“Căng” với thiết bị dạy học

Theo dõi VGT trên

Từ nay đến hết năm, khoảng 130 tỉ đồng sẽ được đầu tư cho việc thí điểm tự làm thiết bị dạy học của giáo dục mầm nonphổ thông trên cả nước.

Bộ GD-ĐT vừa giao cho 5 địa phương (Hà Nội, Nam Định, Điện Biên, Thừa Thiên – Huế và Lâm Đồng) trong năm học 2011-2012 thực hiện thí điểm đề án phát triển thiết bị dạy học tự làm.

Còn nhiều bất cập

Theo đ.ánh giá của Bộ GD-ĐT, trong điều kiện nguồn cung thiết bị dạy học cũng như kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị bị hạn chế thì giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự cải tiến thiết bị dạy học là rất cần thiết. Thực tế, không ít giáo viên đã sáng tạo cả phần mềm mô phỏng các thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh học…, thực hiện được các thí nghiệm khó trong thực tế của điều kiện dạy học. Nhiều địa phương đã phát triển phong trào tự làm thiết bị dạy học, không chỉ tạo thành một hoạt động sư phạm sôi nổi mà còn khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, hoạt động tự làm thiết bị dạy học chưa được thường xuyên, chưa đồng đều giữa các cấp học, giữa các vùng miền, địa phương. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết ở giáo dục mầm non, hiện vẫn chưa có cơ chế chính sách để hỗ trợ mua nguyên vật liệu, trong khi thu nhập của giáo viên không cao, đặc biệt là những giáo viên mầm non ngoài biên chế, nên nhiều giáo viên không có đủ điều kiện để tự làm thiết bị dạy học.

Căng với thiết bị dạy học - Hình 1

Nếu có đầy đủ thiết bị giảng dạy, các tiết học sẽ sinh động và hiệu quả hơn.

Ở cấp tiểu học, thiết bị dạy học tự làm mới chỉ tập trung ở một số môn học (toán, khoa học, lịch sử, địa lý…) hoặc chỉ tập trung ở một số chương, bài của các môn học. Điều đó cho thấy công tác tự làm thiết bị dạy học chưa được đầu tư nghiên cứu một cách sư phạm, khoa học và đầy đủ. Các trường THCS và THPT tuy có một số lượng lớn thiết bị dạy học nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng số thiết bị này còn nhiều bất cập. Việc quản lý, khai thác sử dụng chỉ đạt hiệu quả cao nếu gắn kết việc cải tiến, sửa chữa các thiết bị dạy học đã được trang bị với các hoạt động tự làm thiết bị.

Video đang HOT

Khó từ nhiều phía

Theo Bộ GD-ĐT, từ nay đến hết năm 2012, kinh phí cho việc thí điểm phát triển thiết bị dạy học tự làm khoảng 130 tỉ đồng. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo việc sản xuất các thiết bị này phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng thời giảm ngân sách Nhà nước chi cho mua sắm trực tiếp các thiết bị dạy học khi thiết bị tự làm thay thế được. Ông Hiển cũng cho rằng cần phải coi việc tự làm thiết bị dạy học như là hoạt động thường xuyên, là nhiệm vụ của giáo viên cũng như các cơ quan quản lý trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, việc tự làm thiết bị dạy học gặp không ít khó khăn. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định Đỗ Anh Xô đề nghị Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn tiêu chí đ.ánh giá cụ thể để hạn chế sự lúng túng khi tổ chức các cuộc thi thiết bị dạy học tự làm ở cơ sở. Thêm vào đó, định mức chi tối thiểu của tỉnh này chỉ gói gọn trong khoản chi thường xuyên nên cần có sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương.

Thiếu cả nhân lực Theo ông Trương Đình Chiến, Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông của Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng, các trường THCS và THPT của tỉnh có một lượng lớn thiết bị dạy học được trang bị đại trà theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu nhưng việc quản lý, khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập, như thiếu kho chứa, thiếu phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt là thiếu cán bộ chuyên trách. Nguồn nhân lực hạn chế nên việc triển khai tự làm thiết bị dạy học không hề dễ dàng. Bên cạnh khó khăn về kinh phí, thiếu nguồn lực cũng là vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Các trường học hiện nay đều thiếu biên chế giáo viên làm công tác thiết bị dạy học nên nhà trường thường phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm nhưng lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi. Bản thân các giáo viên kiêm nhiệm cũng không có chuyên môn nên hiệu quả sử dụng còn hạn chế.

Theo Yến Anh

Người Lao Động

Đại học "thèm" tiến sĩ

Tình trạng "khát" giảng viên hiện nay không còn nóng với nhiều trường đại học nữa mà vấn đề "nóng" hiện nay là tìm giảng viên trình độ cao bởi việc tuyển vô cùng khó khăn vì không có nguồn.

