Càng sợ nước càng phải học bơi
Vào hè, các địa phương đồng loạt phát động phòng chống đuối nước, các phương tiện truyền thông ra rả cảnh báo, nhưng số vụ trẻ em bị đuối nước vẫn cứ diễn ra đều đều.
Một ngày sau khi trường THCS Trung Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) tổng kết năm học, sáng 30/5 tập thể lớp 8A tổ chức buổi liên hoan tại nhà riêng lớp trưởng để chia tay một bạn chuyển trường. Tàn tiệc, một số bạn trở về nhà, 15 em cả nam lẫn nữ đi dã ngoại tiếp. Nhóm học sinh háo hức đèo nhau tới khu vực đập Trại Xanh ở xã Bắc Thành để picnic. Trời nắng nóng, nhóm bạn nổi lửa nướng thịt, nhóm khác ra mép nước nô đùa… Một nữ sinh bất ngờ sảy chân chìm xuống hố. Đám nữ sinh gần đó nhào xuống cứu bạn nhưng rồi nằm luôn dưới đáy đập.
Một ngày tháng 6, nhóm học sinh khác ở xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), nghỉ hè rảnh rỗi rủ nhau ra sông Mã, đoạn qua địa bàn làng Vực xã Vĩnh Ninh tắm mát. Đoạn sông Mã lộng gió, tràn nắng nhưng chẳng có bóng người. Nhóm bạn nô đùa dưới nước không may bị nước cuốn khiến 4 học sinh chết đuối.
Trước kì thi THPT quốc gia, ngày 23/6, hai nam sinh lớp 12 vĩnh viễn nằm lại dưới đoạn sông Lam (đoạn qua huyện Thanh Chương, Nghệ An) trong khi hơn 800.000 bạn đồng trang lứa khác bước vào phòng thi THPT quốc gia 2019.
Những cái chết thương tâm lặng lẽ dưới hồ, ao, sông… diễn ra liên tục và chưa bao giờ dừng lại. Có những vụ đuối nước tập thể khiến cả xã bao trùm một màu trắng tang thương, hiu hắt. Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng đuối nước thương tâm khi đang cùng con bơi lội. Đó là trường hợp của một cán bộ địa chính xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An mới tử vong tại hạ lưu đập Bara Đô lương. Trong lúc đưa con đi tắm mát ở khu vực hạ lưu đập- một nơi nguy hiểm không có biển cảnh báo, người bố ấy đã ra đi mãi mãi chỉ vì một phút sơ sẩy.
6 tháng đầu năm 2019, hàng loạt vụ đuối nước tập thể đã xảy ra, mặc cho những chiếc loa ở hàng trăm xã ngoại thành Hà Nội đã ráo riết phát động phong trào phòng chống đuối nước ngay từ đầu hè. Ông Nguyễn Trường Sơn , Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho biết, Việt Nam là một trong những nước có hệ thống sông ngòi đa dạng, phong phú. Hệ thống sông, kênh rạch dày đặc cũng tăng nguy cơ, rủi ro cho trẻ nhỏ. Các em thường rủ nhau ra sông, ra hồ bơi lội. Vào mùa hè, các em được nghỉ, thiếu sự giám sát của thầy cô, bố mẹ nên tỷ lệ đuối nước trong mùa hè tăng cao.
Ngày nhỏ đã từng rất sợ nước, từng một lần suýt chết vì nước, Đoàn Văn Tùng không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành giáo viên dạy bơi tại Hà Nội. “Tôi đã từng rất sợ nước, nhìn thấy nước là sợ. Mỗi lần nghĩ đến giây phút chới với dưới nước, tôi đã thề sẽ không bao giờ cho chân xuống nước. Nhưng rồi lên đại học, tôi lại thích thể dục thể thao. Tôi đầu quân học Khoa Giáo dục thể chất, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Rồi tôi học bơi, học gym… thành ra nghiện những môn thể thao tăng cường sức khỏe”.
