Căng thẳng leo thang, Google dọa cắt dịch vụ tìm kiếm tại Australia
Google dọa sẽ vô hiệu hóa công cụ tìm kiếm tại Australia nếu bị ép phải trả tiền tin tức cho các nhà xuất bản địa phương.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Australia hôm 22/1, Mel Silva, Giám đốc quản lý Google Australia và New Zealand, phản đối yêu cầu Google trả tiền cho các hãng thông tấn vì hiển thị một phần bài báo trên kết quả tìm kiếm. Theo nhà chức trách, ít nhất 94% tìm kiếm trên mạng tại Australia đều thông qua Google.
Trả lời trước hội đồng nghị sỹ, bà Silva cho biết: “Nếu bộ quy tắc này trở thành luật, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài dừng cung cấp Google Search tại Australia”. Bà miêu tả dự luật là “tiền lệ hoạt động và tài chính không thể chấp nhận được”.
Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định: “Chúng tôi không phản hồi với các lời đe dọa. Australia tạo ra quy định cho những việc bạn có thể làm tại Australia. Nó do Quốc hội và Chính phủ của chúng tôi thực hiện. Đó là cách mà mọi thứ hoạt động tại Australia”.
Facebook, một công ty khác là đối tượng của dự luật, cũng lên tiếng phản đối. Tại phiên điều trần, mạng xã hội lặp lại ý định xem xét cấm người Australia chia sẻ tin tức trên nền tảng nếu dự luật được thông qua.
Dự luật của Australia được thiết kế nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp truyền thông trong nước, vốn gặp khó khăn trong thích ứng với nền kinh tế số. Lập trường cứng rắn của Google hứng chịu sự chỉ trích của các nhà lập pháp tham dự điều trần. Thượng Nghị sỹ Andrew Bragg tố cáo công ty cố gắng “tống tiền” người Australia và các nhà hoạch định chính sách.
Video đang HOT
Trong khi đó, hôm 21/1, Google vừa ký thỏa thuận với các nhà xuất bản Pháp sau khi nhà chức trách thúc giục công ty trả tiền nội dung. Google đã ngừng hiển thị kết quả tìm kiếm của các nhà xuất bản châu Âu trên Google Search đối với người dùng Pháp từ năm 2020 để tuân thủ luật bản quyền.
Đường đến dự luật buộc Facebook, Google trả phí tin tức của Australia
Để đưa ra dự luật buộc Facebook, Google trả phí tin tức trình lên Quốc hội, Australia mất 3 năm để điều tra, khảo sát và tham vấn.
Vô cùng tham vọng và cần thiết!
Hôm 9/12, dự luật buộc Facebook, Google trả tiền cho các hãng truyền thông nếu sử dụng tin tức của họ được trình lên Quốc hội Australia. Nếu được thông qua, Australia sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc này. Hành động của Australia nhằm bảo vệ nền báo chí độc lập đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu. Facebook, Google... đều phản đối mạnh mẽ dự thảo, thậm chí Facebook còn đe dọa xóa sổ tin tức Australia ra khỏi nền tảng.
Giám đốc Ngân khố Australia Josh Frydenberg cho biết các hãng công nghệ lớn - hay còn gọi là Big Tech - phải đàm phán chi trả nội dung xuất hiện trên nền tảng với các nhà xuất bản và đài truyền thanh, truyền hình địa phương. Nếu không thể thống nhất thỏa thuận, một trọng tài do nhà nước chỉ định sẽ quyết định.
Trả lời phóng viên hôm 8/12, ông Frydenberg cho rằng: "Đây là cải cách vĩ đại, là đầu tiên trên thế giới. Thế giới đang dõi theo những gì đang diễn ra tại Australia. Luật của chúng tôi sẽ giúp bảo đảm quy tắc của thế giới ảo phản ánh quy tắc của thế giới thực và cuối cùng giúp thị trường báo chí bền vững".
Theo Reuters, để đưa ra dự luật trình lên Quốc hội, Australia mất 3 năm để điều tra, khảo sát và tham vấn. Từ lâu, Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) đã kêu gọi Chính phủ có hành động nhằm "kìm cương" Facebook, Google tại đây, bao gồm củng cố sức mạnh của Đạo luật Quyền riêng tư và trao cho người dân quyền lực mạnh hơn đối với việc thu thập, sử dụng thông tin của họ.
