Căng thẳng cho con vào… lớp 1
Thời điểm này, phụ huynh có con vào lớp 1 tại Hà Nội đang sốt ruột ngóng chờ thông tin tuyển sinh của các trường có tiếng trên địa bàn như Thực nghiệm, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu…
Phụ huynh đang tìm hiểu các khoản phí của Trường Marie Curie năm nay tuyển sinh thêm cấp tiểu học – Ảnh: Ngọc Thắng
Mặc dù Bộ GD-ĐT luôn khẳng định không cho phép các trường tổ chức thi tuyển vào lớp 1 nhưng năm nay, những trường từng phải tuyển sinh vào lớp 1 bằng cách thi tuyển vẫn chưa tìm ra phương thức nào khác, vì nhu cầu vào trường của học sinh vượt quá xa khả năng đáp ứng. Vì vậy, mỗi trường có một tên gọi khác nhau nhằm làm “nhẹ” đi hình thức tuyển sinh, như: kiểm tra xét tuyển và khám sức khỏe; trắc nghiệm; đo nghiệm… nhưng thực chất ẩn sau đó vẫn là một cuộc thi tuyển đầu vào không kém phần gắt gao.
Năm nay, Trường tiểu học Lý Thái Tổ là trường đầu tiên xét tuyển vào lớp 1 trong hai ngày 19-20.4, thông qua hình thức “khám sức khỏe và kiểm tra nhận thức, năng khiếu”. Với số lượng dân cư ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (nơi trường đóng) rất lớn trong khi khả năng tuyển sinh của trường hạn chế vì cơ sở khá nhỏ bé nên phụ huynh đều hiểu để con vào học được trường này không dễ như… những dòng thông báo đơn giản trên.
Trường tiểu học Nguyễn Siêu cũng là trường có lịch tuyển sinh ngay khi năm học cũ chưa kết thúc. Đại diện của trường này cho hay việc phát hành và tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 được tiến hành đến ngày 18.4 với số lượng không hạn chế. Theo dự kiến, việc tuyển sinh sẽ diễn ra thành hai đợt trong hai ngày 26 và 27.4. Trường không tuyển sinh theo ca như các trường khác mà cho các cháu dự tuyển đến trải nghiệm cả ngày tại trường với hình thức bán trú. Nhà trường tuyển sinh khoảng 10 lớp 1 với 220 học sinh, nhưng các năm trước, số lượng đăng ký dự tuyển thường gấp 3-4 lần chỉ tiêu cho phép.
Chính vì vậy, năm ngoái Trường Nguyễn Siêu đã “gây sốt” trong dư luận khi thông báo tiêu chuẩn học sinh vào lớp 1 phải đạt đủ… “4A”: toán, tiếng Việt, tiếng Anh, sức khỏe đều đạt loại A mới đủ tiêu chuẩn vào trường. Có học sinh bị trượt chỉ vì sức khỏe loại… B.
Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm thì khiến phụ huynh sốt ruột khi đến giờ này chưa có thông báo gì về việc tuyển sinh. Trao đổi với Thanh Niên, đại diện trường này cho biết, cuối tháng 4 trường mới bán hồ sơ và khoảng giữa tháng 6 mới tuyển sinh. Đây cũng là trường nổi tiếng về độ khó trúng tuyển.
Video đang HOT
Trường tiểu học Thực nghiệm, (trực thuộc Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD-ĐT) được xem là mối quan tâm lớn nhất của các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 từ trước đến nay. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhà trường chưa phát đi bất cứ thông tin gì về việc tuyển sinh.
Nguồn tin của Thanh Niên cho hay, năm nay Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu trường này áp dụng phương án tuyển sinh muộn để tránh gây căng thẳng. Thời điểm tuyển sinh dự kiến sẽ được áp dụng sau khi các trường tiểu học công lập trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành tuyển sinh xong, nghĩa là khoảng giữa tháng 7. Lúc đó, hầu hết học sinh đã có chỗ học nên Bộ GD-ĐT hy vọng phương án tuyển sinh muộn của trường sẽ giúp loại bớt số thí sinh ảo.
Đại diện của trường Thực Nghiệm khuyến cáo: “Vì quyền lợi của con em mình, phụ huynh nên cân nhắc kỹ trước khi nộp đơn xin học, vì khả năng tiếp nhận các em vào trường rất hạn chế trước nhu cầu quá lớn”.
Phụ huynh hoang mang khi những yêu cầu đặt ra của các trường “điểm” trên khá chung chung, như kiểm tra sức khỏe, khả năng vận động, khả năng quan sát, khả năng tư duy, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khả năng tưởng tượng, khả năng ghi nhớ…
Trên diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ, một phụ huynh than thở: “Nghĩ mà buồn, các con vào lớp 1 mà sao khó thế nhỉ? Nhà mình cậu anh đang là học sinh của Trường Nguyễn Siêu nhưng nếu cậu em năm nay thi không đỗ thì lại phải học trường khác, bất tiện đủ đường”.