Đoàn Văn Tùng hiện đang làm Quản lý điều hành bể bơi và Trung tâm dạy bơi tại CLB Bơi Diamond Đường bơi xanh, Khu đô thị Gold mark 136 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội. Là một thầy giáo dạy bơi có thâm niên gần chục năm, Tùng cho biết: “Từ khi học bơi, tôi bớt sợ nước hơn, tôi tiếp xúc với nước nhiều hơn. Khi biết bơi, tôi thấy mình tự tin hơn rất nhiều. Cũng vì một lần suýt đuối nước nên tôi đã theo và dạy bơi phổ cập cho các bạn nhỏ tại Hà Nội, Hưng Yên… với mong muốn không còn đứa trẻ nào sợ nước, gặp bất cứ bất trắc nào chúng cũng có thể xử lý, tự cứu mình… Cuộc sống cần rất nhiều kỹ năng, trong đó kỹ năng bơi là điều cần thiết. Phòng chống đuối nước quan trọng và liên hệ mật thiết đến sự phát triển sống còn của trẻ”.
Video đang HOT
Theo anh Tùng, bơi lội là môn thể thao tốt cho sức khỏe, ít chấn thương nhất trong tất cả các môn thể thao vận động, vì thế bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể theo học: “Nhiều trẻ rất sợ nước và nhút nhát, chúng có thể sẽ khó khăn hơn khi tiếp cận môn bơi, sẽ học bơi lâu hơn các bạn đồng trang lứa, nhưng là thầy giáo – tôi luôn cố gắng tâm huyết hơn với những trường hợp đó, động viên phụ huynh không bỏ cuộc. Cố gắng từng ngày từng ngày một, chỉ cần nhìn thấy các bé dám thò chân xuống nước, dám mặc đồ bơi, dám khua tay khua chân theo hướng dẫn của thầy… đã là quá hạnh phúc rồi. Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ vượt qua được nỗi sợ nếu có người lớn đồng hành và theo sát”.
Bơi là môn học thú vị cho trẻ em nhưng không được nhiều phụ huynh quan tâm đưa con đến bể bơi. Hiện tại số lượng học sinh của bên mình là khoảng hơn 50 cháu và số lượng đang tăng lên. Tùng nói thêm, mỗi ngày ở nơi Tùng quản lý có 4 ca, sáng 2 ca và chiều 2 ca, mỗi ca khoảng gần chục trẻ. Số lượng trẻ tập bơi mỗi ca chỉ dưới 10 cháu để HLV, có thể chuyên tâm dạy cho từng em. Tuy nhiên, số lượng trẻ học bơi hiện nay chưa thấm vào đâu so với số lượng trẻ đông đúc trên địa bàn.
“Bên cạnh nhiều phụ huynh đầu tư cho con học bơi, còn không ít phụ huynh vẫn coi học bơi là vui hè, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Nghĩa là con trẻ biết bơi hay không không quan trọng – đó là suy nghĩ sai lầm. Trẻ được học bơi vừa học được thêm được một kỹ năng quan trọng, vừa tự tin hơn, tăng cường sức khỏe dẻo dai. Cho con được cơ hội học bơi chính là trao cho con một cánh cửa khám phá thế giới ở một góc độ khác, rất thú vị. Trẻ từ 5-6 tuổi trở lên hoàn toàn có thể học bơi. Dưới tuổi ấy, phụ huynh có thể cho các con ra bể bơi làm quen với nước” – Tùng nói.
Đoàn Văn Tùng đưa lời khuyên, với những trẻ bị sợ nước hay tâm lý nhút nhát, phụ huynh đừng lo lắng khi dẫn con đến bể bơi. Điều phiền toái nhất chỉ là thời gian học của các con sẽ kéo dài hơn một chút thôi, chứ tất cả nỗi sợ sẽ qua đi nhanh chóng khi các con được thầy cô dạy khám phá nước, chơi dưới nước… “Giai đoạn đầu các thầy sẽ làm tâm lý với trẻ, để trẻ tự tin hơn khi tiếp xúc với nước. Với kinh nghiệm dạy bơi của mình, tôi thấy những cháu lúc đầu sợ nước sau khi qua giai đoạn làm quen với nước và nổi trên mặt nước, các con sẽ vô cùng thích thú, tự tin hơn rất nhiều. Các giai đoạn sau của môn bơi các con sẽ bơi rất giỏi và hoàn toàn có thể hoàn thành khóa bơi xuất sắc”.
Thiết kế: Mẫn San
Việt Đan
Theo ngaynay
Phòng tránh đuối nước bằng chủ động dạy kỹ năng bơi lội
Mỗi dịp mùa hè đến cũng là thời điểm số vụ tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước ở trẻ em gia tăng. Những vụ tai nạn thương tâm có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn, thiếu kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích ở trẻ em.
