Căng thẳng Nga-Ukraine leo thang vì khí đốt
Ukraine đã cảnh báo Nga rằng sẽ lãnh hàng loạt hậu quả nếu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Nga Gazprom ngừng cung cấp khí đốt thông qua lãnh thổ Ukraine.
“Nếu khí đốt không được cung cấp qua lãnh thổ Ukraine , nguy cơ về một cuộc xung đột toàn diện giữa Nga và Ukraine sẽ tăng lên. Các chính trị gia châu Âu cần phải hiểu không chỉ hậu quả về kinh tế xảy đến với Ukraine mà cả hậu quả địa chính trị có thể tác động đến toàn thế giới do vấn đề này” – ông Yuri Vitrenko, Giám đốc thương mại Tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukraine, trả lời kênh 112 Ukraine TV.
Thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Kiev và Moscow hiện tại sẽ hết hạn vào năm 2019. Tập đoàn Gazprom ngày 24-4 cho biết thỏa thuận này sẽ không được gia hạn dưới bất kỳ hình thức nào. Mặc dù tập đoàn của Nga vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục các hoạt động trung chuyển khí đốt, song họ khẳng định điều này chỉ có thể xảy ra nếu Ukraine tạo điều kiện thích hợp, RT cho hay.
“Giờ đây bóng đã nằm hoàn toàn ở bên sân Ukraine. Họ chắc chắn hiểu rõ sự hấp dẫn về kinh tế của một thỏa thuận như vậy” – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Gazprom Aleksandr Medvedev cho biết.
Một cuộc diễu hành ở Kiev kỷ niệm ngày bắt đầu biểu tình ủng hộ Liên minh châu Âu ở Ukraine năm 2013, còn gọi là Euromaidan.
Nga đang muốn cắt giảm đáng kể khối lượng khí đốt mà nước này đang trung chuyển qua Ukraine và tập trung vào việc vận chuyển khí đốt thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc giữa Nga và Đức dưới lòng biển Baltic.
Moscow nói rằng Kiev trong nhiều năm qua là một đối tác không đáng tin cậy. Nga cũng đang cho xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và trong tương lai sẽ cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống này. Đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đang trong quá trình xây dựng.
Video đang HOT
Theo Giám đốc điều hành Gazprom Aleksey Miller, một khi hai đường ống này được hoàn thiện, khối lượng khí đốt được trung chuyển qua Ukraine sẽ giảm 80% so với mức hiện tại. Ông cũng thêm rằng Gazprom không có ý định giúp đỡ Ukraine khôi phục nền kinh tế vào lúc này.
Theo Ngọc Như
Pháp luật TP.HCM
Nga cần Ukraine chuyển khí đốt sang châu Âu sau năm 2019
Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa với Ukraine sẽ gây sức ép để Nga phải dùng hệ thống vận chuyển khí Ukraine sang châu Âu.
Thông tấn TASS của Nga ngày 12/4 thông tin, Moscow đã sẵn sàng xác nhận với Liên minh châu Âu (EU) về việc họ sẽ sử dụng một phần hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine hiện nay sang châu Âu.
Nga có thể tiếp tục nhờ Ukraine vận chuyển khí đốt sang châu Âu khi Nord Stream-2 chưa hoàn thành.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, ông đã xác nhận với Phó Chủ tịch EU về việc nguồn cung cho người dân châu Âu sẽ tiếp tục được cung ứng đầy đủ sau năm 2019 bất chấp hiệu lực hợp đồng với Tập đoàn Năng lượng Ukraine - Naftogaz sẽ chỉ kéo dài đến hết năm 2019.
"Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu và thảo luận về nguồn cung khí đốt cho người tiêu dùng châu Âu trong bối cảnh hợp đồng có hiệu lực cho đến cuối năm 2019" - ông Novak nói.
Bộ trưởng Năng lượng Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi đã xác nhận rằng chúng tôi đảm bảo cung cấp năng lượng theo hợp đồng hiện tại cho người tiêu dùng châu Âu và không loại trừ việc sử dụng một phần cơ sở hạ tầng vận chuyện khí đốt của Ukraine sau năm 2019".
