Căng thẳng kéo dài, nguy hại tới đâu?
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người về thể chất lẫn tinh thần. Nếu để stress kéo dài, không điều trị, stress sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
Stress hay còn được biết tới là việc căng thẳng thần kinh, đây thực chất là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần gây ra. Nếu căng thẳng xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ gây tác động xấu. Căng thẳng có liên quan đến đau đầu, bụng, lưng và khó ngủ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh.
Anh T (quận Đống Đa, Hà Nội) gần đây tâm trạng luôn mệt mỏi, mặt tái nhợt, mắt thâm quầng, anh T cho biết từ khi được thăng chức và nhận dự án mới anh phải làm việc với cường độ cao hơn, áp lực lớn hơn nên mỗi đêm chỉ ngủ 3 – 4 tiếng. Khi dự án đã hoàn thành, dù đi ngủ sớm, anh vẫn trằn trọc mãi không ngủ được. Gần đây anh lại thấy tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng, mỗi ngày sau đó rất mệt mỏi, khó tập trung công việc, dễ cáu gắt, hay quên, hay nhầm lẫn và đau đầu.
Áp lực cuộc sống và công việc, học tập dễ khiến nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng. Nếu không có sự điều chỉnh sẽ dễ trở thành bệnh lý nguy hại cho sức khỏe.
Không giống như anh T, nhưng chị H (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đang rất lo lắng khi cô con gái đang học năm cuối của bậc học phổ thông thời gian gần đây có những biểu hiện lạ và phản ánh với chị là không thể nào ngủ được. Chị H cho biết: “Gần đây con gái tôi cứ kêu đau đầu, học không vào, đêm bắt đi ngủ thì kêu không ngủ được, dậy học bài chắc lo lắng sắp thi. Nhưng qua kỳ thi cũng không ngủ sớm, chơi điện thoại đến khuya, sáng ra thường xuyên dậy muộn, ngáp ngắn ngáp dài. Ngày lên lớp thì cô giáo bảo hay ngủ gật và thiếu tập trung, học hành sa sút”.
Trên thực tế những trường hợp như của anh T hay con gái chị H không khó bắt gặp trong cuộc sống hiện đại. Một nghiên cứu khoa học từ trường ĐH Y Harvard được công bố trên tạp chí Neurology cho thấy, người bị stress sẽ có khối lượng não bị teo nhỏ, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và giải quyết vấn đề. Căng thẳng, stress được nhiều bác sĩ gọi là “kẻ hại chết người thầm lặng” gây nên chứng đau đầu, rối loạn giấc ngủ… Đồng thời, stress còn có thể là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, thậm chí là ung thư.
Còn tại Việt Nam, theo PGS.TS Nguyễn Văn Liệu, cố vấn chuyên môn Khoa Thần kinh, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, những người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ lên đến 83%. Nguy hại hơn, người trẻ dưới 35 tuổi nếu để tình trạng mất ngủ kéo dài, nguy cơ đột quỵ gấp 8 lần người bình thường. “Mất ngủ hoặc khó ngủ chính là biểu hiện đầu tiên cho biết bạn đang bị stress kéo dài”, PGS Liệu cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo PGS Nguyễn Văn Liệu, để điều trị giảm stress, cần kết hợp thay đổi lối sống, tư vấn bác sĩ, thư giãn và kiểm soát căng thẳng. Khi đã loại trừ các nguyên nhân bệnh gây ra các triệu chứng và xác định các yếu tố liên quan đến stress, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp giảm căng thẳng phụ thuộc vào tính cách và lối sống, bao gồm: Tập thể dục thường xuyên, duy trì thói quen ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh, cần kiểm soát cảm xúc, cần có những phản hồi với thay đổi của cơ thể. Tập yoga hoặc các hình thức tương tự như thiền cũng là một giải pháp được nhắc tới. Ngoài ra, có thể tiến hành châm cứu hay tư vấn với các chuyên gia sức khỏe tâm thần khi cần thiết, đặc biệt là chỉ can thiệp y tế cho bất kỳ vấn đề sức khỏe nào được phát hiện.
Thủy Liên
Theo PLXH
Dấu hiệu tăng cân bất thường "báo động" vấn đề sức khỏe
Mặc dù đã kiểm soát khẩu phần ăn uống trong ngày nhưng bạn vẫn gặp phải tình trạng tăng cân bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể.
Căng thẳng kéo dài
Nếu cơ thể bạn thường xuyên gặp lo lắng, căng thẳng thì hormone cortisol sẽ sản sinh ra nhiều, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây tích tụ chất béo. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài thì cân nặng và mỡ bụng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.
Do đó, bạn nên điều tiết lại các hoạt động trong ngày để hạn chế nguy cơ gây dư thừa hormone cortisol, gây tăng cân bất thường trong cơ thể.
Cơ thể thiếu chất
Khi cơ thể của bạn không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết thì khả năng hấp thụ sẽ trở nên kém hơn. Đặc biệt, nếu cơ thể không được nạp đủ magie, sắt hay vitamin D cũng có thể gây ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và làm tăng khả năng tích tụ mỡ thừa.
Để tránh tăng cân không mong muốn, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn trong ngày bằng cách tiêu thụ đủ các loại thực phẩm giàu những chất dinh dưỡng kể trên để giúp quá trình trao đổi chất làm việc tốt hơn.
Mắc bệnh về tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến hình bướm ở cổ có trách nhiệm tiết ra một homrone điều hòa sự trao đổi chất và nếu bạn có tuyến giáp hoạt động kém thì sự chuyển hóa có thể chậm lại, từ đó kích thích tăng cân.
Tăng cân chính là một trong những biểu hiện cảnh báo tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải một số biểu hiện đi kèm như mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sưng cổ, thân nhiệt cơ thể thay đổi bất thường... Lúc này, đừng chủ quan mà hãy đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa nắm vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời còn hạn chế chất béo dư thừa tích tụ. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề thì nó có thể gây cản trở việc tiêu hóa, đồng thời làm chất béo tích tụ nhiều, gây thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng về tiêu hóa khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu...
Triệu chứng tiền mãn kinh
Giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ mãn kinh (hay còn gọi là tiền mãn kinh, có thể bắt đầu ở phụ nữ vào khoảng giữa tuổi 30, nhưng thường bắt đầu ở tuổi 40), thường kích thích các hormone, ví dụ như estrogen tăng và giảm không đồng đều. Theo tiến sĩ Jampolis, điều này cũng có thể dẫn đến tăng cân ở một số phụ nữ. Các dấu hiệu khác của thời kì tiền mãn kinh bao gồm: Chu kì kinh nguyệt thất thường, người nóng ran, thay đổi tâm trạng, và thay đổi ham muốn "chăn gối"...
Thời kì tiền mãn kinh với những thay đổi cơ thể là điều không thể tránh khỏi cùng với tuổi tác. Nó có thể kéo theo những hậu quả khác là mất khối lượng cơ và tăng mỡ. Vì vậy, nếu bạn chưa đến tuổi tiền mãn kinh mà gặp các triệu chứng như trên thì nên nói chuyện với bác sĩ để được điều trị.
Thảo Nguyên
Theo WHM, RD/kienthuc
Bụi mịn có thể đi vào máu, làm tăng ung thư, giảm tuổi thọ Bụi PM2.5 có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong máu và làm giảm tuổi thọ. Bụi PM2.5 xâm nhập vào máu Trong suốt nhiều ngày qua, chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội luôn ở mức xấu, có những thời điểm AQI lên xấp xỉ 300, ngoài trời mịt mờ, đặc...