Căng mình đón “heo vàng” vào lớp 1
Lứa học sinh vào lớp 1 năm học 2013 – 2014 (sinh năm “heo vàng” 2007) tăng cao so với mọi năm và tăng hơn số học sinh lớp 5 chuyển cấp nên nhiều trường tiểu học ở TPHCM phải đặt ra nhiều phương án đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ.
Những khảo sát ban đầu đã cho thấy số học sinh (HS) vào lớp 1 năm học 2013 – 2014 tại TPHCM tăng mạnh với năm học trước. Ngoài ra, số HS vào lớp 1 vượt xa HS lớp 5 tốt nghiệp nên sẽ gây căng thẳng cho các trường tiểu học.
Sĩ số lớp học sẽ tiếp tục được “chèn” trong năm học 2013 – 2014 để đủ chỗ cho học sinh lớp 1.
Theo như kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2013 – 2014, TPHCM sẽ có trên 108.700 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, trong khi chỉ tiêu lớp 5 lên lớp 6 là trên 88.000 HS.
Số lượng trẻ 6 tuổi tăng mạnh tập trung ở các quận vùng ven như Q. Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Q. 12…, số lượng trẻ 6 tuổi tăng mạnh với năm trước. Như Q. Bình Tân khoảng 10.000 trẻ 6 tuổi, tăng 3.000 so với năm học trước và hơn gấp đôi so với HS lớp 5 ra trường, Gò Vấp tăng khoảng 3.000, Q. Tân Phú tăng khoảng 1.000 em… Và sẽ không ngừng tăng khi công tác kiểm tra phổ cập kéo dài vào năm học và phát sinh thêm từ dân nhập cư đổ về.
Học sinh tăng, giảm đủ thứ
Video đang HOT
Tỷ lệ đầu vô và đầu ra quá chênh lệch, TPHCM cần có thêm hàng chục ngàn chỗ học mới cho HS tiểu học. Nhiều quận có thêm trường mới vẫn không thể tránh được tình trạng quá tải, chưa kể nhiều địa bàn không có trường học mới được mở trong năm nay. Điều này buộc các quận phải lên nhiều phương án như tăng sĩ số lớp, cắt giảm bán trú, giảm số lớp học 2 buổi/ngày… Và muốn hay không điều này cũng sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục.
Q. Bình Tân, chênh lệch HS ra – vào trường tiểu học khoảng 5.000 HS, quận có thêm 2 trường tiểu học được xây mới nhưng cũng chỉ đủ để đón 4.000 chỗ cho HS học 1 buổi. Còn khoảng 1.000 học sinh sẽ được sắp xếp về các trường trong quận trên cơ sở tăng sĩ số lớp hoặc giảm tỉ lệ HS 2 buổi/ngày và khả năng phải giảm tỉ lệ bán trú xuống còn khoảng 20%.
Ở quận Tân Phú, theo tính toán ban đầu, sĩ số bình quân sẽ tăng lên 44 HS/lớp cũng chỉ giải quyết được phần nào số HS tăng. Hơn nữa, tỉ lệ bán trú ở tiểu học ở quận này vốn đã rất thấp, chỉ chiếm khoảng 22%, giờ đứng trước nguy cơ phải giảm tiếp.
Nhiều trường tiểu học ở TPHCM sẽ giảm hoặc xóa bán trú để đón “heo vàng”.
Tại Gò Vấp, cần thêm hàng ngàn chỗ học mới nhưng không có trường học mới nên nhiều phương án như tăng sĩ số lớp, giảm bán trú, giảm số lớp học 2 buổi sẽ được áp dụng triệt để.
Bà Phan Thúy Trang – Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp) cho hay, trường chỉ có 9 lớp 5 ra trường nhưng dự tính phải đón số HS vào lớp 1 rất đông, khoảng trên 600 em, gấp đôi so với năm học và rồi. Để đảm bảo chỗ học cho HS lớp 1 thì buộc phải giảm và thậm chí xóa tổ chức bán trú rất cao.
Ông Lê Ngọc Điệp – Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, khi số lượng HS tăng thì phương án cần thiết nhất là tăng trường, tăng lớp. Tuy nhiên, trường lớp mở mới không theo kịp số HS thì sẽ dẫn đến tình trạng tăng sĩ số lớp, giảm số lớp học 2 buổi, giảm bán trú.
