Căng thẳng lại gia tăng tại địa giới Kosovo-Serbia
Ngày 28/9, Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế do NATO đứng đầu ở Kosovo (KFOR) đã tăng cường các biện pháp an ninh tại Jarinje, miền Bắc Kosovo.
Người Serbia đốt cháy cửa khẩu ở biên giới. (Nguồn: Internet)
Trước đó một ngày, khu vực này đã xảy ra đụng độ giữa KFOR và hàng chục người Serbia khiến ít nhất 11 người bị thương,
Video đang HOT
Một nhóm khoảng 50 binh sỹ người Đức trong thành phần KFOR với các xe bọc thép đã được điều đến thị trấn Mitrovica, trong khi xung quanh khu vực trạm kiểm soát Jarinje trên địa giới hành chính giữa Kosovo và Serbia, người ta đã dựng các hàng rào cao bằng dây thép gai và bao cát.
Vụ đụng độ nói trên xảy ra khi binh sỹ KFOR đang cố gắng dỡ bỏ các chướng ngại vật tại khu vực Jarinje, do người Serbia dựng lên nhằm cản trở hoạt động của các trạm hải quan và cảnh sát của chính quyền Kosovo, thì bị một nhóm người Serbia ném đá và lực lượng này đã sử dụng đạn cao su và hơi cay để đáp trả.
Chính quyền Serbia và Nga đã lên tiếng yêu cầu NATO tiến hành điều tra vụ việc trên, trong đó lưu ý đến cáo buộc binh sỹ KFOR đã nổ súng bắn vào đám đông dân thường.
Tình hình trên địa giới hành chính giữa Serbia và Kosovo đã trở nên căng thẳng kể từ giữa tháng Chín này, khi chính quyền Kosovo triển khai nhân viên hải quan và cảnh sát tại hai trạm kiểm soát Jarinje và Brnjak, nơi mà vào tháng Bảy vừa qua, chính quyền Kosovo đã dùng vũ lực để chiếm đoạt.
Lực lượng KFOR được triển khai tại Kosovo từ mùa Hè năm 1999 theo Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sau khi cuộc không kích Serbia do NATO tiến hành kéo dài 78 ngày đêm, chấm dứt.
Lực lượng này có nhiệm vụ ngăn ngừa việc tái diễn các hành động quân sự và duy trì an ninh tại Kosovo – tỉnh ly khai của Serbia đã đơn phương tuyên bố độc lập hồi tháng 2/2008 với sự ủng hộ của Mỹ và các nước phương Tây./.
Theo TTXVN
Serbia phản đối việc kiểm soát địa giới với Kosovo
Ngày 13/9, Serbia cảnh báo bạo lực có thể bùng phát nếu Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) phối hợp với chính quyền tỉnh Kosovo triển khai cảnh sát và nhân viên hải quan tại địa giới giữa phần lãnh thổ còn lại của Cộng hòa Serbia với tỉnh đơn phương tuyên bố độc lập này.
Tổng thống Serbia Boris Tadic. (Nguồn: Internet)
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Serbia Boris Tadic cho biết ông đã được thông báo về kế hoạch trên qua các kênh ngoại giao, đồng thời khẳng định Belgrade cũng sẽ sử dụng kênh này để phản đối.
Theo ông Tadic, kế hoạch triển khai lực lượng cảnh sát và nhân viên hải quan phối hợp là hành động thiếu trách nhiệm và là cách hành xử nguy hiểm. Belgrade không chấp nhận một giải pháp như vậy bất chấp sức ép từ bên ngoài. EU đang gây sức ép buộc Belgrade điều chỉnh mối quan hệ với Pristina nếu muốn gia nhập tổ chức này.
Ông Tadic nhấn mạnh bất kỳ người nào thực hiện những hành động đe dọa sinh mạng của người khác phải nhận thức rõ hậu quả của hành động đó. Ông kêu gọi đối thoại về vấn đề này và khẳng định đã phản ánh lập trường của Belgrade lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Bạo lực từng bùng phát hồi tháng 7 vừa qua tại khu vực phía Bắc tỉnh Kosovo, nơi có đông người Serbia sinh sống, sau khi các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm Kosovo tìm cách chiếm 2 cửa khẩu khu vực do tranh cãi với Belgrade về vấn đề xuất khẩu.
Diễn biến này dẫn đến việc NATO triển khai 6.000 nhân viên gìn giữ hòa bình đến Kosovo để ổn định tình hình. Sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình NATO tại Kosovo sẽ hết hạn vào ngày 16/9 tới, trong khi chính quyền tỉnh này muốn phối hợp với cảnh sát EU và lực lượng gìn giữ hòa bình NATO thiết lập ít nhất một "khung" cảnh sát và hải quan tại địa giới giữa Serbia và tỉnh Kosovo.
Một quan chức EU giấu tên có quan hệ mật thiết với tiến trình trên tiết lộ EU cần tái lập sự kiểm soát tình hình ở Kosovo và từ lâu đã muốn tìm kiếm một giải pháp có thể giúp bình thường hóa tình hình tại đây.
Phản ứng trước kế hoạch trên, người Serbia ở khu vực phía Bắc tỉnh Kosovo tối 13/9 đã chặn một đoàn xe chở binh lính Đức thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình NATO đến địa giới giữa Serbia và tỉnh Kosovo.
Trong khi đó, người Serbia ở thành phố Mitrovica ở khu vực này dùng xe buýt, đá và xe tải làm chướng ngại vật, thách thức kế hoạch phối hợp giữa EU, NATO và chính quyền Kosovo.
Tỉnh Kosovo, có phần đông dân số là người Albania, đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia từ năm 2008. Từ đó đến nay có hơn 80 nước trên thế giới công nhận độc lập cho Kosovo, trong khi Serbia tuyên bố không từ bỏ cuộc đấu tranh nhằm duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và sẽ không đánh đổi Kosovo vì mục tiêu gia nhập EU./.
Theo TTXVN
Ngoại trưởng Serbia: Bắc Kosovo như thùng thuốc súng Ngày 29-7, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về đối ngoại Catherine Ashton thông báo nhà thương lượng của EU Robert Cooper sẽ đến Kosovo trong những ngày tới để thúc đẩy Kosovo và Serbia ngồi vào bàn đàm phán. Hôm trước đó, tình hình đã lắng dịu ở phía bắc nước cộng hòa tự phong Kosovo. Hôm 26-7, khoảng 200 người...