Trường ngoài công lập "lao đao" tìm tiến sĩ

Bộ GD-ĐT vừa đình chỉ tuyển sinh 3 trường ĐH và 14 ngành đào tạo của 4 trường ĐH do không đủ điều kiện như cơ sở vật chất và giảng viên. Đây có lẽ là "cú đ.ấm mạnh" vào nhiều trường đại học không cam kết thực hiện như đã "hứa" khi thành lập trường. Kỷ luật đảm bảo chất lượng giáo dục không còn giơ cao đ.ánh khẽ như trước nữa. Lãnh đạo Bộ cho biết, năm học tới, Bộ tiếp tục kiểm tra và sẽ "thẳng tay" ra quyết định đình chỉ.

Về vấn đề giảng viên yếu về chất lượng và thiếu về số lượng, các nhà quản lý giáo dục đã cảnh báo từ nhiều năm nay nhưng tình trạng này khắc phục chưa nhiều. Tại một cuộc họp về Dự thảo Luật giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: "Hiện nay, tính bình quân tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm 14%; trình độ thạc sĩ là 35%". Như vậy, trình độ đại học dạy đại học còn khá nhiều. Với quy định của Bộ GD-ĐT, khi mở ngành phải có ít nhất 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ. Do vậy, nhiều trường chưa đáp ứng điều kiện này đang chạy đua tuyển chọn giảng viên trình độ cao nhất là các trường ngoài công lập.

Ông Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, cho biết: "Chúng tôi hiện nay còn tồn đọng khá nhiều hồ sơ tuyển giảng viên nhưng trường không tuyển được bởi vì đó không phải là đối tượng trường cần tuyển. Hiện nay, trường cần tuyển giảng viên trình độ thạc sỹ, tiến sĩ".

Ông Hóa cho hay, do khó khăn nguồn tuyển nên trường tự tạo nguồn là tuyển những sinh viên đã tốt nghiệp loại khá, giỏi và nhà trường đầu tư cho đi học thạc sĩ.

Ông Hoàng Hữu Nguyên, phó hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây cho hay, hiện trường chỉ muốn tuyển giảng viên trình độ tiến sĩ trẻ khoảng 10 người để phụ trách trưởng và phó bộ môn. Bởi hiện nay đội ngũ giảng viên cơ hữu thì đã lớn t.uổi và đội ngũ trẻ thì ít.

Tương tự, Trường ĐH Hòa Bình hiện có 35,9 SV/GV, trường cũng khá vất vả trong việc tuyển giảng viên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Ông Nguyễn Đình Dân, trưởng phòng hành chính, tổng hợp cho biết: "Hàng năm trường tuyển khoảng 10 -15% giảng viên nhưng do thiếu nguồn tuyển ở trình độ cao nên trường đành phải tuyển sinh viên sau đó cử đi học cao học".

Cũng theo ông Dân, trường ngoài công lập tuyển giảng viên hàng năm còn phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh nên tuyển nhiều giảng viên cũng không ổn.

Đại học thèm tiến sĩ - Hình 1

Vấn đề "nóng" hiện nay với nhiều trường đại học là tìm giảng viên trình độ cao bởi việc tuyển vô cùng khó khăn vì không có nguồn.

Công lập cũng khó giữ chân tiến sĩ

Tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, số lượng sinh viên trên giảng viên cũng khá đông 66,2 SV/GV, hàng năm trường thông báo tuyển trên 100 giảng viên, nguồn tuyển của trường chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng, sinh viên khá, giỏi và nghiên cứu sinh nước ngoài.

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo trường ĐH Công nghiệp, than thở: "Khó khăn nhất trong việc tuyển giảng viên của trường là tiến sĩ. Mặc dù có tuyển được sau một thời gian cũng khó giữ chân họ bởi mức lương thấp, họ đi ra ngoài làm doanh nghiệp mức lương cao hơn. Hiện trong trường, tiến sĩ hợp đồng thì nhiều nhưng tiến sĩ giảng viên cơ hữu được vài chục người. Trường đã gửi hơn 80 người đi học tiến sĩ ở trong và ngoài nước".

Ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết: "Năm nào trường cũng phải đối mặt với hiện tượng giảng viên nhảy việc bởi nhiều giảng viên giỏi của trường bị các doanh nghiệp hút hết.

Nhà nước rất quan tâm đến việc tạo nguồn giảng viên có chất lượng cho các trường ĐH. Tuy nhiên, cả nguồn đưa giảng viên ra nước ngoài đào tạo tiến sĩ và đào tạo trong nước đều gặp khó: giảng viên đủ điều kiện cử đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài hàng năm rất ít, còn đào tạo trong nước thì ít người đăng ký".

