, thì tố cáo ở đâu?
3.1 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết Đơn tố cáo
Khi không may trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo vay tiền qua app hoặc khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, khi bị lừa đảo hoặc nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến một trong các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.
3.2 Số điện thoại báo app vay tiền lừa đảo
Nạn nhân có thể gọi đến đường dây nóng của cơ quan Công an để tố giác tội phạm:
- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn.
- Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Số đường dây nóng là 08.3864.0508
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa chiếm đoạt quyền sử dụng SIM điện thoại
Bộ Công an cho hay, gần đây nổi lên hiện tượng các đối tượng tội phạm thực hiện thủ đoạn lừa chiếm quyền sử dụng SIM điện thoại; từ đó đánh cắp mật khẩu tài khoản ngân hàng, ví điện tử, mạng xã hội... để chiếm đoạt tài sản.
Khuyến nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, qua Cổng thông tin điện tử bocongan.gov.vn, Bộ Công an cho hay, về thủ đoạn lừa chiếm quyền sử dụng SIM điện thoại cá nhân của người dùng để chiếm đoạt tài sản, Công an thành phố Đà Nẵng đã cảnh báo một số phương thức hoạt động của các đối tượng để nhân dân nâng cao cảnh giác, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Bên cạnh thủ đoạn lừa đảo qua việc lợi dụng tính năng chuyển cuộc gọi, còn có tình trạng đối tượng xấu lừa thay SIM 4G miễn phí để chiếm đoạt SIM điện thoại cá nhân, từ đó chiếm đoạt tài sản
Cụ thể, đối tượng thu thập thông tin cá nhân của bị hại, những thông tin này do lộ lọt, mua bán trên không gian mạng. Tiếp đó, lợi dụng chính sách dịch vụ của các nhà mạng di động cho phép thuê bao di động được chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại khác. Đối tượng gọi điện cho bị hại giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà mạng, đề nghị bị hại nâng cấp SIM điện thoại từ SIM 3G lên SIM 4G, 5G để nâng cao chất lượng dịch vụ... Đối tượng yêu cầu nạn nhân nhắn tin theo cú pháp bọn chúng đưa ra, thực chất đây là cú pháp để người dùng dịch vụ của các nhà mạng cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại bất kỳ.
Sau khi gửi thành công tin nhắn đã soạn theo cú pháp trên, bị hại sẽ mất quyền kiểm soát SIM, vì khi đó SIM của đối tượng lừa đảo trở thành SIM "chính chủ", mọi cuộc gọi đến thuê bao của người dùng lập tức được chuyển tiếp đến số điện thoại của đối tượng.
Đối tượng lừa đảo dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... của nạn nhân bằng cách đăng nhập và chọn tính năng quên "Quên mật khẩu" bởi khi đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ gửi mã xác thực (OTP) đến SIM điện thoại đối tượng đang giữ.
Cuối cùng, đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt tiền của nạn nhân trong tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc sử dụng thông tin của bị hại để vay tiền thông qua các ứng dụng cho vay trên mạng, khiến nạn nhân bị nợ các khoản tiền lớn.
Cùng ngày 25/3, nhà mạng VinaPhone đã phát cảnh báo các thuê bao về tình trạng tội phạm lợi dụng tính năng "Chuyển hướng cuộc gọi" để đánh cắp thông tin mã OTP của người dùng.
Nhà mạng VinaPhone khuyến nghị người dùng lưu ý khi xuất hiện biểu tượng đang chuyển cuộc gọi ngoài ý muốn.
Nhà mạng này cho biết, để hạn chế tối đa thiệt hại do kẻ lừa đảo gây ra, người dùng cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lừa đảo hướng dẫn thực hiện chuyển hướng cuộc gọi; cảnh giác trước các cuộc gọi lừa đảo, không thao tác thực hiện mã lệnh **21*Số điện thoại# theo hướng dẫn từ các cuộc gọi này.
Khi điện thoại có dấu hiệu bất thường như không nhận được cuộc gọi đến (có biểu tượng chuyển cuộc gọi ở cạnh logo nhà mạng), người dùng cần lập tức thao tác lệnh ##21# để hủy lệnh chuyển cuộc gọi ngoài ý muốn đồng thời liên hệ với VinaPhone qua số tổng đài miễn phí 18001091 để kiểm tra tình trạng của thuê bao và được tư vấn, giải đáp hoặc khuyến nghị cách xử lý.
Ngoài việc lừa đảo "Chuyển cuộc gọi" như trên, theo VinaPhone còn xuất hiện một số trường hợp lừa đảo thay SIM 4G miễn phí.
Thông tin với người dùng về việc thay phôi SIM 4G tại địa chỉ khách hàng, VinaPhone cho biết nhà mạng này chỉ thực hiện mời thay SIM cho khách hàng đang dùng phôi SIM cũ (phôi SIM 2G/3G). Để kiểm tra loại phôi SIM đang dùng, người dùng soạn tin nhắn SMS có nội dung "DS4G" gửi đến số 888 hoặc bấm giao thức USSD với câu lệnh *0888#
Đối với các thuê bao đang sử dụng phôi SIM 4G, VinaPhone không gọi mời thay SIM khác. Nhân viên VinaPhone sẽ liên hệ và đến trực tiếp tại địa chỉ khách hàng: không thay SIM từ xa qua điện thoại hay bất kỳ hình thức trực tuyến nào. Sau khi nhân viên VinaPhone thao tác thay SIM xong, khách hàng kiểm tra xác thực lại thuê bao bằng cách thực hiện cuộc gọi đi/đến từ số thuê bao đảm bảo liên lạc thông suốt 2 chiều từ thuê bao của mình.
VinaPhone cũng khuyến cáo trường hợp phát hiện SIM điện thoại có các dấu hiệu bất thường như: mất tín hiệu, không nhận được cuộc gọi, tin nhắn... mà không rõ nguyên nhân, người dùng cần nhanh chóng liên hệ với nhà mạng qua số tổng đài miễn phí 18001091 để được hỗ trợ kiểm tra tình trạng của thuê bao cũng như được tư vấn, khuyến nghị hướng xử lý kịp thời.
Trải nghiệm rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip Không cần thẻ ATM, giờ đây, khách hàng chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp là có thể rút tiền. Khách hàng thậm chí không cần... Để rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip , người dân đến bất kỳ cây ATM của ngân hàng đang thực hiện rút tiền mặt bằng CCCD gắn chip. Thao tác rất...