Thực trạng này là tiếng chuông cảnh báo về nạn đuối nước ở trẻ em với các cấp, ngành địa phương và gia đình.
Còn nhiều nguy cơ đuối nước
Chỉ cần gõ cụm từ "đuối nước ở Nghệ An", công cụ tìm kiếm Google đã hiển thị hàng loạt vụ việc thương tâm. Chỉ trong 1 tháng qua, tại Nghệ An đã có trên 10 trường hợp tử vong do đuối nước, chủ yếu là các em học sinh. Điều đáng nói, so với các năm trước, những con số đáng báo động này không hề suy giảm.
Mới đây, do thời tiết nắng nóng, cuối buổi chiều ngày 23/6, nhiều người lớn và trẻ em đã ra sông Lam, đoạn qua xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để tắm. Do sơ sẩy, 3 em học sinh Nguyễn Thế Hoàng (13 tuổi), Nguyễn Quang Thông (18 tuổi) và Nguyễn Gia Tiến (18 tuổi) đều trú ở xã Thanh Tường đã bị đuối nước tử vong.
Một buổi dạy phương pháp cấp cứu cho người bị đuối nước.
Thương tâm hơn, vào khoảng 8 giờ 25-6, tại địa bàn xóm 3 xã Đại Sơn - Đô Lương đã xảy ra vụ đuối nước. Nạn nhân là cháu Lê Anh Công sinh năm 2012, cháu đi xuống ao vớt cá mà không có sự trông coi của người lớn và bị đuối nước dẫn đến tử vong. Những vụ việc thương tâm trên phần lớn do thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn.
Một vấn đề đặt ra là, sau 9 tháng được nhà trường quản lý, học sinh an toàn hơn trước tai nạn đuối nước. Vậy tại sao những vụ việc chủ yếu lại xảy ra vào mỗi dịp hè? Đây là câu hỏi mà mỗi phụ huynh và cả nhà trường, các tổ chức có trách nhiệm với các em phải suy nghĩ.
Ngoài lý do các bậc bố mẹ vì công việc mà thiếu quản lý con cái thì có một thực tế là: thời gian chính khóa trong chương trình giáo dục đang "bóp nghẹt" những buổi ngoại khóa, trải nghiệm thực tế của học sinh. Điều quan trọng để phòng tránh đuối nước cho học sinh là dạy các em phải biết bơi thì phần lớn các nhà trường chưa thể thực hiện, bởi vậy, các em đang rất thiếu kỹ năng sinh tồn khi gặp nguy hiểm.
Thời gian nghỉ hè là thời gian trải nghiệm thực tế đối với trẻ em, học sinh, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn. Thiếu sân chơi cộng với thời tiết nắng nóng dễ dẫn các em đến với sông hồ và nguy cơ đuối nước luôn rình rập ở đây. Tai nạn đuối nước có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu các nhóm học sinh vẫn chọn hồ đập làm điểm đến để vui chơi, liên hoan chia tay cuối năm mà không xin phép nhà trường cũng như gia đình.
Những vụ đuối nước thương tâm đã cho thấy: Thực tế khác quá xa với những điều các học sinh được biết. Năm nào cũng vậy, khi được bàn giao chịu trách nhiệm chính đối với trẻ em và học sinh trong mỗi dịp hè, các cấp Đoàn đều không khỏi lo lắng, bởi những hoạt động cấp tốc trong một thời gian ngắn không thể giúp hoàn thiện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình của các em.
Chủ động nhiều biện pháp phòng chống đuối nước
Cũng phải thấy rằng, từ nhà trường cho đến xã hội đang thiếu cơ sở hạ tầng để dạy bơi cho học sinh. Đặc biệt ở các huyện, điều này lại càng ít được quan tâm.
Chứng kiến từng đoàn học sinh kéo nhau về trung tâm vui chơi do một cá nhân xây dựng ở huyện Yên Thành để đá bóng, thỏa thích bơi lội mới biết những sân chơi an toàn trong hè là nhu cầu bức thiết như thế nào đối với các em. Những vụ việc đuối nước thương tâm chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều khi có những trung tâm như thế này, dù mô hình này vẫn chưa phổ biến tại các địa phương cấp huyện.