Theo TNO
Dạy ngoại ngữ không đúng khiến trẻ sợ sệt khi vào lớp 1
"Cho trẻ làm quen với ngoại ngữ không phù hợp sẽ tạo áp lực, gò bó, gây mệt mỏi về thể lực, tinh thần và đặc biệt là sự chán chường, sợ sệt với các hoạt động học tập khi trẻ vào lớp 1", Vụ phó Giáo dục Mầm non cho hay.
Bà Phan Lan Anh, Vụ phó Giáo dục Mầm non cho rằng lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là chủ đạo.Ảnh: VOV.
Trao đổi với VnExpress, bà Phan Lan Anh, Vụ phó Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) phân tích, ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là chủ đạo. Vì vậy, khác với giờ dạy học ở tiểu học, mọi hoạt động học cho trẻ mẫu giáo đều được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi, không có kiểm tra, sát hạch, không có bài tập về nhà, không quá nghiêm ngặt về thời gian và linh hoạt giữa động và tĩnh.
"Việc dạy học ngoại ngữ ở mầm non theo kiểu phổ thông hóa như một số cơ sở giáo dục thực hiện trong thời gian qua không phù hợp với đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ", bà Lan Anh nói.
Theo bà, học ngoại ngữ ở độ tuổi mầm non chỉ dừng ở mức độ cho trẻ làm quen với ngôn ngữ mới, vui sướng khi được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, góp phần phát triển tư duy và tăng khả năng giải quyết vấn đề, nâng cao tính tự tin trong giao tiếp...
Để hoạt động đạt hiệu quả cần đáp ứng các điều kiện về nội dung chương trình, về trình độ, năng lực ngoại ngữ và phương pháp sư phạm của giáo viên hướng dẫn, về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Nội dung chương trình cần phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ (phát triển về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ), được sở GD&ĐT thẩm định và cho phép sử dụng.
Giáo viên hướng dẫn co băng tôt nghiêp cao đăng sư pham ngoai ngư (hoăc cao đăng ngoai ngư) trơ lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và đươc bôi dương vê nghiệp vụ sư phạm mầm non.
Việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ không phù hợp sẽ tạo cho trẻ áp lực, trẻ cảm thấy bị ép buộc, gò bó, không hứng thú. Ảnh: Hải Duyên.
Trước đó, ngày 18/2, Bộ Giáo dục ban hành văn bản số 694 yêu cầu các Sở kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ sở giáo dục mầm non dạy ngoại ngữ khi chưa có đủ điều kiện cho phép. Nguyên nhân do một số trường tổ chức dạy ngoại ngữ cho trẻ co thu tiền của phụ huynh nhưng không đam bao chât lương va hiêu qua. Giáo viên chưa có nghiệp vụ sư phạm; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ... gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ va việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
"Việc tổ chức làm quen với ngoại ngữ không phù hợp sẽ tạo cho trẻ áp lực, không hứng thú, gây mệt mỏi về thể lực, tinh thần và đặc biệt là sự chán chường, sợ sệt với các hoạt động học tập khi trẻ vào lớp 1", Vụ phó Giáo dục Mầm non nói.
Theo bà Lan Anh, Bộ Giáo dục đã làm việc với một số chuyên gia trong và ngoài nước. Tất cả đều không phủ nhận về vai trò của ngoại ngữ và khả năng tiếp cận với ngoại ngữ của trẻ em, nhưng để đạt được hiệu quả như mong muốn thì phải dựa trên căn cứ khoa học về đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi.
Việc cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ phải xuất phát từ cảm xúc thực của trẻ chứ không phải ép buộc, đươc thưc hiên một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái thông qua các trò chơi, bài hát, tranh ảnh, truyện kể ngắn phù hợp với đặc điểm nhận thức và kinh nghiệm... nhằm tao niềm vui, hứng thú cho trẻ khi được làm quen với một ngôn ngữ mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đồng tình với quan điểm của Bộ GD&ĐT, chỉ nên cho trẻ làm quen với ngoại ngữ khi cơ sở giáo dục có đủ điều kiện cho phép.
Theo GS Thuyết, trẻ có thể học nhiều ngôn ngữ cùng lúc chứ không chỉ một tiếng mẹ đẻ. Để làm được điều đó thì phải có mục tiêu. Hơn nữa học ngoại ngữ phải có điều kiện, môi trường giao tiếp tự nhiên.
"Còn phụ huynh Việt Nam phần lớn muốn con học để biết ngoại ngữ. Trong điều kiện không có môi trường giao tiếp thì cũng giống như leo cột mỡ, chỉ leo lên leo xuống, chi bằng để các cháu lên lớp 3 khi đã vững về tiếng Việt thì mới học thì sẽ tốt hơn, không nhất thiết phải học khi chưa vững tiếng mẹ đẻ như thế", GS Thuyết phân tích.
Theo VNE
Ba đề Toán lớp 1 khiến người lớn đau đầu Những đề Toán này đã tạo nên cuộc tranh luận gay gắt của người lớn trên các trang mạng xã hội. Đề Toán oái oăm Đầu tháng 4, trên mạng xã hội xuất hiện một bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012-2013 của một học sinh nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng....