Căng sức chạy đua vào lớp 10
Học sinh lớp 9 trên địa bàn TP.HCM đang tăng tốc ôn tập, luyện đề thi, chạy nước rút cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ diễn ra ngày 16 và 17-7. Năm học này có hơn 96.000 học sinh (HS) lớp 9 tốt nghiệp THCS, trong khi đó tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập hơn 66.000 HS. Vì vậy, cuộc đua càng trở nên căng thẳng.
Thầy trò “vắt chân lên cổ”
“Lịch học của em dày đặc từ sáng đến chiều. Hầu như ngày nào em cũng phải đi học” – Nguyễn Cao Nhật An, HS lớp 9/1, Trường THCS Lữ Gia, quận 11, nói về kế hoạch ôn thi tuyển sinh 10.
Nhật An cho biết ngoài học trên trường, em còn đi học thêm ba môn văn, toán, ngoại ngữ bên ngoài. Có những ngày em đi học từ 6 giờ 30 sáng đến 21 giờ tối, chưa kể thời gian ôn tại nhà. Một tuần, chỉ riêng thứ Ba em không đi học thêm.
Không chỉ HS, thời gian này giáo viên (GV) các trường cũng đang gồng mình để vừa hoàn thành chương trình theo đúng tiến độ, vừa có thời gian ôn luyện tuyển sinh.
Thầy Nguyễn Kim Hùng, GV Trường THCS Lữ Gia, quận 11, chia sẻ năm học này quá cập rập. Do dịch COVID-19, HS nghỉ học quá nhiều. Mặc dù trong thời gian đó trường có triển khai dạy online nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Chương trình đã được Bộ GD&ĐT giảm tải để phù hợp nhưng đi học lại GV vẫn phải dành thời gian để hệ thống hóa lại kiến thức. Sau đó, GV vừa dạy theo chương trình, vừa dành thời gian để ôn luyện cho các em.
“Việc ôn thi vào lớp 10 hơi chật vật vì thời gian gấp rút trong khi có quá nhiều việc cần phải giải quyết. Thời gian này, các em đang ôn tập để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ 2 sẽ diễn ra ngày 15-6, sau đó mới tập trung cho kỳ thi tuyển sinh 10. Hiện đề ôn tập tôi ra giống đề tuyển sinh 10 để các em có cơ hội làm quen dần” – thầy Hùng nói thêm.
Tương tự, thầy Võ Kim Bảo, GV Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, nói: “Từ khi HS đi học trở lại, tôi quay cuồng trong công việc. Hai tuần đầu tiên, tôi tập trung rà soát kiến thức học online. Những tuần tiếp theo, tôi vừa cố gắng đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành chương trình, vừa tăng cường ôn luyện. Tôi vừa cho HS hệ thống kiến thức bằng cách lập sơ đồ, bảng biểu, vừa xây dựng chuyên đề phù hợp. Thời gian rảnh, tôi cũng sưu tầm, tự làm những bộ đề mới để các em có cơ hội rèn luyện nhiều hơn”.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Lữ Gia, quận 11 trong một tiết học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Tổ chức thi thử, tăng tiết, phân chia trình độ
Video đang HOT
Đây là giai đoạn nước rút nên các trường đều triển khai nhiều giải pháp để HS có thể đạt được kết quả cao nhất.
Ông Bùi Thành Đức, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lữ Gia, quận 11, cho hay ngay khi HS quay lại, trường đã chỉ đạo cho các bộ môn tận dụng các tiết buổi hai vừa dạy vừa ôn tập cho các em. Ngoài ra, các tổ phải có kế hoạch soạn những bộ đề luyện thi lớp 10 để các em rèn luyện.
“Sau ba tuần đi học trở lại, nhà trường đã tổ chức thi thử nhưng không lấy điểm” – ông Đức nói và cho biết kỳ thi được tổ chức với mục đích đánh giá năng lực HS cũng như là cơ sở để nhà trường tiến hành họp phụ huynh tư vấn nguyện vọng.