Em Tô Thị Phương Mai, học sinh huyện Yên Thành bộc bạch: "Chúng cháu rất vui khi được đến trung tâm vui chơi giải trí để chơi, vừa bổ ích, vừa an toàn". Chia sẻ của anh Trần Trọng Phong - Chủ Trung tâm vui chơi giải trí Phong Liên, huyện Yên Thành: "Quan điểm của tôi, không chỉ ở Yên Thành mà các huyện lẻ khác nên có cơ chế ủng hộ, tạo điều kiện để xây dựng các điểm vui chơi cho các cháu, vừa đảm bảo an toàn, vừa bổ ích, nhất là trong dịp nghỉ hè".
Còn ở TP Vinh, với đặc thù riêng, TP Vinh cũng tiềm ẩn những nguy cơ đuối nước rất cần được cảnh báo. Các bể bơi là một trong các điểm đến thu hút người dân trong đó có nhiều trẻ em đến giải nhiệt trong mùa hè.
Theo thống kê, hiện nay ở thành phố Vinh có khoảng 11 bể bơi cố định và 3 bể bơi di động. Việc học bơi là rất cần thiết tuy nhiên nếu phụ huynh hoặc hướng dẫn viên lơ là, thiếu sự giám sát cũng dẫn đến nguy cơ đuối nước. Tai nạn dễ xảy ra từ tình huống chuột rút hay các sự cố đột ngột của cơ thể.
Cho đến thời điểm hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã rà soát các điểm đen có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ và tiến hành cắm biển báo nguy hiểm. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền rộng rãi về các biện pháp phòng, chống đuối nước đến trẻ em và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Riêng TP Vinh đã cắm 86 biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra đuối nước. Tổ chức dạy và hướng dẫn kỹ năng bơi, cách bảo vệ an toàn cho các em học sinh ngay tại trường học và các bể bơi. Hỗ trợ áo phao tại các điểm dạy bơi, thành lập các tổ thanh niên tự quản, tham gia tuần tra theo dõi và phát hiện các vụ việc để kịp thời xử lý.
Thực tế cho thấy, nguy cơ tai nạn đuối nước không chỉ xảy ra tại ao hồ sông suối hay bể bơi mà có thể xẩy ra ngay trong nhà với các tình huống ít ai ngờ tới. Vì thế, ngoài việc trang bị cho các em những kỹ năng kiến thức phòng, tránh và ứng phó tình huống về tai nạn đuối nước, điều quan trọng nhất đó là rất cần sự quản lý giám sát của gia đình, cộng đồng, để mùa hè của con trẻ thực sự an toàn và bổ ích.
Một người chết đuối tại bãi tắm tự phát
Chiều 28-6, tại khu vực hạ lưu đập Bara Đô Lương (tỉnh Nghệ An) xảy ra vụ đuối nước thương tâm. Khi đang tắm cùng 2 con gái và 1 cháu nhỏ ở đập, anh Nguyễn Văn Toàn (SN 1977) trú tại xã Đông Sơn bị sẩy chân xuống hố cát sâu và tử vong. Trước khi bị đuối nước, anh Toàn cùng 3 cháu nhỏ tắm tại đập Bara, trong đó có 2 cháu gái là con của anh Toàn (1 cháu học lớp 6 và 1 cháu học lớp 1). Trong quá trình tắm, anh Toàn và 3 cháu nhỏ bị sẩy chân chới với tại một hố hút cát sâu hơn 2m, đường kính khoảng 10m. Lúc đó, anh Toàn bị chìm xuống trước. Mọi người từ xa nhìn thấy liền nhảy xuống cứu 3 cháu nhỏ, còn anh Toàn đã chìm sâu xuống dưới nước. Một lúc sau, người dân mới vớt được thi thể anh Toàn.
Điều đáng báo động là tại bãi tắm tự phát dưới thân đập Bara mỗi ngày có hàng trăm người đến tắm. Tuy nhiên nhiều người không biết bơi và cũng không mặc áo phao, nguy cơ đuối nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào, người dân cần thận trọng khi đi tắm ở các bãi tắm tự phát - MT
Minh Tâm
Theo CAND
Giải pháp nào phòng tránh tai nạn đuối nước trẻ em? Hàng loạt vụ đuối nước thương tâm xảy ra gần đây trên cả nước đã thực sự gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ thiếu kỹ năng mềm về phòng chống đuối nước và bơi lội. Cùng với nhiều giải pháp song hành thì đưa môn bơi vào chương trình giáo dục thể chất trong trường học sẽ là "chiếc...