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo của nhiều trường đại học cho hay, việc tuyển giảng viên trình độ cao ở các trường đại học là bài toán nan giải. Nguyên nhân chính vẫn là mức lương làm việc quá thấp.

Trong quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn từ 2011- 2020 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành đến năm học 2019-2020, bậc CĐ nhu cầu GV có trình độ thạc sĩ khoảng 27.000 người (60%), trình độ tiến sĩ khoảng 3.500 người (8%); bậc ĐH nhu cầu GV có trình độ thạc sĩ khoảng 58.000 người (70%), trình độ tiến sĩ khoảng 29.000 người (30%). Để thực hiện được mục tiêu đề ra trên xem ra cũng là bài toán nan giải và sự nỗ lực cố gắng đối với các nhà quản lý.

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" ôm hối hận lớn, giấu chồng suốt 6 năm
20:01:38 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Khốc liệt nhất lúc này: Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Anh Trai Say Hi, show nào đang viral hơn?
21:33:22 02/07/2024
Sau võ sư Duy Nhất, đến lượt Tuấn Hưng đăng ảnh gì mà bị netizen nhắc nhở về chuyện "gây xích mích" giữa 2 show Anh Trai?
20:58:47 02/07/2024
Hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck đã kết thúc nhiều tháng trước
19:45:28 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao

Sao việt

23:36:48 02/07/2024
Vào ngày 31/5 vừa qua, nữ diễn viên sinh năm 1995 đã bộc bạch cho biết bản thân đang có tâm trạng không tốt, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong nhóm chat trên Instagram.

Khởi tố 2 bị can vì hủy hoại rừng tự nhiên ở Bắc Giang

Pháp luật

23:34:21 02/07/2024
Hôm (1/7), Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can Triệu Văn Đông (SN 1983) và vợ là Triệu Thị Tuyên (SN 1984), cùng trú tại thôn Vua Bà, xã Trường Sơn về tội Hủy hoại rừng.

Sao nam sốc vì fan cuồng đột nhập vào nhà chụp trộm, cưỡng hôn

Sao châu á

23:04:16 02/07/2024
Cựu thành viên TVXQ Kim Jaejoong tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng với những người hâm mộ đã xâm phạm nhà riêng của anh.

Ngoài kênh đào nổi tiếng, Panama còn có phố cổ, khu bảo tồn thiên nhiên xanh mát

Du lịch

22:56:21 02/07/2024
Panama, đất nước nổi tiếng với kênh đào Panama kỳ vĩ, không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử và kỹ thuật.

Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối

Tv show

22:54:28 02/07/2024
Cô gái Nhật U.40 khiến Quyền Linh - Ngọc Lan thích thú khi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn trai. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, cô bị từ chối hẹn hò với lý do khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Bùi Lý Thiên Hương, Bích Tuyền và loạt 'người quen' tại Miss Grand Vietnam 2024

Người đẹp

22:49:47 02/07/2024
Với kinh nghiệm trình diễn dày dạn, dàn người đẹp như Bùi Lý Thiên Hương, Lâm Thị Bích Tuyền... được đ.ánh giá cao khi trở lại đường đua Miss Grand Vietnam 2024.

Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian

Sao âu mỹ

22:46:58 02/07/2024
Em gái Kim siêu vòng 3 đã có bữa tiệc sinh nhật hoành tráng bên cạnh gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao nổi tiếng.

Jisoo BLACKPINK bật mí 5 tips giữ làn da làn da trắng sứ và mịn màng dù lịch trình bận rộn

Làm đẹp

22:31:26 02/07/2024
Việc duy trì lớp trang điểm ở mức tối giản không chỉ giúp cô toát lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có, mà còn hạn chế tình trạng da bị quá tải.

4 con giáp sẽ 'tắm' trong phú quý, của nả chẳng phải lo trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

22:14:58 02/07/2024
Do công việc thuận lợi nên vận trình tài lộc của t.uổi Mùi đã dồi dào ngay từ những ngày đầu tuần, thu được không ít t.iền bạc về tay.

Không có 'đàn bà cũ', chỉ có phụ nữ không chịu làm mới mình

Góc tâm tình

22:03:44 02/07/2024
Đời người sẽ chẳng tránh được lúc chênh vênh, chẳng tránh được khi buồn lúc vui. Trái tim phụ nữ mềm mại mà cũng kiên cường lắm. Cũng có thể có lúc, phụ nữ giấu nỗi niềm vào miền sâu thẳm, để mỉm cười trước cuộc sống chẳng ngừng trôi.

Làm rõ vụ taxi chạy ngược chiều, lạng lách trên đường Phạm Hùng

Tin nổi bật

21:51:03 02/07/2024
Tối 2/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm rõ được đối tượng có hành vi điều khiển xe taxi chạy ngược chiều và lạng lách ô tô gây náo loạn trên đường Phạm Hùng.