“Kết quả thi khá thấp nhưng không quá bất ngờ. Vì thời điểm các em thi mới học xong chương trình, chưa có thời gian rèn luyện. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tổ chức thi để các em thấy rằng đề thi rất khó, không được chủ quan, tự lượng sức mình để chọn lựa nguyện vọng sao cho phù hợp. Căn cứ vào kết quả thi, GV các bộ môn sẽ có kế hoạch cụ thể để củng cố lại những phần các em còn yếu, tăng cường ôn tập thêm cho các em” – ông Đức nhấn mạnh.
Trong khi đó, tại Trường THCS An Lạc, quận Bình Tân, ngay khi HS trở lại trường nhà trường đã quyết định tăng tiết đối với HS khối 9.
Bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trước đây thứ Bảy các em sẽ tham gia các câu lạc bộ. Tuy nhiên, với tình hình thời gian eo hẹp, nhà trường đã cắt bỏ các hoạt động câu lạc bộ đối với HS khối 9. Thay vào đó, vào ngày này các em sẽ học tăng cường thêm năm tiết, trong đó toán hai tiết, văn hai tiết, tiếng Anh một tiết.
Tại Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, nhà trường đã quyết định tăng tiết đối với ba môn thi bắt buộc của HS lớp 9 khi các em đi học trở lại.
Hiện HS lớp 9 đã thi học kỳ 2, trường sẽ dành một tuần để các em hoàn thành điểm các môn. Đến giữa tháng 6, các em sẽ đổi thời khóa biểu, chuyển qua học tập trung vào ba môn thi. Mỗi lớp sẽ có chuyên đề và giáo án riêng. Đối với lớp khá, giỏi sẽ tăng cường bồi dưỡng đề nâng cao, còn lớp yếu tập trung hoàn thiện kiến thức, kỹ năng.
Cùng quan điểm, thầy Phạm Đăng Khoa, GV Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, cũng cho rằng trong thời gian tới, thầy sẽ phân dạng bài tập và phân chia trình độ để ôn tập. Đối với những HS yếu, tập trung vào dạng bài căn bản, những em khá hơn sẽ làm thêm những bài toán thực tế, còn những em giỏi tăng cường rèn luyện những bài nâng cao.
Cẩn trọng khi điều chỉnh nguyện vọng
Ngày 4-6, Sở GD&ĐT đã phổ biến số liệu tổng hợp ban đầu về số HS đăng ký nguyện vọng 1 vào từng trường.
Từ ngày 5 đến trước 16 giờ ngày 12-6, phụ huynh HS và HS có thể điều chỉnh nguyện vọng.
HS đăng ký ba nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào lớp 10 các trường THPT công lập phù hợp với năng lực học tập của bản thân, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi đã trúng tuyển và giảm áp lực giao thông theo chủ trương của TP.
Sở GD&ĐT TP.HCM
Học sinh không đậu THPT công lập nên chọn hướng đi nào?
Nếu không đủ khả năng đỗ trường công hay tiềm lực tài chính vào trường tư, học sinh tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn mô hình giáo dục trung cấp.
Theo đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM, do thời gian nghỉ dịch kéo dài nên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ được tổ chức trong hai ngày 16/7 và 17/7, trễ hơn 1,5 tháng so với năm trước. Năm nay, thành phố có gần 100.000 học sinh lớp 9 dự kiến tốt nghiệp THCS. Các trường công lập sẽ tuyển khoảng 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10.
Với kỳ vọng đậu vào các trường THPT công lập, không ít học sinh dễ rơi vào trạng thái áp lực. Còn các bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng nếu con không đậu vào trường công lập và không có đủ điều kiện để theo học trường tư.
Theo nhiều chuyên gia, bố mẹ không nên quá căng thẳng. Sau khi tốt nghiệp, ngoài học tiếp cấp 3, trẻ còn nhiều con đường tốt khác để lựa chọn, một trong số đó là học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở hệ trung cấp. Không ít bạn trẻ đã chứng minh học trung cấp nghề sớm là một lựa chọn sáng suốt.