Tháng 7/2019, ACCC công bố báo cáo cuối cùng về các nền tảng số. Trong báo cáo dài 600 trang, ACCC khuyến nghị thành lập bộ quy tắc để giám sát quan hệ giữa Google, Facebook với những công ty truyền thông. Ông Frydenberg chỉ ra Google và Facebook cùng nhau chiếm 61% doanh thu quảng cáo trực tuyến bất chấp sử dụng phần lớn nội dung từ các hãng truyền thông. Theo Giám đốc Ngân khố Australia, có sự bất cân bằng giữa quyền đàm phán giữa Google, Facebook và truyền thông. Dù đó là báo in, phát thanh hay truyền hình, nội dung do nhà báo tạo ra và được các công ty truyền thông sở hữu lại hiển thị trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm mà hầu như không có thỏa thuận nào liên quan tới kiếm tiền từ dữ liệu và nội dung đó.
Tính đến thời điểm báo cáo được công bố, khoảng 19,2 triệu người Australia đang sử dụng Google Search, 17,3 triệu người dùng Facebook, 17,6 triệu người xem YouTube và 11,2 triệu người dùng Instagram.
Đến tháng 4/2020, Chính phủ Australia yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh phát triển bộ quy tắc bắt buộc để giám sát thỏa thuận thương mại giữa Big Tech và công ty truyền thông. Theo ông Frydenberg, nó sẽ giúp cân bằng cuộc chơi giữa Google, Facebook với truyền thông bằng cách buộc họ trả tiền cho nội dung mà truyền thông sản xuất. "Chỉ có thể công bằng khi người sáng tạo nội dung được trả tiền vì điều đó", ông nói.
Ban đầu, ACCC nhận nhiệm vụ phát triển bộ quy tắc tự nguyện, tuy nhiên, cơ quan này tư vấn cho Chính phủ rằng một thỏa thuận tự nguyện khó có thể xảy ra. Bộ quy tắc bắt buộc bao trùm những vấn đề như chia sẻ dữ liệu, xếp hạng nội dung tin tức, chia sẻ doanh thu phát sinh từ tin tức. Nó sẽ được thi hành thông qua các lệnh cấm, án phạt và bao gồm cả quy trình dàn xếp tranh chấp.
Các cuộc đàm phán về bộ quy tắc tự nguyện dự kiến diễn ra đến tháng 11 song dịch Covid-19 đã buộc Chính phủ hướng dẫn ACCC từ bỏ các nỗ lực trên và bắt tay vào bộ quy tắc bắt buộc. Bộ trưởng Truyền thông Australia Paul Fletcher nhận định Covid-19 khắc sâu nỗi đau tài chính của giới truyền thông khi doanh thu quảng cáo giảm sâu trên toàn ngành. Ông cho rằng các nền tảng kỹ thuật số phải làm nhiều hơn để tăng cường minh bạch về hoạt động đối với những nhà cung cấp nội dung và Australia cần một hệ sinh thái tin tức bền vững, mạnh mẽ.
Ngày 31/7, ACCC công bố dự thảo của bộ quy tắc bắt buộc và xin ý kiến công dân đến hết tháng 8. Ông Frydenberg cho biết bộ quy tắc sẽ tạo ra sân chơi cân bằng giữa Facebook, Google và truyền thông. Ông bày tỏ hi vọng hai hãng công nghệ Mỹ vẫn cung cấp dịch vụ tại Australia song phải chơi theo luật của nước này. Bộ Ngân khố sẽ quyết định nền tảng nào phải tuân thủ quy định, bắt đầu từ Facebook và Google. Theo Chủ tịch ACCC Rod Sims, quy tắc được thiết kế để đánh giá lại sau 1 năm, nếu không có hiệu quả sẽ được thay đổi.
