Căng thẳng Ukraine tác động thế nào đến Trung Đông?
Tình hình căng thẳng leo thang tại Ukraine có thể không chỉ dừng lại ở phạm vi châu Âu mà ảnh hưởng còn lan tới tận Trung Đông.
Một quân nhân Nga tập trận tại khu vực miền Nam nước này ngày 10/12/2021. Ảnh: AP
Kênh DW (Đức) đã đưa ra nhận định về ảnh hưởng có thể ập đến với Trung Đông nếu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine.
Nếu xung đột bùng phát ở Ukraine, khu vực Bán đảo Arab sẽ chịu tác động, đặc biệt là Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), các đồng minh của Mỹ.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho các nước Vùng Vịnh. Tuy nhiên, Saudi Arabia lại là đối tác đặc biệt của Nga về dầu mỏ.
Saudi Arabia và Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự vào tháng 8/2021. Do vậy, ông Hamdi đánh giá rằng việc buộc phải lựa chọn phe giữa Nga và Mỹ thực sự là khó khăn cho những quốc gia bán đảo Arab.
Israel
Ông Hamdi nhận xét: “Israel có thể là đối tượng chịu thất bại trong bất cứ xung đột nào nổ ra giữa Nga và Mỹ bởi vì nước này sẽ buộc phải chọn phe dẫn đến suy giảm mọi lợi ích đã đạt được”.
Trong tháng 2 này, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Emine Dzhaparova cảnh báo Israel sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bất cứ hình thức leo thang căng thẳng nào. Đó có thể là làn sóng người Do Thái từ Ukraine đến nhập cư hoặc việc cắt giảm đột ngột xuất khẩu lúa mì.
Video đang HOT
Thành viên lực lượng tình nguyện thuộc quân đội Ukraine được đào tạo tại Kiev ngày 22/1. Ảnh: AP
Lúa mì
Theo Viện Trung Đông có trụ sở tại Mỹ, Ukraine xuất khẩu 95% ngũ cốc qua Biển Đen và vào năm 2020 trên 50% lượng lúa mì xuất khẩu của nước này là đến Trung Đông cùng Bắc Phi”.
Từ đó, gián đoạn xảy ra có thể dẫn đến hậu quả nặng nề về an ninh lương thực tại Trung Đông dẫn đến thiếu hụt và giá tăng cao đối với lúa mì. Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ước tính Lebanon cùng Libya nhập khẩu đến 40% lượng lúa mì từ Nga và Ukraine, trong khi đó Yemen là 20% và Ai Cập là 80%.
Libya
Libya được coi là một trong những quốc gia đầu tiên ở Trung Đông cảm nhận được tác động. Ông Sami Hamdi tại công ty International Interest ở London (Anh) phân tích: “Nga vẫn duy trì căn cứ không quân Al Jufra tại Libya mà nước này có thể huy động ngay lập tức trong viễn cảnh xảy ra giao tranh với Ukraine”.
Căng thẳng Ukraine cũng diễn ra ở thời điểm Libya hứng chịu bất ổn nội địa. Kể từ khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ năm 2011, quốc gia Bắc Phi này bị chia rẽ bởi 2 chính quyền đối đầu ở miền Đông và Tây đất nước.
Libya đã lên kế hoạch tổ chức bầu cử tổng thống trong ngày 24/12/2021 nhưng việc bỏ phiếu bị trì hoãn vì tranh cãi giữa các phe phái xoay quanh luật bầu cử. Liên hợp quốc ghi nhận chính phủ tại Tripoly trong khi đó Nga thể hiện ủng hộ với chính quyền ở miền Đông Libya.
Phát súng đầu tiên trong xung đột Ukraine có thể ở trên... vũ trụ
Khi chiến tranh hiện đại ngày càng dựa vào các vệ tinh để thông tin tình báo và liên lạc, thì không gian có thể là một trong những chiến trường đầu tiên nếu xảy ra xung đột tại Ukraine.
Vào tháng 11 năm ngoái, Nga đã phá hủy một trong những vệ tinh có từ thời Liên Xô cũ bằng một quả tên lửa, làm phát tán hàng nghìn mảnh vỡ xuyên qua không gian, tạo nên một đám mây rác đe dọa các vệ tinh khác quay quanh quỹ đạo Trái đất, bao gồm cả những vệ tinh của Mỹ.
Các quan chức Chính phủ Mỹ nhanh chóng chỉ trích vụ phóng tên lửa là "liều lĩnh và nguy hiểm", và quân đội Mỹ coi đó là dấu hiệu cho thấy Nga không e ngại việc nổ súng trong không gian.
Giới chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, vụ phóng tên lửa có thể là một lời mở đầu, một lời nhắc nhở rằng, khi căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine vẫn chưa được tháo ngòi và chiến tranh hiện đại ngày càng dựa vào các vệ tinh để thông tin tình báo và liên lạc, thì không gian có thể là một trong những chiến trường đầu tiên.
Những thách thức mới là lý do khiến Mỹ thành lập Lực lượng Vũ trụ và Bộ Chỉ huy Vũ trụ (SpaceCom), đi đầu trong việc bảo vệ lực lượng vệ tinh của quốc gia khỏi bị tấn công.