Trong đó, các ngành dịch vụ như nấu ăn, hướng dẫn du lịch, quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ giải trí và tổ chức sự kiện... được nhiều bạn trẻ theo học. Các ngành này đều có ưu điểm là thời gian đào tạo ngắn và mang lại nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.
Nếu tốt nghiệp THPT mới theo học trung cấp, học sinh phải mất tổng cộng 5 năm mới lấy được bằng. Trong khi đó, học sinh theo học trung cấp ngay sau tốt nghiệp THCS chỉ cần 3 năm.
Ngày càng nhiều bạn trẻ chọn học trung cấp bởi lợi thế rút ngắn thời gian và cơ hội việc làm tốt.
Tại Trung cấp Việt Giao, học sinh sẽ được hỗ trợ học phí lên đến 20 triệu/khóa. Quy định này được áp dụng với tất cả học sinh vừa tốt nghiệp THCS. Với phương pháp giảng dạy đề cao tinh thần tự học, học sinh của trường được đào tạo tay nghề thành thạo dù thời gian khóa học ngắn.
Học sinh của trường được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp sớm nên có khả năng tự lập cao. Sau 3 năm học, các em có thể đi làm và có thu nhập riêng để có thể trang trải kinh phí khi học tiếp lên cao đẳng, đại học. Những em có nhu cầu đi làm sẽ được nhà trường cam kết có công việc phù hợp sau tốt nghiệp.
Các chuyến đi kiến tập giúp sinh viên Việt Giao tiếp xúc với thực tiễn, thực hành tại doanh nghiệp.
Điểm khác biệt tại Việt Giao là học sinh được đào tạo song song chương trình văn hóa THPT (theo hướng giảm tải, chuẩn hóa, tinh gọn) và hệ chuyên ngành. Như vậy, sau 3 năm, các em sẽ nhận văn bằng tốt nghiệp trung cấp chính quy và chứng nhận hoàn chỉnh văn hóa bậc THPT.
Sau khi tốt nghiệp, học viên được quyền dùng bằng trung cấp để đăng ký dự thi đại học chính quy (thay cho bằng THPT) theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
MC Đào Duy - giải "Én bạc" của Người dẫn chương trình 2015 chia sẻ kiến thức, kinh nghiệp làm nghề cho các bạn sinh viên ngành Quản trị dịch vụ giải trí và Tổ chức sự kiện trường Việt Giao.
Giảng viên của trường là những nghệ nhân đầu ngành, thành công trong sự nghiệp, thậm chí là người nổi tiếng. Cùng với phương pháp giảng dạy "cầm tay chỉ việc", học viên được tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn. Được thực hành, cọ xát dưới sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn cao, học viên dễ dàng tích lũy được nhiều kinh nghiệm - ưu thế lớn để xin được việc tốt sau này.
Trường Trung cấp Việt Giao là cơ sở đào tạo các khối ngành dịch vụ giải trí, tổ chức sự kiện, hướng dẫn du lịch, khách sạn resort, kinh doanh ẩm thực - chế biến món ăn cho toàn khu vực miền Trung và miền Nam với thâm niên 20 năm. Năm 2018, 2019 trường nhận được cờ thi đua cho đơn vị tiên phong đầu ngành trong các trường đào tạo nghề tại TP.HCM, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn.
Địa chỉ: Số 193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10, TP.HCM.
ĐT: (028)38349893 - 38348832 - 0979668868 - 0925357357 - 0817777785
Website: www.vietgiao.edu.vn , www.tuyensinhlop10.com
Tuyển sinh lớp 10: Bảng so sánh tỉ lệ 'chọi' NV1 giữa các năm Ngày 4-6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố số liệu ban đầu về việc đăng ký NV1 vào lớp 10 công lập năm học 2020-2021. Học sinh trường THCS Lữ Gia, quận 11 trong một tiết học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới đây đã công bố số liệu ban đầu thí sinh đăng ký...