Nguy cơ thực sự đối với Big Tech
Dự thảo sẽ phạt nặng các hãng công nghệ không tham gia đàm phán, có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Đây là nguy cơ thực sự đối với Big Tech. Dù vậy, không rõ Google và Facebook sẽ phải trả bao nhiêu cho các nhà xuất bản để sử dụng nội dung của họ. Quá trình đàm phán giữa Big Tech và báo chí kéo dài 3 tháng, tiếp đó là 45 ngày trọng tài, buộc hai bên phải chốt con số cuối cùng. Sau khi thống nhất, tiền sẽ được chi trả trong vòng 6 tháng sau khi luật thông qua.
Ngày 9/12, dự luật chính thức được trình lên Quốc hội Australia. Giám đốc quản lý Facebook Australia Will Easton cho biết công ty sẽ xem xét quy định và tham gia vào quá trình sắp tới của Quốc hội với mục tiêu đạt được khuôn khổ khả thi, hỗ trợ hệ sinh thái tin tức Australia. Đại diện Google từ chối bình luận vì chưa được xem bản cuối cùng của dự luật. Trước đó, Facebook đe dọa sẽ cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức nếu dự luật được thông qua.
Trong bài blog đăng tối muộn ngày 31/8, Campbell Brown, Giám đốc đối tác tin tức toàn cầu của Facebook, nói rằng Australia chỉ cho họ 2 lựa chọn: Loại bỏ tin tức hoàn toàn hoặc chấp nhận hệ thống mà trong đó các nhà xuất bản có thể tính phí bao nhiêu nội dung mà họ muốn với mức giá không có giới hạn rõ ràng. "Thật không may, không doanh nghiệp nào có thể vận hành theo cách ấy", bà khẳng định.
"Giả định dự thảo trở thành luật, chúng tôi không còn cách nào khác ngoài dừng cho phép nhà xuất bản và người dùng tại Australia chia sẻ tin tức địa phương và quốc tế trên Facebook và Instagram", nữ giám đốc Facebook tiếp tục.
Cho tới gần đây, hầu hết các nước đều đứng bên lề quan sát việc doanh thu quảng cáo từ báo chí chảy sang các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Các hãng truyền thông đối mặt với doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới sa thải và đóng cửa. Song các nhà chức trách cũng bắt đầu thử sức kìm hãm hai đại gia công nghệ Mỹ. Vào tháng 10, Google tiết lộ kế hoạch trả 1 tỷ USD cho các nhà xuất bản toàn cầu để dùng tin tức của họ trong 3 năm tới. Sản phẩm mới của Google có tên Google News Showcase sẽ ra mắt đầu tiên tại Đức. Google tháng trước cũng cho biết đã ký thỏa thuận bản quyền với 6 tờ báo, tạp chí của Pháp.
Nhận xét về dự luật, Denis Muller của Trung tâm Báo chí tiến bộ thuộc Đại học Melbourne (Australia) cho rằng nó "vô cùng tham vọng và cần thiết". Theo ông, việc mạng xã hội sử dụng tin tức để mở rộng độ tiếp cận là hành vi rất không công bằng, gây tổn hại đến nền dân chủ. Trong khi đó, Chủ tịch điều hành Tập đoàn News Corp Australia Michael Miller đánh giá luật là "bước tiến đáng kể trong chiến dịch thập kỷ nhằm đạt sự công bằng trong quan hệ giữa các hãng tin tức Australia với các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu". Vào tháng 5, News Corp phải đình bàn hơn 100 tờ báo in vì doanh thu quảng cáo giảm.
So với dự thảo đưa ra hồi đầu năm, phiên bản cuối có một vài thay đổi. Đó là Facebook và Google được phép tham gia vào đàm phán giá trị mỗi click dẫn đến trang tin từ nền tảng của họ. Ông Frydenberg cũng bổ sung danh sách những công ty truyền thông mà Big Tech phải đàm phán, đó là đài truyền hình Australian Broadcasting Corp, SBS, News Corp, Nine Entertainment...
Những từ khóa tìm kiếm Google tạo hiệu ứng lạ mắt Trang kết quả tìm kiếm của Google có thể tạo hiệu ứng hình ảnh lạ mắt đối với một số từ khóa người dùng nhập vào, ví dụ như quay nhào lộn, hoặc tạo chữ nhấp nháy. Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ thấy công cụ tìm kiếm của Google không hề đơn điệu. Trang kết quả tìm kiếm của Google có...