Sự khẳng định này của Bộ trưởng Năng lượng Nga cho phép Kiev kỳ vọng vào khoản tiền quá cảnh khí đốt qua lãnh thổ Ukraine sẽ không bị mất đi quá nhiều so với việc Nga sử dụng đường ống dẫn khí Nord Stream-2.
Dẫu vậy, ông Novak cho rằng, để đi đến một con số cuối cùng về việc Nga sẽ vận chuyển bao nhiêu khí đốt khi đi qua hệ thống dẫn khí của Ukraine thì cần có các điều kiện thương mại giữa Gazprom và Naftogaz.
"Nga sẵn sàng xem xét khả năng sử dụng hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine từ năm 2020 phải được ghi nhận theo các điều kiện khả thi và cạnh tranh. Quan điểm của Gazprom và Naftogaz về khả năng sẽ ký kết một hợp đồng như thế nào vào năm 2020 lại được đặt trong bối cảnh phán quyết của Tòa án Stokholm" - Bộ trưởng Novak khẳng định thêm rằng sẽ có một cuộc họp song phương để thống nhất các vấn đề này thêm nữa.
Bộ trưởng Novak xác nhận lại cam kết của Nga về việc cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua Ukraine nói riêng và đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng châu Âu nói chung trong bối cảnh hai Tập đoàn Gazprom và Naftogaz đang nảy sinh mâu thuẫn và đưa nhau ra kiện tụng. Trong khi Tòa án phán quyết Gazprom phải trả khoản tiền 2,58 tỷ USD cho Naftogaz và cung cấp 5 tỷ mét khối khí đốt/năm cho năm 2018, 2019 với mức giá tương ứng giá bán cho châu Âu.
Các tranh chấp hợp đồng giữa hai tập đoàn của Ukraine và Nga khiến người châu Âu phải gánh chịu hậu quả thiếu nguồn cung vào năm 2009, 2014. Điều đó khiến Nga tìm kiếm đường ống dẫn khí đốt mới Nord Stream-2 ít chịu ảnh hưởng của Ukraine để vào châu Âu.
Đương nhiên điều này khiến Ukraine, Ba Lan- các nước được quá cảnh khí đốt Nga từ lâu nay- phản đối, đồng thời lôi kéo dự án này lên Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu.
Dù không được quyền can thiệp nhiều tới dự án nhưng sự bất đồng của khối liên minh khiến EU và EC gây áp lực lên Đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã đón tiếp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và thay đổi quan điểm cho rằng dự án Nord Stream-2 không chỉ là một dự án kinh tế mà bị chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị.
Bà Merkel cũng đồng ý rằng đối với Ukraine, nền kinh tế lâu nay phụ thuộc nguồn thu vào việc quá cảnh khí đốt. Nếu quyết định xây dựng Nord Stream-2 được tiến hành sẽ giảm đi nguồn thu đáng kể của họ.
Phương án mà cả hai nhà lãnh đạo nhất trí là tác động tới phía Nga để tiếp tục duy trì một lượng khí đốt nhất định qua ngả Ukraine.
Thủ tướng Merkel muốn Ukraine giảm tông khi phản đối Nord Stream-2.
Động thái của bà Merkel được cho là nhằm tạo niềm tin cho Ukraine giảm bớt sự phản đối của họ vào dự án Nord Stream-2 mà Berlin đã ký kết với Moscow cùng các nhà đầu tư nước ngoài khác.
CEO của Tập đoàn Gazprom trước đó đã cho biết con số Gazprom có thể nhờ Ukraine vận chuyển là 10- 15 triệu mét khối khí/năm - một con số quá khiêm tốn so với 5 tỷ mét khối khí/năm vào thời điểm hợp đồng ký 10 năm trước.
Theo Huy Vũ
Báo Đất việt
Nga tính xây rào ngăn cách Ukraine và Crimea Tổng cục An ninh Liên bang Nga FSB đã mời các nhà thầu tham gia vào dự án xây dựng hàng rào dài 50km, cao 2m ngăn cách giữa Ukraine và Crimea để đảm bảo an ninh trong khu vực. Binh sĩ Ukraine tuần tra dọc hàng rào biên giới Ukraine - Nga. (Ảnh: Getty/AFP) TASS đưa tin, chi nhánh của FSB tại...