Ngoài ra, tuy việc tăng số lượng HS lớp 1 chủ yếu chỉ tập trung ở các quận vùng ven, nơi dân nhập cư đông. Nhưng lại có thể dẫn đến áp lực cho các trường ở các quận nội thành do hệ lụy của việc việc chạy trường xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh muốn con được tham gia bán trú, được học hai buổi…
Theo 24h
"Nỗi nhục" học sinh... tiên tiến
Con đạt học sinh tiên tiến, thay vì dành cho con động viên, vị phụ huynh lại tức tốc lên phòng ban giám hiệu nhà trường bày tỏ sự bức bối vì con mình học chỉ được tiên tiến thì... nhục quá!
Ban giám hiệu, giáo viên ngỡ ngàng trước thái độ của vị phụ huynh, nhất là việc bà mẹ lặp đi lặp lại từ "nhục" để nói về nỗ lực của con. Họ phân tích cho phụ huynh hiểu, kết quả tiên tiến phù hợp với lực học của cháu, là một điều rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên, vị phụ huynh vẫn "đau đáu" nói rằng với danh hiệu học sinh tiên tiến, đứa con làm mình không còn mặt mũi nào để nhìn ai. Việc học của đứa bé đang rất ổn nhưng vì kết quả đó nên phụ huynh quyết tâm bắt con đi học thêm để phải đạt học sinh giỏi, xuất sắc.
Câu chuyện xảy ra tại một trường tiểu học ở Q.1, TPHCM vỡ lẽ ra rất nhiều điều về "căn bệnh" thành tích dường như đã ăn sâu vào máu của nhiều người.
Cách cho điểm theo thành tích như hiện nay dễ làm học trò ngộ nhân về khả năng của mình.
Phụ huynh không chấp nhận khi năng lực của con được đánh giá đúng, thay vào đó cái họ cần là con phải đạt được thành tích cao nhất, để có thể "mở mày mở mặt" với mọi người, cho dù kết quả đó có phù hợp với khả năng của con hay không. Đòi hỏi này từ cha mẹ có thể tiếp tay cho đứa trẻ bất chấp mọi cách không kể đúng sai, miễn sao đạt điểm cao.
Qua câu chuyện đó còn cho thấy cách chấm điểm ở trường học của chúng ta đang rất có vấn đề. Thậm chí là vấn đề nghiêm trọng khi mà một đứa trẻ đạt học sinh tiên tiến, lẽ ra được khen ngợi, động viên thì em bị bố mẹ xem như một "nỗi nhục". Phải chăng điều này xuất phát từ lý do hiện nay, tỷ lệ học sinh giỏi, nhất là ở bậc tiểu học quá nhiều, có lớp đến 90%, thậm chí 100% em nào cũng giỏi. Khi học sinh giỏi được xem là bình thường thì những em chỉ đạt tiên tiến sẽ trở thành "cá biệt".
Ai cũng hiểu tỷ lệ học sinh giỏi quá nhiều như hiện nay không đúng với thực tế. Cách chấm điểm chạy theo thành tích dễ làm học trò mất đi động lực để cố gắng, các em ngộ nhận về khả năng của mình và khó biết đâu hạn chế, điểm yếu của bản thân để khắc phục.
Như lời một nhà giáo ở TPHCM chia sẻ, cách cho điểm hiện nay đang làm "hỏng" học trò: "Các em đi học toàn điểm 9, điểm 10, ai cũng là học sinh giỏi, ở bậc đại học cũng diễn ra tình trạng... "lạm phát" sinh viên giỏi. Nhưng giỏi ở đâu khi sinh viên chúng ta ra trường phần lớn không đáp ứng được yêu cầu thực tế, toàn phải đào tạo lại?".
Theo Dantri
Áp lực "con nhà nòi" chọn nghề Sở thích không trùng với nghề nghiệp truyền thống gia đình, không ít học trò khổ sở vì áp lực phải theo nghề bố mẹ. Khi đó "lối đi riêng" của các em thường gặp phản ứng dữ dội từ người thân. Được chọn nghề từ... trong bụng Em Nguyễn Mạnh Tiến, học sinh lớp 11 ở TPHCM cho hay từ nhỏ, em...