Todd Harrison, Giám đốc Dự án An ninh Hàng không Vũ trụ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết rất nhiều tài sản tình báo, giám sát và trinh sát của Mỹ có nguy cơ bị tấn công từ ngoài không gian. Và người Nga biết điều đó.
Theo ông Harrison, một cuộc xung đột tiềm tàng với Ukraine cũng có thể là cơ hội đầu tiên để nhánh lực lượng mới nhất trong quân đội Mỹ - Lực lượng Vũ trụ, cho công chúng trong nước thấy vai trò của họ quan trọng như thế nào.
"Đây có thể là cuộc xung đột đưa Lực lượng Vũ trụ vượt qua yếu tố gây cười thời ông Trump và cho thấy tầm quan trọng của sứ mệnh mà họ gánh vác", quan chức này nói.
Vụ phóng tên lửa diệt vệ tinh vào tháng 11/2021 không phải là lần đầu tiên Nga thể hiện sức mạnh trong không gian.
Tướng David Thompson, Phó tư lệnh chiến dịch không gian đầu tiên của Lực lượng Vũ trụ Mỹ, nói với tờ Washington Post rằng Nga đã triển khai một vệ tinh nhỏ tới quá gần "vệ tinh an ninh quốc gia" của Mỹ vào năm 2019 nên không rõ liệu nó có ý định tấn công hay không.
Khi đó, vệ tinh của Nga đã lùi lại, tiến hành một thử nghiệm vũ khí bằng cách phóng ra một mục tiêu nhỏ rồi bắn phá huỷ.
"Nó di chuyển đến gần, di chuyển một cách nguy hiểm... Rõ ràng là người Nga đang gửi cho chúng ta một thông điệp", ông Thompson nói với tờ báo
Các cuộc tấn công vật lý nhằm vào vệ tinh không được quân đội công bố rộng rãi. Nhiều vụ gây nhiễu thường không bao giờ được nhìn thấy, dưới dạng tấn công mạng, gây nhiễu sóng vô tuyến hoặc khiến thiết bị quân sự khó hoạt động hơn, theo Chiến lược Không gian Quốc phòng Mỹ 2020.
Bộ Chỉ huy Vũ trụ Mỹ không bình luận về việc liệu một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga có gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho một vệ tinh của Mỹ trong năm 2022 hay không và tuyên bố qua email rằng hệ thống vệ tinh của lực lượng này "tiếp tục hoạt động như thiết kế."
Theo ông John Venable, nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách quốc phòng tại Quỹ Di sản - một tổ chức nghiên cứu của Washington, có những lo ngại rằng sự can thiệp vào các vệ tinh của Mỹ sẽ leo thang nếu một cuộc xung đột bùng nổ ở Ukraine.
Ông nói: "Nếu Nga thực sự tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Ukraine, bạn sẽ thấy những tác động tạm thời đó sẽ tăng lên theo một mức độ lớn. Họ có khả năng tấn công tinh vi để làm nhiễu các cảm biến trong không gian và vô hiệu hoá chúng."
Còn ông Harrison cho rằng, một động thái như vậy có thể không mấy gây chú ý. "Chúng tôi có thể không biết về nó [vụ tấn công vệ tinh] ngay lập tức, và có thể không bao giờ biết về nó. Nó có thể rất lặng lẽ và ở sau hậu trường với những hoạt động không được công chúng biết đến".
Căng thẳng đã leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, chính việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Ngày 15/2, Bộ Quốc phòng Nga thông báo một số lực lượng mà nước này triển khai gần biên giới Ukraine đã bắt đầu rút về các căn cứ. Động thái này đã được các đại diện của Ukraine và NATO ủng hộ.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba nói với các nhà báo: "Ngoại giao đang tiếp tục phát huy tác dụng". Tuy nhiên, ông Kuleba nhấn mạnh rằng căng thẳng vẫn ở mức cao và Ukraine vẫn đang chờ Nga rút lực lượng còn lại.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng nhận xét tổ chức này lạc quan thận trọng về các tín hiệu từ Nga, nhưng cho biết ông chưa nhận thấy dấu hiệu thực sự của việc giảm leo thang xung quanh Ukraine.
Trong khi đó, các quan chức Nga tuyên bố việc họ rút quân là bằng chứng cho thấy phương Tây đã sai lầm khi đồn đoán về cuộc tấn công quân sự. Trong một tuyên bố ngày 15/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova nói: "Ngày 15/2/2022 sẽ đi vào lịch sử với tư cách là ngày tuyên truyền chiến tranh của phương Tây thất bại". Bà nói thêm rằng phương Tây đã "bị bẽ mặt và bị tiêu diệt mà không cần một phát súng nào".
Ngoại trưởng Anh nói nhầm khi đàm phán với Nga về căng thẳng Ukraine Điện Kremlin nói rằng Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã nhầm lẫn về mặt địa lý khi đàm phán với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về căng thẳng Ukraine. Ngoại trưởng Anh Liz Truss (Ảnh: Reuters). Reuters đưa tin, điện Kremlin ngày 11/2 đã viện dẫn vụ nhầm lẫn của Ngoại trưởng Truss khi đàm phán với người đồng cấp Nga Lavrov là...